Hai người Nga ở Vũng Tàu tái dương tính với SARS-CoV-2
Các bệnh nhân vừa có kết quả tái dương tính với SARS-CoV-2 di chuyển từ Khánh Hòa vào TP.HCM bằng máy bay, sau đó đi xe khách về Vũng Tàu.
Thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công bố sau khi nhận được kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM. Các trường hợp tái dương tính là hai mẹ con từ Nga sang Việt Nam để sum họp cùng chồng đang làm việc tại Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.
Trước đó, hai người này xuất phát từ sân bay Moscow (Nga) ngày 23/11/2020 và đến sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) ngày 24/11/2020. Họ được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 26/11/2020. Hai mẹ con được chuyển vào cách ly tập trung tại Trung tâm Y tế huyện Cam Lâm, trở thành bệnh nhân số 1333 và 1334.
Sau thời gian điều trị bệnh, ngày 25/12/2020, họ được đưa đến cách ly tại một khách sạn trên đường Hùng Vương, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đến 7/1, các bệnh nhân này hoàn thành cách ly. Trong thời gian này, họ được lấy mẫu xét nghiệm hai lần và có kết quả âm tính.
Nhân viên y tế làm việc trong khu vực cách ly của Bệnh viện 199 tại Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Giám.
Video đang HOT
Ngày 7/1, người chồng (đang sinh sống và làm việc tại Vũng Tàu) ra Nha Trang để đón hai mẹ con về Vũng Tàu. Chiều 8/1, gia đình này đã lên chuyến bay số hiệu VN6203 đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vào chiều tối cùng ngày. Khoảng 20h, họ lên một xe khách (đã xác định được xe và tài xế) để về thành phố Vũng Tàu lúc 22h30.
Ngày 9 và 10/1, Trung tâm Y tế Vietsovpetro đã lấy mẫu bệnh phẩm của hai mẹ con để gửi Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM, xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Đơn vị đã khẩn trương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa hai người này đi cách ly tập trung tại huyện Long Điền, đồng thời khử khuẩn các khu vực liên quan.
Bên cạnh đó, 3 ca tiếp xúc gần (F1) gồm chồng của ca bệnh và hai nhân viên y tế đã được xác định và cách ly tập trung. Ngoài ra, 21 ca F2 đang được theo dõi giám sát và thực hiện cách ly tại nhà.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã lấy mẫu bệnh phẩm của hai người này để gửi Viện Pastuer TP.HCM xét nghiệm.
Vụ tổ chức đám tang cho bệnh nhân Covid-19 Đà Nẵng: "Là sự cố rủi ro ngoài ý muốn"
Lãnh đạo Bệnh viện 199 cho hay do bệnh nhân có diễn biến xấu đi và người nhà nguyện vọng được đưa về nên bệnh viện đã chấp thuận dựa trên 3 lần xét nghiệm Covid-19 âm tính trước đó.
Ngày 30-8, bác sĩ Trần Quang Pháp, Phó Giám đốc Bệnh viện 199 (trực thuộc Bộ Công an - đóng tại TP Đà Nẵng) cho biết Sở Y tế TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với bệnh viện về trường hợp bệnh nhân 1040.
Trả lời Báo Người Lao Động, bác sĩ Pháp cho hay sự cố bệnh nhân 1040 là "rủi ro ngoài ý muốn" trong phòng chống dịch Covid-19. Bệnh viện này sẽ xem xét để rút kinh nghiệm vấn đề xử lý kết quả xét nghiệm cho các bệnh nhân có diễn tiến bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện, không để xảy ra trường hợp tương tự.
Theo bác sĩ Pháp, ngày 13-8, Khoa Hồi sức của Bệnh viện 199 tiếp nhận bệnh nhân (ông T.P.H, SN 1965, trú thôn Thạch Bồ, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) từ Bệnh viện Đà Nẵng. Lúc này bệnh nhân đã có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, lần gần nhất là vào ngày 9-8 tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 14-8, Bệnh viện 199 lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân này và có kết quả âm tính.
Đến ngày 27-8, bệnh nhân này tiếp tục được Bệnh viện 199 lấy mẫu cùng với các bệnh nhân khác. Cũng trong ngày này, bệnh nhân có diễn tiến nặng dần, tiên lượng tử vong. Bệnh viện đã có giải thích với người nhà về tình hình của bệnh nhân trên. Lúc này, người nhà có nguyện vọng xin bệnh viện cho bệnh nhân được về nhà.
Khi đó, Bệnh viện 199 chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 cho bệnh nhân trên do mới lấy mẫu trong ngày. "Về nguyên tắc, bệnh nhân đã lấy mẫu thì phải chờ có kết quả. Tuy nhiên trường hợp này bất khả kháng. Người nhà muốn theo phong tục, xin bệnh nhân về để tử vong tại nhà. Nếu bệnh viện không cho về thì cũng khó" - bác sĩ Pháp cho hay.
Vì vậy, dựa trên kết quả âm tính 3 lần trước đó, bệnh viện đã giải quyết cho người nhà đưa bệnh nhân H. về lúc 22 giờ ngày 27-8. Sau khi về nhà, đến 23 giờ 55 phút cùng ngày thì bệnh nhân H. tử vong. "Dù chưa có kết quả lần 4 nhưng xét trong tình thế trên cũng khó. Nếu nói chờ kết quả thì người nhà không chịu và có thể sẽ phản ứng. Ngay trong đêm đó, bệnh nhân có dấu hiệu xấu đi nên bệnh viện không còn cách nào khác" - bác sĩ Pháp lý giải.
Khu điều trị nội trú bên trong Bệnh viện 199 - Bộ Công an
Phó Giám đốc Bệnh viện 199 thừa nhận, tình huống trên rất khó xử lý mà "chỉ người trong cuộc mới hiểu". "Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sẽ có phương án nhanh và sớm hơn đối với việc thực hiện sớm các xét nghiệm liên quan đến bệnh nhân nặng" - bác sĩ Pháp nói. Cũng theo bác sĩ này, một lần chạy máy xét nghiệm khoảng hơn 90 mẫu. Trước đó, để giải quyết tình thế cấp bách đối với các ca bệnh nặng, bệnh viện đã chấp nhận lỗ để giải quyết một số ít mẫu dù chưa đủ số lượng. Tuy nhiên, do tình huống bệnh nhân 1040 diễn tiến nặng trong đêm nên đã xảy ra sự cố trên.
Hiện tại, Bệnh viện 199 đã cách ly hoàn toàn 6 người nhà, 6 bệnh nhân và 21 nhân viên y tế tại Khoa hồi sức, nơi bệnh nhân 1040 điều trị trước khi tử vong. Kết quả xét nghiệm của những người này đều đã âm tính với SARS-CoV-2.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, sau khi bệnh nhân H. tử vong tại nhà ở thôn Thạch Bồ thì sáng 28-8 người nhà đã tổ chức đám tang. Cụ thể từ 7 giờ, ban nhân dân thôn đến nhà bệnh nhân để chuẩn bị đám tang; từ 10 đến 12 giờ, tiến hành tẩm liệm. Tham gia tẩm liệm có 3 người dân trong thôn và anh em, họ hàng, bà con của bệnh nhân; từ 12 giờ có nhiều người đến viếng đám tang.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 của bệnh nhân trong tối 28-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng lập tức thông báo Trung tâm Y tế Hòa Vang báo cáo UBND huyện Hòa Vang để dừng các hoạt động tang lễ và thiết lập cách ly khu vực thôn Thạch Bồ. Đến 9 giờ ngày 29-8, bệnh nhân được Trung tâm Cấp cứu 115 vận chuyển đi hỏa táng theo quy định. Chiều 29-8, Bộ Y tế đã công bố bệnh nhân trên là ca bệnh 1040.
Ngày 29-8, ngành y tế đã lấy mẫu 74 trường hợp tiếp xúc gần tại nhà bệnh nhân, bao gồm Ban nhân dân thôn, người tẩm liệm, họ hàng, anh em và những người dự đám tang. Dân số tại tổ 4 thôn Thạch Bồ có khoảng hơn 400 người. Ngoài ra, cơ quan y tế đã xác định F1 ở các địa phương khác và đã lấy mẫu xét nghiệm 20 trường hợp.
Bệnh nhân 1040 mất trước khi được khẳng định mắc COVID-19 Bệnh trở nặng khi đang nằm tại Bệnh viện 199 (Đà Nẵng) và được gia đình đưa về và mất tại nhà trước khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Cụ thể, trường hợp này là bệnh nhân số 1040, T.P.H (55 tuổi, trú thôn Thạch Bồ, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang). Ngày 23/7 đến 13/8, bệnh nhân được điều trị...