Hai người đàn bà, hai bản án lương tâm
Hai người đàn bà, 2 người mẹ, 2 tác nhân vô tình đẩy con trai trở thành kẻ giết người, đến tòa với nỗi giằng xé trong tâm thế nhưng cả hai lại không cùng nhận được thái độ cảm thông của những người tới dự. Trong khi một bà mẹ nhận được ánh mắt thông cảm, chia sẻ của những người xa lạ thì với bà mẹ kia chỉ là những phê phán, trách móc.
Dù thế nào chăng nữa thì kể từ khi 2 đứa con trai bị bắt, 2 bà mẹ này luôn sống trong cảnh bị lương tâm giằng xé.
Đã là cha mẹ, chẳng ai muốn nhìn thấy cảnh con mình dứt ruột đẻ ra đứng trước vành móng ngựa, chịu sự phán xét của pháp luật. Nếu như chúng hư hỏng, bị rủ rê, lôi kéo vào vòng tội lỗi, có lẽ thâm tâm những người làm cha, làm mẹ cũng đỡ day dứt hơn khi chính họ khiến con cái vướng vòng lao lý dù chỉ là gián tiếp.
Phiên tòa ngày 7/5/2012, xử vụ án giết người có 1 người mẹ tới tòa với tư cách là người liên quan nhưng lòng dạ thì đắng ngắt bởi đã nửa năm nay, bà như chết rồi kể từ ngày con trai bị bắt vì đâm chết người.
Nguồn cơn của sự việc, đau đớn thay lại xuất phát từ việc bà cho vay nợ. Người phụ nữ chiếm được nhiều ánh mắt cảm thông của người dự tòa ấy là bà Hoàng Thị Thà, SN 1963, trú tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Bà Thà cay đắng trong phiên tòa xử con trai.
Chỉ cần nhìn dáng vẻ bề ngoài của bà Thà cũng toát lên đó là một phụ nữ hiền lành, đôn hậu và thương người. Điều đó thể hiện qua việc bà không chỉ cho người thuê trọ nợ tiền nhà mà với ai thực sự khó khăn, bà sẵn sàng móc tiền túi cho vay.
Chính vì cái sự thương người ấy của bà, vô hình chung trở thành mối họa để hôm nay, ngồi dự phiên tòa xử con trai, bà cứ ân hận, day dứt.
Theo cáo trạng, bà Thà cho anh Chu Mạnh Cường, SN 1982, quê Hà Nam, thuê trọ từ tháng 6/2011, thời điểm anh này làm bảo vệ cho một ngân hàng ở phố Lạc Trung. Thấy anh Cường ngoan ngoãn, hiền lành lại sống xa nhà, bà Thà coi vị khách trọ này như con trai của mình, có gì cũng đem cho.
Thậm chí nghe Cường kể về hoàn cảnh bố mất sớm của mình, bà Thà còn bán chịu cho Cường một con chó để đem về quê cho mẹ nuôi. Những lúc Cường thiếu tiền, bà Thà cũng sẵn lòng cho mượn.
Tính ra trong khoảng thời gian thuê trọ tại nhà bà Thà vẻn vẹn có 2 tháng, anh Cường được bà chủ cho vay 6 triệu đồng và nợ 2 tháng tiền nhà.
Đáng lý ra trước một chủ nhà tốt bụng, không thân quen đã cho vay, cho nợ tiền nhà trọ, anh Cường phải có cách sử xự phù hợp, đằng này lại bỏ đi nơi khác thuê nhà, không một lời nhắn gửi.
Bị chồng mắng chửi vì khoản tiền cho vay, cho chịu, bà Thà liên tục gọi điện cho Cường với mục đích đòi nợ nhưng anh này không nghe máy. Cho rằng Cường có ý định “bùng” tiền của mình, bà Thà liền dò hỏi nơi trọ mới của Cường.
Khi biết Cường thuê trọ ở đường An Dương Vương, quận Tây Hồ, Hà Nội, tối 5/11/2011, bà Thà bảo con trai là Nguyễn Văn Tiến, SN 1989, đèo mình tới đòi nợ.
Một mình bà Thà đi vào, nói chuyện với Cường còn Tiến đứng ngoài trông xe. Trước yêu cầu trả tiền mà bà Thà đưa ra, Cường lấy lý do chuẩn bị đi làm, xin khất vào dịp khác. Cho rằng Cường đuổi khéo, bà Thà không cho Cường khóa cửa liền bị Cường tuôn ra những lời lẽ khó nghe.
Thấy Cường nói hỗn với mẹ mình, Tiến đi tới liền bị thanh niên này đấm vào mặt, té ngã. Tiến vùng dậy, đấm trả nhưng không trúng, bị Cường dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu, vào vai.
Video đang HOT
Tức khí vì bị đánh tới tấp, Tiến rút con dao bấm trong túi áo đâm anh Cường. Bị đâm 1 nhát, anh Cường bỏ chạy, Tiến đuổi theo khoảng 20m thì bắt kịp nhưng bị anh Cường dùng mũ bảo hiểm đánh lại.
Bà Thà chạy ra hô: “Thôi, thôi” nhưng Tiến đã đâm anh Cường thêm 3 nhát dao. Nạn nhân ngã xuống, Tiến và mẹ cuống cuồng cầu cứu mọi người đưa Cường đi bệnh viện nhưng không qua khỏi. Trong cơn hoảng loạn, Tiến phóng xe máy về nhà người dì ở huyện Đông Anh và được đưa đến Công an huyện Đông Anh đầu thú.
Ngồi cùng hàng ghế với bà Thà là bà Hoa, mẹ anh Cường. Trong lúc bà Thà ngậm đắng nuốt cay bởi vì mình mà con vướng vào vụ án thì bà Hoa lại cho rằng đáng ra bà Thà cũng phải bị bắt.
Trước những chì chiết rằng “đồ vô cảm, kẻ độc ác, …” từ miệng người phụ nữ quá đau khổ vì mất con, bà Thà cay đắng không nói lên lời, nước mắt chỉ chảy dài trên khuôn mặt đôn hậu. Gần nửa năm nay, bà như chết đi sống lại kể từ cái ngày con trai gây ra họa lớn rồi bị bắt.
Tại sao bà Thà không đến cơ quan của con tôi hay gặp tôi để lấy lại tiền mà lại đòi tiền kiểu ấy”, bà Hoa than. Mất chỗ dựa duy nhất, bà không biết bấu víu vào đâu nên yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng bao gồm cả tiền cúng giỗ sau này khi qua đời.
Nỗi đau quá lớn vì mất chỗ dựa duy nhất đã khiến bà Hoa không có được vài phút để nghĩ cho người khác. Khai trước tòa, bà Hoa nói rằng tháng nào con trai cũng gửi về cho 3 triệu đồng trong khi thu nhập từ đồng lương bảo vệ, trừ ăn tiêu và tiền thuê trọ liệu còn được như vậy không.
Bà đâu biết rằng dù chỉ là khách mới tới thuê trọ nhưng mỗi lần Cường tâm sự mẹ ốm đau, bà Thà đều sẵn lòng cho mượn tiền.
Thậm chí nhiều lần bà Thà còn giấu chồng cho Cường vay tiền để về quê thăm mẹ để rồi lòng tốt của bà lại được đáp trả bằng việc Cường bỏ đi không nói một lời khiến cho hòa khí gia đình vì món tiền này mà trở nên căng thẳng.
16 năm tù về tội “Giết người”, nghe chủ tọa tuyên bố mức án, bà Thà như chết lặng. Dẫu biết chắc mức án dành cho con mình là không nhỏ nhưng sao bà vẫn thấy đắng lòng.
Nhìn con trai khuôn mặt hiền lành, đôi mắt u buồn, lê những bước chân nặng trĩu về phía chiếc xe bịt bùng, bà như quỵ xuống, ân hận, xót xa. Mái tóc lấm tấm sợ bạc của người mẹ khẽ rung lên, run rẩy bởi lòng thương con và sự ân hận dày vò.
Đối tượng Kiên trong phiên tòa
Chỉ tại bà, tại cái tính thương người của bà đã vô tình khiến con trai chôn những năm tháng tuổi hoa niên trong tù.
Cũng tới dự phiên tòa của con trai về cùng tội giết người nhưng bà Nguyễn Thị Vị, trú tại thôn Tràng Cát – xã Kim An huyện Thanh Oai, Hà Nội lại nhận đủ những cái nhìn xỉa xói coi thường và oán trách.
Người ta bóng gió bắn tới tai bà những lời “lăng loàn, mất nết” bởi bà chính là nguyên nhân khiến con trai phải ra trước vành móng ngựa vì tội đâm chết người mà oan trái thay nạn nhân lại chính là người tình của mẹ.
Không giống những vụ án giết người khác, những người tham dự phiên toà ngày hôm ấy thể hiện sự tiếc nuối cho tương lai của bị cáo, một thanh niên mới bước qua tuổi đôi mươi, chỉ vì can gián chuyện yêu đương ngoài luồng của mẹ mà gây trọng tội.
Nguyễn Văn Kiên sinh ra trong một gia đình nghèo, thu nhập từ nông nghiệp là chính nên những ngày nông nhàn, bố Kiên thường đi làm thợ xây. Năm 2009, bố Kiên đột ngột mất sau một tai nạn lao động, bỏ lại hai anh em Kiên đang tuổi ăn học cho người vợ nuôi dạy.
Cú sốc bất ngờ khiến Kiên không thể nghĩ tới chuyện học hành. Cậu nghỉ học, đi làm thợ xây như bố.
Chưa già nhưng cũng qua rồi cái tuổi xốn xang, đáng ra bà Vị phải yên phận nuôi con thì người đàn bà góa này lại vướng chân vào lưới tình, oan nghiệt thay nhân tình của bà lại chính là ông bạn thân của người chồng quá cố, nhà cách nhau chỉ vài bước chân. Người đàn ông ấy tên là Nguyễn Văn Huấn, sinh năm 1967, hơn bà Vị vài tuổi.
Bạn với người quá cố, giờ lại cùng đi xây hàng ngày với Kiên, ông Huấn hay sang nhà bà Vị rồi chẳng biết thế nào hai người bén duyên với nhau.
Chuyện vụng trộm lâu dần rồi cũng lộ bởi từ chỗ kín đáo, những kẻ ăn vụng này nhiều lúc thể hiện công khai với gia đình, hàng xóm, mặc cho hai bên gia đình hết sức khuyên ngăn.
Thương bố, thấy cảnh trớ trêu, Kiên đã khuyên mẹ dừng lại mối quan hệ bất chính ấy nhưng người đàn bà đã lâu thiếu hơi đàn ông, giờ trót ăn vụng đến nghiện rồi không chịu dừng lại.
Bà Vị vẫn lén lút qua lại với ông Huấn, nhiều khi công khai đưa nhân tình vào nhà ăn nằm khiến cho hai đứa con phải ra ngoài ngõ để không phải chứng kiến cảnh “chướng tai gai mắt”.
Trong khi hai con xấu hổ khi hàng xóm láng giềng lời ra tiếng vào, người đời mỉa mai thì bà Vị như chẳng còn biết thế nào là xấu hổ, sĩ diện.
Bà giống như con thiêu thân, lao vào yêu như thể không có chốt hãm, cho dù rất nhiều lần bị vợ con ông Huấn cạnh khóe, chửi bới là kẻ cướp chồng, lăng loàn và không đứng đắn. Bi kịch tất yếu xảy ra khi cả hai kẻ cuồng yêu, già mà không chịu trót đời này dừng lại.
Khoảng 21h ngày 14/11/2011, bà Vị sau khi sang nhà chị gái buộc rau hộ, về tới sân thì ông Huấn từ ngoài vườn chạy ra. Vì trước đó giữa hai người xảy ra mâu thuẫn nên khi ông Huấn kéo đi, bà Vị đã giằng lại.
Đang ở trong nhà xem ti vi, thấy vậy Kiên liền chạy ra kéo mẹ trở lại rồi đuổi ông Huấn về. Ông Huấn đấm vào mặt Kiên rồi thách thức: “Tao không về đấy, mày làm được gì. Mày là cái thá gì”.
Không giữ được bình tĩnh, Kiên chạy vào nhà lấy thước gỗ ra vụt. Không may cho Kiên, cây thước gỗ đánh trúng vào thái dương ông Huấn, khiến người đàn ông này tử vong ngay trên đường đưa đi cấp cứu.
Những người tham dự phiên tòa hôm ấy không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh người bà già nua hơn 80 tuổi của Kiên cứ gào khóc gọi tên cháu. Con trai bạc phận mất sớm, người con dâu không những không chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời lại mang thêm điều tiếng cho bia miệng người đời mỉa mai.
Bà chỉ còn lại mỗi mình Kiên là niềm hi vọng, là chỗ dựa tinh thần duy nhất đến ngày nhắm mắt xuôi tay thì nay Kiên lại phải vào tù.
Một mình tròng căn nhà dột nát, xiêu vẹo, người bà già nua tội nghiệp ấy vừa mong mình nhanh chết đi để không phải nghe những đàm tiếu người đời, nhưng lại phải cố gắng sống để đợi ngày cháu được trở về.
Những giọt nước mắt hiếm hoi lăn trên đôi gò má nhăn nheo, nhiều người quay đi chép miệng. Thương cảnh một già, một trẻ nhìn nhau chỉ biết khóc, người ta lại càng căm giận bà Vị bấy nhiêu.
Dường như biết trước sự khinh ghét của mọi người dành cho mình, bà Vị chỉ biết dùng chiếc khăn che mặt, tấm tức khóc.
Từ ngày người tình chết, con trai đi tù, bà Vị đã chịu biết bao cay đắng, bị người đời gièm pha, đàm tiếu. Vẫn biết nỗi ê chề nhục nhã do tự mình chuốc lấy nhưng bà Vị không ngờ nó nặng nề đến thế.
Bà vẫn phải ăn, phải sống, phải đi làm để có tiền thăm nuôi con đứa con 13 năm đi tù và đương nhiên dù cố tránh thì vẫn ra đụng, vào chạm mặt mấy mẹ con của người tình cũ. Nỗi đau như được khoét sâu khiến bà nhiều lúc muốn buông xuôi nhưng đâu có dễ.
Không chỉ nhận sự chê cười của thiên hạ, bà Vị còn luôn bị lương tâm dày vò và đó chính là cái giá mà bà phải gánh chịu bởi những sai lầm của mình.
Theo Phunutoday
Luật sư: "Lê Văn Luyện có nhiều tình tiết giảm nhẹ"
Chiều tối 20-9, sau lần đầu tiên tiếp xúc để bào chữa cho Lê Văn Luyện, luật sư Nguyễn Bá Ngọc cho rằng bị can trong vụ thảm sát kinh hoàng tại tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang này có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Ngày 20-9, sau 3 tuần bị bắt, Lê Văn Luyện, nghi phạm số một và duy nhất cho tới thời điểm hiện nay trong vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích (ở Phố Sàn, huyện Lục Nam - Bắc Giang) đã có cuộc tiếp xúc đầu tiên với luật sư bảo vệ cho quyền lợi của mình.
Đó là luật sư Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc Công ty Luật TNHH một thành viên Số 1- tỉnh Bắc Giang. Luật sư Ngọc được Hội Luật gia tỉnh Bắc Giang chỉ định bào chữa cho Lê Văn Luyện vào ngày 7- 9 vừa qua.
Luyện đã thú nhận tội ác ngay sau khi bị bắt tại Đồn Biên phòng Na Hình, huyện Văn Lãng - Lạng Sơn
Theo đúng thủ tục tố tụng, Luật sư Ngọc đã tiếp xúc trong cả ngày 20-9 với Lê Văn Luyện, bị can đã bị khởi tố với tội danh "giết người" và "cướp tài sản".
Trong vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích sáng sớm 24-8, Luyện khai nhận đã sát hại dã man 3 người, gồm: vợ chồng chủ tiệm vàng là anh Trịnh Văn Ngọc (SN 1974) và chị Đinh Thị Chín (SN 1976) cùng con gái nhỏ Trịnh Phương Thảo (18 tháng tuổi). Con gái lớn là Trịnh Ngọc Bích (8 tuổi) bị Luyện chém đứt lìa cánh tay và nhiều nhát sâu vào đầu, mặt.
Ngày tiếp xúc đầu tiên, luật sự Ngọc đã nắm tâm lý, suy nghĩ của Lê Văn Luyện cũng như yêu cầu thân chủ trình bày một cách cụ thể, khách quan và chính xác sự việc diễn ra.
Luật sư Ngọc cũng tiếp cận với chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ cướp tiệm vàng gây bàng hoàng dư luận cả nước này để phục vụ cho công tác bào chữa.
Trao đổi với phóng viên Người Lao Động tối 20-9, luật sư Ngọc cho biết dù dư luận đang rất bức xúc trước tội ác của Lê Văn Luyện nhưng ông vẫn nhận bào chữa, vì đó là trách nhiệm của người luật sư.
"Luật sư không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo mà còn bảo vệ cả công lý và pháp luật", luật sư Ngọc nói. Theo luật sư Ngọc, trong vụ án, Lê Văn Luyện có nhiều tình tiết giảm nhẹ như ở tuổi vị thành niên, thành khẩn khai báo...
Cùng ngày, Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang đã chỉ định thêm luật sư thứ hai bào chữa cho Lê Văn Luyện. Đó là luật sư Phạm Xuân Anh, Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Xuân Anh (Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang).
Theo Công an tỉnh Bắc Giang, Lê Văn Luyện sẽ được đưa ra xét xử công khai trong tháng 10-2011. Tuy nhiên, việc có xét xử lưu động hay không vẫn đang được cân nhắc.
Hiện sức khỏe của Lê Văn Luyện vẫn tốt và bị canh giữ hết sức nghiêm ngặt (24/24 giờ) trong Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang.
Theo Người Lao Động
"Bản án lương tâm" của tài xế lái xe bị lũ cuốn Cơ thể Trường run lên liên tục khi chúng tôi hỏi đến giây phút kinh hoàng khi chiếc xe khách bị lũ nhấn chìm tại Hà Tĩnh khiến 20 người thiệt mạng. Tài xế này chẳng thể nói thành lời bởi đến giờ, những khoảnh khắc đó vẫn còn ám ảnh trong lương tâm. "Pháp luật kết tội tôi như thế nào tôi...