Hai người ở Đồng Nai bị chó dại vô chủ cắn
Sau khi bị chó dại cắn, 2 bệnh nhân đã được tiêm một mũi vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại.
Khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện lạ nghi bệnh dại, hãy báo ngay chính quyền địa phương để được giải quyết. Ảnh: Freepik.
Các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai cho biết 2 người bị chó dại vô chủ cắn trên địa bàn ấp 3, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch. Đây cũng l à ổ dịch dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.
Hai người này bị chó dại cắn vào ngày 19/2. Bệnh nhân là bà V.T.K.L. (50 tuổi), bị chó dại cắn một vết vùng cẳng chân trái, vết thương nông, có chảy máu ít. Bà L. đã tiêm một mũi vaccine phòng dại và một mũi huyết thanh kháng dại.
Video đang HOT
Tương tự, bé N.H.P. (3 tuổi) cũng bị chó dại cắn nhiều vết, vùng gót chân trái chảy máu nhiều. Bé được tiêm một mũi vaccine phòng dại và một mũi huyết thanh kháng dại tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Từ kết quả điều tra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị Trung tâm y tế huyện Nhơn Trạch phối hợp UBND xã tăng cường truyền thông đến người dân, không chủ quan với dịch bệnh dại lây truyền từ động vật sang người. Khi bị chó, mèo cào cắn, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiêm phòng bệnh dại.
Khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện lạ nghi bệnh dại, hãy báo ngay chính quyền địa phương để được giải quyết. Hộ gia đình có nuôi chó, mèo trong khu vực xích, nhốt, theo dõi các con vật có tiếp xúc với con vật lên cơn dại trong vòng 14 ngày. Sau đó, người dân cần thông báo ngay với chính quyền khi có những biểu hiện bất thường.
Khó thở khi uống nước, một thanh niên tử vong do bệnh dại
Đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận bốn trường hợp tử vong vì bệnh dại trên địa bàn.
Ngày 26-2, một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk xác nhận trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp thứ tư tử vong vì bệnh dại.
Lực lượng chức năng tiêm phòng bệnh dại trên địa bàn Đắk Lắk. Ảnh: CDC Đắk Lắk
Người vừa tử vong là anh YLWN (28 tuổi, ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk).
Trước đó, ngày 23-2, anh YLW xuất hiện các triệu chứng khó thở, tức ngực khi uống nước, được người nhà đưa đi khám và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn đối với anh YLW. Đến 22 giờ 30 ngày 25-2, anh YLW tử vong.
Theo lời khai của người nhà, cách ngày nhập viện khoảng bốn tháng, anh YLW bị chó cắn trúng tay trái nhưng không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Theo thống kê của CDC Đắk Lắk, từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có bốn trường hợp tử vong vì bệnh dại. Những người tử vong đều bị chó cắn vào tay hoặc chân nhưng không tiêm phòng bệnh.
Lãnh đạo CDC Đắk Lắk cho biết, trước việc nhiều người tử vong vì bệnh dại trong thời gian qua, đơn vị đã có báo cáo tham mưu để Sở Y tế Đắk Lắk trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo trên địa bàn.
"Chúng tôi vừa ký báo cáo tham mưu, đề xuất Sở Y tế phối hợp cùng Chi cục thú y và các địa phương mở rộng tiêm chủng cho chó, mèo nuôi và một số biện pháp khác nhằm phòng chống bệnh dại", lãnh đạo CDC Đắk Lắk thông tin.
Theo CDC Đắk Lắk, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dại, người phát bệnh dại gần như tử vong 100%.
Tuy nhiên, bệnh dại có thể phòng tránh được. CDC Đắk Lắk khuyến cáo người dân phải phòng bệnh bằng cách tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Đặc biệt, khi bị chó, mèo cắn, người dân phải đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng bệnh dại kịp thời.
2 ổ dịch thủy đậu ở Hải Dương đã được khống chế 2 ổ dịch thủy đậu ở Trường Tiểu học xã Phạm Trấn (Gia Lộc) và Trường Tiểu học xã Thanh Lang (Thanh Hà, cùng tỉnh Hải Dương) đã được khống chế. Ổ dịch thủy đậu ở Trường Tiểu học Phạm Trấn không xuất hiện ca mắc mới Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cho biết, tới ngày 16/2,...