Hai người đàn ông cụt ngón tay ở xứ Nghệ
Không còn đầy đủ các ngón tay nhưng điều đó không ảnh hưởng tới nghị lực vươn tới thành công của hai người.
Cả hai bị mất một phần cơ thể gắn với những câu chuyện cảm động nhưng chính điều đó lại giúp họ, một người vươn lên để thành HLV hàng đầu V-League còn người kia vừa nâng cao chiếc Cup V-League cho đội bóng mới đầu quân.
Rất nhiều người đã không khỏi thắc mắc mỗi lần gọi Âu Văn Hoàn là Hoàn “cụt”. Hậu vệ sinh năm 1989 này vừa cùng Bình Dương vô địch V-League 2014. Như vậy, anh tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập thành tích với hai chức vô địch V-League (lần trước là năm 2011 cùng SLNA) bên cạnh một Siêu Cup và một Cup quốc gia.
Ở tuổi 25, Văn Hoàn đã có trong tay các danh hiệu mà không phải cầu thủ chuyên nghiệp nào cũng có được. Để có được thành công như ngày hôm nay, anh trải qua những bước thăng trầm, vượt qua bao khó khăn mà nó đều xuất phát từ cái biệt danh “cụt” của mình.
Sinh ra trong gia đình nghèo khó ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), Văn Hoàn cũng như bao đứa trẻ khác có tuổi thơ gắn chặt với đồng ruộng. Cuộc sống lam lũ, Văn Hoàn cũng phải cùng bố mẹ lo việc đồng áng. Thế rồi trong một lần giúp bố tuốt lúa, do bất cẩn nên ngón tay của cậu bé loắt choắt này đã bị… nghiền nát. Gia đình hoảng hốt bế Văn Hoàn vào bệnh viện và các bác sĩ đành phải cắt bỏ nguyên ngón tay của cậu bé mới 12 tuổi này.
Tai nạn kinh hoàng đó chi phối nhiều đến suy nghĩ của Văn Hoàn để rồi một năm sau đó anh vào “lò” đào tạo SLNA với hy vọng đổi đời từ bóng đá, giúp gia đình thoát cảnh nghèo khổ.
Có động lực lớn từ gia đình và từ chính bàn tay có ngón bị cụt, Văn Hoàn có những bước tiến bộ kinh ngạc. Trong năm 2011, khi vừa góp phần giúp SLNA đoạt chức vô địch V-League sau 10 năm mỏi mòn chờ đợi thì liền sau đó anh được triệu tập vào U23 Việt Nam tham dự SEA Games 26. Có được bước tạo đà tốt, cứ thế Hoàn “cụt” dần khẳng định mình trong màu áo tuyển.
Năm ngoái, anh được Bình Dương trải thảm đỏ mời về đầu quân với số tiền gần 6 tỷ đồng, cùng với các đồng đội xứ Nghệ như Văn Bình, Trọng Hoàng… Đổi đời từ bóng đá, Văn Hoàn gửi hết tiền về cho bố mẹ thay vì giữ lại tiêu xài, mua sắm. Nhờ đó, gia đình vừa xây cất căn nhà khang trang và lo cho các em của Hoàn ăn học đàng hoàng. Văn Hoàn trở thành hình mẫu cho biết bao đứa trẻ chơi bóng ở xứ Nghệ.
Video đang HOT
Cũng có điểm chung với cậu học trò một thời Văn Hoàn, đó là đi lên từ gia đình nghèo khó, HLV Nguyễn Hữu Thắng bao năm qua luôn xem ngón tay cụt bên phải làm động lực. Sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm công nhân ngành in, gia đình lại đông anh em, động lực Nguyễn Hữu Thắng đến với bóng đá ngoài đam mê còn là một phương cách thoát nghèo.
HLV của CLB SLNA nhớ lại ngày nhỏ ở nhà, bữa cơm gia đình chỉ có cơm và muối vừng, nhiều hôm mẹ anh còn giả vờ nói rằng mình ăn no rồi để nhường cơm cho các con. Với quyết tâm “làm điều gì đó cho bố mẹ”, Hữu Thắng xin vào Trung tâm đào tạo trẻ SLNA và không ngờ sau đó mình lại trở thành trụ cột của đội bóng xứ Nghệ với chiếc băng đội trưởng trên tay trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước.
Đá bóng giỏi lại điển trai, Nguyễn Hữu Thắng có sức hút với rất nhiều cô gái. Cho đến trước khi trở thành con rể của cựu tổng giám đốc công ty vận tải đường thủy miền Bắc, Hữu Thắng được rất nhiều cô gái để ý. Và trong một lần thi đấu nước ngoài trở về, anh được một cô gái ra tận sân bay đón và tặng luôn chiếc nhẫn với lời dặn: “Anh đeo chiếc nhẫn này vào để thi đấu may mắn nhé”.
Hữu Thắng bất ngờ vì món quà là chiếc nhẫn và sau đó anh luôn đeo nó bên tay như lá bùa hộ mệnh. “Tôi xem chiếc nhẫn đó là động lực của mình trong sự nghiệp cầu thủ và không bao giờ được chùn chân, để xứng đáng với sự tin yêu của khán giả đặc biệt đó. Mình đi lên từ nghèo khó lại được khán giả quan tâm như vậy thì không thể phụ lòng họ được”, HLV Hữu Thắng chia sẻ.
Năm 1996, khi Hữu Thắng bị loại khỏi tuyển Việt Nam tham dự Tiger Cup, chàng hậu vệ này rất buồn nhưng khi nghĩ đến chiếc nhẫn anh lại càng có thêm động lực để chứng minh mình không bất tài. Nhưng sự đời tréo nghoe như trêu ngươi anh khi chính chiếc nhẫn đã khiến anh mang dị tật suốt đời.
Một lần cùng SLNA vào TP HCM tập huấn, sau một buổi tập mệt nhoài, Hữu Thắng nhảy lên cầu môn để với lấy bóng. Những tưởng chẳng có gì khó khăn với vóc dáng cao to của trung vệ xứ Nghệ nhưng thật không ngờ lần với bóng rất đỗi bình thường đó đã làm anh mất đi một phần máu thịt.
Ngón tay đeo chiếc nhẫn kỷ niệm của Hữu Thắng bỗng dưng bị vướng vào mảnh lưới rồi bị vật sắc trên xà ngang cứa qua. Máu tuôn ra xối xả còn ngón tay đeo nhẫn của anh đã bị đứt lìa. Cũng từ đó, anh mãi mãi chia tay ngón tay quý giá. Bàn tay phải của Hữu Thắng bị khuyết mất một ngón, đó là hình ảnh thường thấy của HLV đội bóng xứ Nghệ mỗi khi băng ra đường pitch chỉ đạo các học trò nếu khán giả hâm mộ để ý kỹ.
Bóng đá chất chứa những số phận và dù trải qua những bước thăng trầm, hậu vệ Văn Hoàn hay HLV Hữu Thắng vẫn luôn xem những bàn tay khuyết của mình là động lực vươn lên. Để đến bây giờ, cả hai có thể xoa tay hài lòng với những thành công bước đầu trong việc vừa ổn định cuộc sống với cơ ngơi khang trang và một sự nghiệp mà không phải ai trong giới quần đùi áo số cũng có được.
Theo VNE
Hai chàng cử nhân 'của hiếm' của HLV Miura
Cả hai người đều đang thành công trong sự nghiệp nhờ ý thức tập luyện và nỗ lực vươn lên.
Trong danh sách 26 cầu thủ được HLV người Nhật Bản gọi tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2014, có hai cầu thủ từng trải qua thời sinh viên trước khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Đó là trung vệ Trương Đình Luật và tiền đạo Nguyễn Hải Anh.
Trung vệ Trương Đình Luật là trụ cột đưa Bình Dương vô địch V-League. Ảnh:KL.
Trung vệ Đình Luật vốn là sinh viên trường Đại học kỹ thuật Vinh (trước đây là Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vinh). Sau đó, trong dịp tình cờ, cầu thủ thuộc biên chế CLB Bình Dương được HLV Vũ Quang Bảo (hiện dẫn dắt CLB Quảng Nam) mời về đội bóng Quân khu 4 thử việc năm 2004. "Bấy giờ, tôi không nghĩ gì xa xôi bởi đá hạng nhì, lại ở đội bóng quân đội thì tiền không có bao nhiêu. Nhưng vì quá đam mê bóng đá và nghĩ sau này ở lại môi trường quân đội rất tốt nên tôi theo HLV Vũ Quang Bảo về đội Quân khu 4", Đình Luật nhớ lại.
Trước khi đội bóng Quân khu 4 chuyển giao cho Navibank Sài Gòn năm 2009, Đình Luật mang quân hàm thiếu úy. Sau Navibank Sài Gòn, anh lần lượt thi đấu cho Xuân Thành Sài Gòn và nay là Bình Dương. Mùa giải 2014, trung vệ người Nghệ An là một trong những trụ cột của đội bóng đất Thủ, anh thi đấu không nghỉ trận nào, góp công cho thành tích lần thứ ba vô địch V-League của Bình Dương.
Nguyễn Hải Anh là "Vua phá lưới nội" V-League 2014 với 12 bàn, đã có bằng cử nhân bóng đá, khoa bóng đá của trường Đại học TDTT II. Trải qua thời gian đá phủi ở quê nhà Xuyên Mộc, Bà Rịa -Vũng Tàu, anh đứng trước quyết định sẽ đi theo con đường học bóng đá như mong muốn nay thi vào trường Bách khoa theo gợi ý của gia đình. Hải Anh đã chọn thi vào trường Đại học TDTT II nhằm đi theo ước mơ, đam mê của bản thân. Và tại đây, anh may mắn gặp được giảng viên Đoàn Minh Xương - cựu HLV Bình Dương, Ninh Bình, để rồi "làm được những điều trước đây tôi chưa hề dám nghĩ tới".
Nhận ra tài năng của Hải Anh trong các buổi học, ông Xương đã liên hệ với Đồng Tháp - nơi ông từng là công thần một thời với thành tích giúp đội vô địch quốc gia năm 1996. Tốt nghiệp ra trường, năm 2009, Hải Anh cùng thầy xuôi về Đồng Tháp để thử việc ở đội trẻ. Rất nhanh chóng, anh được đội bóng miền Tây giữ lại như một "hạt mầm" đầy triển vọng.
Năm 2010 và 2011, cầu thủ của CLB Đồng Nai được Đồng Tháp cho Kiên Giang mượn để rèn luyện thêm trong môi trường hạng Nhất. Hai năm ở Kiên Giang, năm nào anh cũng là "Vua phá lưới nội" với 10 bàn màu 2010 và 11 bàn mùa 2011, góp phần giúp đội lên chơi V-League. Trở về Đồng Tháp thi đấu một mùa, đầu mùa 2014, Hải Anh chuyển sang thi đấu cho CLB Đồng Nai và trở thành "Vua phá lưới nội" mùa 2014.
Tiền đạo Nguyễn Hải Anh đang tiến bộ rất nhanh. Ảnh: KL.
Với những cầu thủ "tay ngang" chuyển sang bóng đá đỉnh cao như Đình Luật và Hải Anh, có rất nhiều thử thách cần vượt qua, đặc biệt là vấn đề thể lực, sự ổn định trong tâm lý thi đấu. Ban đầu, khi mới chuyển sang môi trường bóng đá chuyên nghiệp hơn, cả hai đều "đuối" trước các yêu cầu của HLV.
"Những ngày đầu tiên đó là những ngày vô cùng vất vả để theo kịp các đồng đội đã tập luyện bóng đá có bài bản từ nhỏ. Nhưng vì đam mê, lại xác định đó là cơ hội để biến ước mơ thành hiện thực nên tôi cố gắng tập luyện cật lực để theo kịp đồng đội", cả hai tâm sự. Đó là lý do nhiều đồng đội vẫn chứng kiến Đình Luật, Hải Anh chăm chỉ tập thêm sau các buổi tập. Thậm chí như Đình Luật, anh tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân là ngày nào không có bóng đá thì tự bản thân cũng phải chạy hàng chục km rồi mới "làm gì thì làm".
Sự chăm chỉ, tài năng đã giúp cả hai dần khẳng định được bản thân và nay đã trở thành những trung vệ, tiền đạo hàng đầu Việt Nam. Trung vệ Đình Luật thuộc hàng top cầu thủ có mức phí chuyển nhượng ở Việt Nam là gần 17 tỷ đồng khi chuyển từ Navibank Sài Gòn qua Xuân Thành Sài Gòn, Hải Phòng (cho mượn), Bình Dương. Trong khi đó, Hải Anh hiện là tiền đạo sáng giá của bóng đá Việt Nam được nhiều CLB săn đón. Và nay, cả hai đang là thành viên đội tuyển quốc gia chuẩn bị chinh phục Cup vàng Đông Nam Á.
Danh sách tuyển Việt Nam chuẩn bị AFF Cup 2014
Thủ môn: Thanh Bình, Vĩnh Lợi, Nguyên Mạnh
Hậu vệ: Văn Biển, Phước Tứ, Quế Ngọc Hải, Trần Đình Hoàng, Đình Luật, Nguyễn Xuân Thành, Đinh Tiến Thành, Âu Văn Hoàn, Văn Long
Tiền vệ: Minh Châu, Huy Toàn, Minh Tâm, Vũ Phong, Tấn Tài, Hoàng Thịnh, Minh Tuấn, Văn Quyết, Trọng Hoàng, Thành Lương, Thanh Trung
Tiền đạo: Công Vinh, Anh Đức, Hải Anh.
Theo Ngoisao
Hữu Thắng nói về tiêu cực ở Tiger Cup 98 Tiger Cup 98 ĐTVN có tiêu cực không? Có phải chúng ta đáng ra nên vô địch ĐNÁ ngay trong năm đó? Hãy nhìn nhận sự việc với chia sẻ của HLV, cựu hậu vệ Hữu Thắng! ĐTVN tham dự VL Tiger Cup 1998 Cách đây ít ngày, Tổng giám đốc VPF - ông Phạm Ngọc Viễn, chia sẻ với báo giới về...