Hai người đàn bà uống nước ao cho… đỡ đói
Đã gần 80 tuổi nhưng ước mơ của cụ Trung chỉ là ngày có đủ 3 bữa cơm để ăn. Sống cảnh mù lòa không nhìn thấy gì, ấy vậy mà cụ vẫn là chỗ dựa cho đứa con dở dại chỉ biết liên thiên cả ngày với những câu chuyện không đầu, không cuối.
Trở về thăm cụ Lê Thị Trung ở thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đập vào mắt chúng tôi là căn nhà nhỏ xíu, trống huếch, trống hoác với những đùm rúm của quần áo rách, bao ni lông cũ và những mảng tường đen xì, cáu bẩn. Ngồi tựa cửa một mình hướng ra ngoài sân, cụ Trung cứ run lên bần bật như lúc nào cũng trực đổ xuống. Cách đó khoảng hai mét là chị Lê Thị Hà (con gái cụ Trung) đang ngồi tự nói chuyện một mình rồi lại cười ra chiều thích thú lắm. Chốc chốc khát nước quá, cụ Trung gọi con thì ngay lập tức như một phản xạ quen thuộc chị Hà đứng phắt dậy lấy chiếc bát chạy ù ra ngoài ao múc nước mang về. Hốt hoảng không cho cụ uống, chúng tôi hỏi thì chị hồn nhiên cho biết: “Uống nước lã cho khỏi đói” rồi lại lẳng lặng đi đâu mất.
Gần 80 tuổi, mắt không nhìn thấy gì, hàng ngày cụ Trung ngồi ở bậu cửa một mình.
Bị chồng bỏ đi lấy vợ hai đã lâu, cụ sống với đứa con gái dở dại không biết làm việc gì.
Dường như đã quá quen thuộc với việc làm của con gái, cụ Trung cười cho biết: “Tôi già sắp chết rồi nên lúc khát, nó lấy cho nước ao để uống cũng không việc gì cả nhưng bụng đói thì khó chịu lắm”. Dứt lời cụ cho biết thêm chồng cụ đã bỏ đi lấy vợ hai cách đây mấy chục năm nay nên ở nhà chỉ có mấy mẹ con quây quần sớm tối. Cụ có ba cô con gái thì một cô lấy chồng ở xa họa hoằn lắm mới về thăm mẹ, một cô thì chồng chết vì tai nạn, hoàn cảnh nghèo khó phải một mình chèo chống nuôi ba đứa con thơ nên gần như cũng không chăm mẹ được ngày nào, cô còn lại là chị Hà thì từ nhỏ đã dở dại không bình thường nên phải sống dựa vào mẹ.
Khó khăn, nghèo khổ, trước khi cụ còn sức khỏe cũng quần quật lam làm để đủ cái ăn cho các con nhưng giờ già rồi, mắt hoàn toàn không nhìn thấy nữa thì lại thành ra đói ăn. Thuộc diện vào hộ đặc biệt khó khăn nên mỗi năm hai mẹ con cụ Trung cũng được nhà nước cho mấy chục cân gạo nhưng: “Hôm nào các bác hàng xóm sang nấu cho thì ăn cơm chín còn cái Hà mà nấu thì toàn tro, bụi, có hôm ăn gạo sống” – cụ Trung nghẹn ngào cho biết.
Chị Hà đã 50 tuổi nhưng bị dở dại nên không biết việc gì cả.
Đã dở dại, ấy vậy nhưng chị Hà lại bị người ta hãm hiếp rồi sinh ra cháu Lê Thị Hiên. Nhớ lại ngày con gái chuyển dạ đi đẻ, cụ Trung vẫn còn hốt hoảng: “Nó có biết gì đâu, thấy bụng to lên nó hỏi vì sao rồi ngày đi sinh cháu, nó vì không biết gì nên gào ầm ĩ, bà con làng nước phải đỡ đi đẻ chứ không ngày đó chết cả mẹ cả con vì nó chẳng biết gì cả”.
Con lẩn thẩn cả ngày không giúp được cụ Trung việc gì cả.
Hiện tại cháu Hiên đã học hết cấp II và đang đi làm thuê ở trên thành phố để kiếm tiền nuôi bà ngoại và mẹ. Tình cảnh khó khăn khiến cả làng ai cũng thương cụ Trung. Cả một đời vất vả vì con, đến lúc cuối đời, mắt đã không nhìn thấy, hàng ngày cụ lại sống cảnh “bữa đói, bữa no” bên cạnh đứa con dù đã 50 tuổi đầu nhưng suy nghĩ chẳng khác gì một đứa trẻ lên 3 ngu ngơ, tồ dại.
Video đang HOT
Tấm ảnh là vật báu của cụ Trung.
Đang dở câu chuyện, sực nhớ ra điều quan trọng, cụ nhờ chúng tôi lấy trên tường bức tranh chân dung cụ chụp lâu lắm rồi mang xuống. Mắt không nhìn thấy nhưng đôi bàn tay yếu ớt run run cụ cố vuốt, lần mò từng tí trên bức tranh cho yên tâm bởi: “Tôi chỉ còn có tấm ảnh này là quý nhất thôi cô ạ. Ảnh này tôi để dành để sau này chết rồi để thờ đấy”.
Cụ Trung phải chịu cảnh nhịn đói nếu như không có sự giúp đỡ từ những người hàng xóm
Nói rồi cụ lại ngồi ôm khư khư tấm hình như một báu vật mà nghe trong bụng từng tiếng ùng ục sôi lên vì đói. Không biết là một bữa, hai bữa hay lâu hơn nữa cụ chưa được ăn gì bởi những người hàng xóm tốt bụng có việc đi vắng, còn con gái cụ chỉ biết “uống nước ao cho đỡ đói, vậy thôi”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1445: Cụ Lê Thị Trung (thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) Số ĐT: 0963.736.210 (số ĐT của chị Lê Thị Thủy, con gái cụ Trung). 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Tạo hóa trêu ngươi một gia đình có con bại não, bố tâm thần, mẹ ung thư
Con trai bị não úng thủy đã 15 năm, chồng mắc chứng thần kinh, lên cơn là đập phá, la hét. Bản thân chị bị ung thư xương di căn cột sống nhưng lại là chỗ dựa cho cả gia đình và mẹ chồng đau yếu năm nay đã ngoài 80 tuổi.
Chúng tôi trở về thăm gia đình chị Trần Thị Thi (thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) vào tầm trưa khi trời nắng gay gắt. Sau nhiều khúc cua ngoằn nghèo, căn nhà sập xệ, cũ mọt và thiếu sáng cũng được tìm thấy khuất sau những bụi cây và nhiều ao chuông. Người phụ nữ có khuôn mặt khắc khổ, già nua trước tuổi và cái lưng còng rạp đang cố sức bón từng thìa cháo cho cậu con trai trước hiên nhà. Phía bên trong, dưới ánh sáng nhờ nhờ, yếu ớt cho dù là đang giữa trưa nắng, một bà cụ húng hắng ho và kêu đau vì vết thương rỉ máu, bầm dập ở chân. Ngồi kế bên cạnh, người con trai với khuôn mặt ngờ nghệch không thể hiện cảm xúc gì chỉ mải miết ngắm nhìn đàn kiến chạy qua, chạy lại.
Bé Ngô Doãn Thái mắc chứng bệnh não úng thủy đã 15 năm. nay.
Vừa bón cháo cho con, chị Thi vừa bật khóc khi được hỏi câu chuyện gia đình: "Con trai tôi là Ngô Doãn Thái, sinh năm 1999. Lúc tôi sinh cháu, phần đầu cháu to bất thường, đi khám thì các bác sĩ nói cháu bị bệnh não úng thủy và đã 2 lần phải phẫu thuật nhưng cháu không trở lại bình thường được. Ai cũng nói thằng bé không sống nổi nhưng nó ở với tôi 15 năm rồi, chân không đi được, cũng không nói được gì cả".
Mẹ chồng năm nay 83 tuổi già yếu không thể đi lại được, một tay chị Thi chăm sóc.
Con bệnh đã thế, chồng của chị là anh Ngô Doãn Mạnh mắc chứng thần kinh nên hoàn toàn không có khả năng lao động hay hiểu biết điều gì, vì thế mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình đều một tay chị lo liệu. Nhưng ông trời quá bất công khi một lần nữa giáng xuống đầu chị bản ánh tử hình đó là căn bệnh ung thư xương di căn cột sống. Bị bệnh viện trả về để "chờ chết", nhưng dường như gánh nặng gia đình quá lớn "bắt buộc" chị phải sống tiếp trong cảnh đau yếu, dật dờ.
Kinh tế gia đình kiệt quệ, từ ngày lấy anh, vợ chồng chị chưa cất nổi một mái nhà. Căn nhà sập xệ, cũ mọt hiện tại nghe mẹ chồng chị Thi kể lại thì: "Căn nhà của vợ chồng tôi được xây từ lâu lắm rồi, tôi cũng không nhớ là khi nào nhưng nó xuống cấp trầm trọng quá rồi".
Chồng chị Thi là anh Ngô Doãn Mạnh bị thần kinh không có khả năng lao động.
Chỗ ở của hai vợ chồng chị Thi là căn buồng rộng vẻn vẻn 10 mét vuông nhưng chật ních những bao bì, chum vại đựng đồ. Chiếc giường ọp ẹp, vá chằng vá đụp những mảnh ni lông để chắn bụi và mọt rơi xuống. Mảnh chăn cũng rách bươm hết cả và một vài bộ quần áo cũ được xếp lại làm gối kê đầu trông thật cám cảnh. Càng tội hơn khi tôi thấy mỗi lần chị Thi muốn tìm đồ gì đó trong buồng đều phải dùng chiếc đèn pin nhỏ ngay cả khi đó là ban ngày. Ái ngại và xấu hổ khi tôi hỏi, chị thật thà nói: "Dùng đèn pin đỡ tốn kém hơn bóng điện cô ạ. Cái bóng 25W, buổi tối tôi mới bật lên nhưng cũng tù mù lắm còn ban ngày thì dùng tạm đèn pin cũng được".
Là lao động chính trong gia đình, bản thân chị Thi mắc chứng bệnh ung thư xương di căn cột sống.
Cái nghèo, cái khó như ngày càng "bó chặt" lấy cuộc đời người phụ nữ tội nghiệp này khi mẹ chồng năm nay đã 84 tuổi già yếu và không đi lại được. Hàng ngày hết chăm chồng, chăm con, chị lại lo bữa cơm, giấc ngủ cho mẹ. Số tiền 180.000 đồng bà nhận được hàng tháng của nhà nước cho nhiều khi cũng dành hết để mua thức ăn cho cháu còn bà già rồi nên bảo: "ăn gì cũng được" khiến chị chỉ biết gạt nước mắt. Giá như có sức khỏe, chị cũng sẽ đi làm thuê lấy tiền nuôi cả nhà nhưng bản thân mang bệnh không biết sống được ngày nào nên đành bất lực.
Sự túng bẫn khiến chị bất lực, không biết làm cách nào.
Gánh nặng gia đình quá lớn ngày một đè nặng lên đôi vai người vợ, người mẹ bệnh tật.
Mỗi người có một ước mơ, nhưng với người đàn bà "khổ trăm đường" như chị thì điều ước ấy cũng giản tiện đến sơ sài: "Tôi không dám mong muốn điều gì to tát đâu, chỉ mong sao tôi còn được sống để cố gắng lo bữa cơm cho mẹ già và con tôi có được bát rau, quả trứng qua ngày. Mẹ tôi già rồi cũng chẳng sống được bao lâu mà nhiều hôm phải ăn cơm trắng, cả thằng bé Thái nữa, ông trời không bắt nó đi mà để nó chịu khổ như thế tôi cũng không cầm lòng được đâu".
Cùng xem clip PV Dân trí ghi lại hoàn cảnh gia đình chị Thi
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1180: Chị Trần Thị Thi (thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) Số ĐT: 0164.236.6646 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
"Lời ru buồn" mang tên lá ngón Chỉ trong 3 năm, tại Lai Châu, có hơn 100 vụ tự tử bằng lá ngón, trong đó, 78 người tử vong. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, mà 90% trong số đó là đồng bào dân tộc Mông. Những nỗi đau mang tên "lá ngón" Bản Gia Khâu I,...