Hai người mẹ đi tìm nụ cười cho cậu bé bị biến dạng sọ mặt
Vừa bước chân vào phòng khám để gặp em Dũng, tôi được nghe những lời động viên ân cần nhưng vô cùng cứng rắn: “Có mẹ đây, mẹ và các bác sĩ sẽ cẩn thận, Dũng cố lên một xíu nữa nhé”.
Bé Dũng cùng bác sĩ Phương (ngồi, đeo kính, bên phải Dũng) – ẢNH: BÁC SĨ CUNG CẤP
10 năm đi khắp các bệnh viện điều trị cho con
Trước mắt tôi là một bé trai 10 tuổi (tên Dũng, ngụ Đắk Lắk, đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) mang khung sắt kỳ lạ bao phủ cả khuôn mặt, đang được các bác sĩ điều chỉnh khung xương hàm. Giọng nói mà tôi nghe được là từ mẹ của Dũng, chị Tiên, người phụ nữ có dáng vẻ mảnh mai và đôi mắt đầy nghị lực.
Chị Tiên cho biết, không may mắn như các chị em của mình, em Dũng sinh non vào tuần thứ 28, chỉ nặng 1,2 kg. Vì vậy, khi chào đời, các bộ phận trên cơ thể Dũng chưa được hoàn thiện. Khiếm khuyết lớn nhất là dị tật xương hàm bẩm sinh.
Niềm vui chào đón Dũng đến với thế giới chưa được trọn vẹn thì gia đình đã nghe các bác sĩ khuyên nên chuẩn bị tâm lý vì tình trạng của em lúc bấy giờ tiên lượng xấu. Thông tin đó như một “nguồn điện cao thế” xuyên qua giác quan và làm “tê liệt” não bộ của chị.
Nhưng rồi mọi thứ đã bị phá vỡ ngay giây phút ánh mắt sáng rực đầy sự sống của Dũng chạm vào tim chị Tiên. Từ đó, chị hiểu rõ, hành trình tìm lại nụ cười của Dũng sẽ rất cam go. Chị Tiên tự nhủ bản thân mình và con phải mạnh mẽ, kiên định hơn, để Dũng được sống và phát triển một cách bình thường.
Lớn hơn một chút nữa người ta lại bảo Dũng bị câm điếc, không cách nào chữa trị.
Tuy nhiên, với tình thương bao la của một người mẹ, chị Tiên hiểu rõ tất cả các giác quan của Dũng đều bình thường. Từ đó, chị đã “đi từng ngõ gõ từng nhà” khắp các bệnh viện từ Nam chí Bắc. Chỉ cần có thông tin nơi nào có thể giúp được cho con, chị đều không ngần ngại khoảng cách mà tìm đến.
Chị Tiên cùng con trai trên suốt chặng đường 10 năm điều trị – ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Từ khi chào đời đến nay, Dũng đã trải qua hơn 10 cuộc phẫu thuật sửa vòm, sửa môi, sửa mũi.
Video đang HOT
Dũng thừa hưởng ánh mắt sáng, nghị lực và đầy thấu cảm từ mẹ. Chỉ là một cậu bé trai 10 tuổi nhưng Dũng rất kiên nghị. Bên trong dáng người nhỏ bé là một sức sống vô cùng mãnh liệt như chính cái tên của Dũng. Khi tâm sự với chúng tôi, không ít lần chị Tiên đã rơi nước mắt vì nhớ lại những ngày tháng gian truân đã qua. Dũng ngồi bên cạnh, từ tốn lấy khăn giấy nhẹ nhàng thấm từng giọt nước mắt đau thương của mẹ.
Chị Tiên tâm sự, có lúc chị đã cảm thấy lạc quan hơn, có lúc con đường hai mẹ con chị tìm đến gần như rơi vào bế tắc. Những cảm giác chơi vơi ấy như song sắt cứ muốn giam lại mọi nỗ lực của hai mẹ con chị. Rồi khi ôm bé Dũng vào lòng, tình mẫu tử đã đánh thức tri giác của chị, chị hiểu và cảm nhận rõ về “khúc ruột” của mình. Chị biết con mình là một đứa trẻ bình thường, chỉ cần tìm đúng nơi, đúng người.
“Người mẹ” bác sĩ chỉnh hàm mang lại nụ cười
Cuối cùng, mẹ con chị Tiên gặp được phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Lâm Hoài Phương, Phụ trách – Cố vấn chuyên môn khoa Tạo hình Hàm mặt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD), người đã giúp thay đổi cuộc đời Dũng.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, nhận thấy rằng đây là trường hợp dù khó khăn nhưng có thể chữa trị, bác sĩ Phương đã trực tiếp liên hệ với các bệnh viện, bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước với hy vọng sớm tìm ra phương pháp điều trị cho Dũng.
Gần 10 năm qua, người nữ bác sĩ này chính là bạn đồng hành cùng mẹ con Dũng trên hành trình gian nan tìm lại nụ cười cho em.
Bác sĩ Phương cho biết: “Dũng bị biến dạng sọ mặt bẩm sinh, gây thiểu năng xương hàm trên so với hàm dưới, còn gọi là thiểu sản tầng mặt giữa, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, nói, nuốt đặc biệt là khối mặt của bé”.
Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ nhận định tình trạng bệnh của Dũng là một trường hợp khó và phức tạp, cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa điều trị.
Một thời gian phối hợp với bác sĩ chỉnh nha để nong hàm cho bé nhưng toàn bộ khối mặt tầng giữa vẫn bị tụt vào trong làm cho khớp cắn bị đẩy lệch ra sau so với khối mặt trên. Sau một thời gian trăn trở, bác sĩ Phương lại tìm kiếm, liên lạc với các chuyên gia trên thế giới và biết đến kỹ thuật giãn xương bằng khí cụ. Đây là dụng cụ giúp làm giãn xương hàm mà không cần đến phẫu thuật ghép xương, không gây đau đớn, lại sớm mang đến kết quả như mong đợi.
“Việc đeo khí cụ kéo giãn xương hàm giúp em Dũng sớm phục hồi lại xương hàm, mang lại nụ cười cũng như các chức năng khác sớm trở lại bình thường. Dù biết rằng đây là một kỹ thuật khó nhưng tôi vẫn quyết tâm không bỏ qua một cơ hội dù là nhỏ nhất để hoàn thiện nụ cười cho các bệnh nhi và bé Dũng là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam được điều trị bằng phương pháp này”, bác sĩ Phương chia sẻ.
Trường hợp của em Dũng cần giãn thêm 20 cm xương hàm trên. Với khí cụ này, mỗi ngày xương hàm của bé Dũng sẽ giãn ra được 1 mm bằng cách kéo giãn vít khí cụ 2 lần vào thời gian cố định mỗi buổi sáng và chiều.
Dũng trước (bên trái) và đang điều trị bằng khí cụ kéo giãn xương hàm – ẢNH: BÁC SĨ CUNG CẤP
Bác sĩ Phương cho biết bé đã đeo khí cụ kéo giãn xương được hơn 1 tháng. Đến hiện tại, kết quả cho thấy sự tiến triển rất khả quan. Khuôn mặt của Dũng đã có phần cân đối hơn, không còn lép như trước nữa. Sau khi tháo khí cụ, xương hàm sẽ liền lại theo phát triển tự nhiên của bé mà không cần phải can thiệp gì thêm nữa.
Từ một em bé được chẩn đoán ban đầu là câm điếc bẩm sinh, bị lép tầng mặt trên, đến nay xương hàm của em Dũng đã gần như trở nên bình thường, chức năng nhai, nuốt, đặc biệt là giọng nói đã tiến triển rất rõ rệch. Các bác sĩ đánh giá, không lâu nữa, khi khí cụ được tháo ra sẽ là một nụ cười ấm áp với gương mặt sáng ngời của một cậu bé trai đầy nghị lực.
Số phận đã không cho Dũng chào đời may mắn như các bạn đồng trang lứa, nhưng cuộc sống đã cho em hai người mẹ thật tuyệt vời, là chị Tiên và phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Lâm Hoài Phương. Hai người phụ nữ ấy đều có điểm chung là sự yêu thương lớn lao và ước mong chữa trị cho Dũng. Ở độ tuổi lên 10, với Dũng, mẹ em và cô Phương là những “siêu anh hùng” mà em yêu mến và ngưỡng mộ nhất quả đất. Sức mạnh của tình mẫu tử và y đức của người thầy thuốc chính là phương thuốc quý giá giúp chữa lành mọi nỗi đau, hàn gắn mọi khiếm khuyết cho cậu bé.
Mong sao Dũng sẽ mãi vững vàng trên hành trình đầy hi vọng của mình, thắp sáng lên nụ cười mãn nguyện hạnh phúc của chị Tiên và cả gia đình.
Theo phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Lâm Hoài Phương, Phụ trách – Cố vấn chuyên môn khoa Tạo hình Hàm mặt – Răng Hàm Mặt, BV ĐHYD: Kỹ thuật giãn xương bằng khí cụ là kỹ thuật được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải có khí cụ là có thể thực hiện ngay kỹ thuật này. Để thực hiện được phẫu thuật này cần phải có đầy đủ các trang thiết bị y tế tiên tiến để đảm bảo quá trình điều trị, theo dõi bệnh được diễn ra xuyên suốt, đúng quy chuẩn, đúng tiến độ và cho ra những thông số chính xác, mang đến hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh. Đặc biệt, kỹ thuật này phải được thực hiện bởi những chuyên gia có đủ trình độ, tay nghề và kinh nghiệm cao về phẫu thuật sọ mặt – tạo hình sọ mặt.
Kỹ thuật giãn xương hàm bằng khí cụ này mang đến sự phục hồi “diệu kỳ” về mặt thẩm mỹ lẫn các chức năng. Mang đến nhiều cơ hội điều chỉnh khung xương cho trẻ em từ 9-14 tuổi. Nhiều mảnh đời kém may mắn, những nụ cười “bị ẩn giấu” khác sẽ có cơ hội được điều trị, không còn mang mặc cảm suốt đời này nữa.
Theo thanhnien
10 năm cùng mẹ tìm lại nụ cười của cậu bé dị tật xương hàm
Dũng 10 tuổi đeo khung sắt bao phủ cả khuôn mặt đang được bác sĩ điều chỉnh xương hàm, bên cạnh là mẹ bé không ngừng động viên con.
Chị Tiên (Đăk Lăk), mẹ của Dũng, chia sẻ 10 năm trước con trai chị sinh non khi mới 28 tuần thai, chỉ nặng 1,2 kg. Các bộ phận trên cơ thể bé chưa được hoàn chỉnh, khiếm khuyết lớn nhất là dị tật xương hàm bẩm sinh. Bác sĩ khuyên chị nên chuẩn bị tâm lý vì tình trạng của con tiên lượng xấu.
"Lúc đó tâm trạng tôi rối bời, nhưng khi nhìn thấy ánh mắt sáng đầy sự sống của con, tôi tự nhủ bản thân mình phải mạnh mẽ để con được sống và phát triển một cách bình thường", chị Tiên nhớ lại những ngày tháng đã qua. Dũng ngồi bên cạnh nhẹ nhàng cầm tay lau mắt an ủi mẹ.
Bác sĩ Lâm Hoài Phương, cố vấn chuyên môn khoa Tạo hình Hàm mặt - Răng Hàm mặt Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cũng là người đồng hành cùng hai mẹ con nhiều năm nay để điều trị cho bé. Bác sĩ Phương cho biết đây là một trường hợp khó và phức tạp. Dũng bị biến dạng sọ mặt bẩm sinh, ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, nói, nuốt, đặc biệt là khối mặt.
Từ khi chào đời đến nay, Dũng đã trải qua hơn 10 cuộc phẫu thuật sửa vòm, môi và mũi. Các bác sĩ đã tiến hành nong hàm cho bé nhưng toàn bộ khối mặt tầng giữa vẫn bị tụt vào trong làm cho khớp cắn bị đẩy lệch ra sau so với khối mặt trên.
"Sau khi liên lạc với các chuyên gia trên thế giới, tôi biết đến kỹ thuật giãn xương bằng khí cụ giúp làm giãn xương hàm mà không cần phẫu thuật ghép xương và không gây đau đớn. Việc đeo khí cụ giúp bệnh nhi sớm phục hồi lại xương hàm, mang lại nụ cười cũng như các chức năng khác", bác sĩ Phương nói.
Dũng là bệnh nhi đầu tiên tại Việt Nam sử dụng khí cụ kéo giãn xương hàm để chỉnh hình khuôn mặt. Ảnh: N.P
Vài tháng nay bé Dũng đeo một thiết bị khung trên mặt để kéo giãn xương hàm. Bé cần giãn thêm 20 cm xương hàm trên. Mỗi ngày xương hàm của em giãn ra khoảng một mm bằng cách điều chỉnh rộng hơn vít khí cụ hai lần vào mỗi buổi sáng và chiều.
Sau hơn một tháng chữa trị, khuôn mặt của Dũng không còn lép và đã có phần cân đối hơn. Xương hàm của em gần như trở nên bình thường, chức năng nhai, nuốt, đặc biệt là giọng nói có tiến triển rõ rệt.
Dũng chăm sóc em gái sau khi đeo khí cụ hơn một tháng. Ảnh: N.P
Bác sĩ Phương cho biết, đây là kỹ thuật được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Bé Dũng cũng là bệnh nhi đầu tiên sử dụng thiết bị này.
Kỹ thuật giãn xương hàm bằng khí cụ giúp phục hồi về mặt thẩm mỹ và các chức năng khác, điều chỉnh khung xương cho trẻ em từ 9 đến 14 tuổi.
Bức thư tặng mẹ của Dũng nhân ngày 20/10. Ảnh: N.P
Dũng chia sẻ, em không may mắn như các bạn cùng lứa nhưng cuộc sống đã cho em hai người mẹ tuyệt vời. "Mẹ em và bác sĩ Phương là hai người phụ nữ mà em yêu mến và ngưỡng mộ nhất", cậu bé bộc bạch.
Cẩm Anh
Theo VNE
Rối loạn di truyền khiến cô bé thấp hơn 12 cm so bạn cùng lứa Bé gái 10 tuổi nặng 32 kg và cao 125 cm, thấp hơn 12 cm so với chuẩn của trẻ em lứa tuổi này. Cha mẹ đưa bé khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Bác sĩ chẩn đoán bé bị rối loạn di truyền có liên quan đến khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể. Sau một năm điều trị,...