Hai người bố sắp chết và 5 đứa con thơ dại đáng thương
Tiếng con khóc nức nở, chúng ôm chặt lấy bố mà van xin khẩn thiết “Bố ơi, bố đừng chết, bố đừng bỏ chúng con”. Nghe lời con gọi, người cha chỉ biết nuốt nước mắt vào trong bất lực bởi nghèo túng quá không có tiền đi chữa bệnh nên phải nằm chờ chết
1. “Thằng Hoàng và cái Huyền phải nhớ trông em Hoài cho mẹ đi làm nghe chưa !”
Anh không còn đủ sức để ngồi dậy nên chỉ nằm yên một chỗ mà khe khẽ dặn các con. Đôi bàn tay chai sạn chỉ còn lủng củng những đốt xương gầy guộc, anh vuốt nhẹ lên má của từng đứa con mà đôi mắt đỏ hoe ngân ngấn nước. Thằng Hoàng mới lên 7, con bé Huyền lên 5 còn đứa bé nhất là cái Hoài mới lên 2 – chúng còn bé quá đã biết gì đâu. Rồi đây khi anh nằm xuống không biết sẽ ra sao nữa.
Đứng ở phía ngoài, người vợ tần tảo cũng quệt ngang dòng nước mắt mà bước chân ngại ngùng không dám vào gọi con bởi chính chị cũng sợ sệt mong manh như lũ trẻ. Chồng bệnh mấy năm rồi, sức khỏe yếu dần, chân tay bủn rủn không đi được, mắt cũng kém chỉ còn thấy mờ mờ, anh nôn ra toàn máu tươi vậy mà chị cũng chỉ biết đứng nhìn anh chết dần chết mòn như thế. Nhưng nghĩ cũng không trách chị được bởi một thân một mình người phụ nữ với công việc phu hồ nay có mai không phải oằn lưng ra để nuôi 5 miệng ăn, có khi còn thiếu bữa chứ nói gì đến tiền đi chữa bệnh cho anh.
Một mình chị Yến làm công việc phu hồ nuôi 5 miệng ăn trong căn nhà rộng chưa đầy 10 mét vuông
Là anh cả trong gia đình bé Hoàng (7 tuổi) đảm đương công việc chăm sóc đứa em mới lên 2
Không có bếp, gia đình phải tận dụng 1 góc nhỏ ở đầu hè để nấu ăn
Hoàn cảnh đáng thương đó là gia đình anh Lại Văn Quỳnh và chị Nguyễn Thị Yến (Xóm 3, xã Nam Vân, Nam Định) mà chúng tôi đã về thăm. Đi ngoằn nghèo sâu trong một con ngõ nhỏ nơi che mưa che nắng của cặp vợ chồng và 3 đứa trẻ là một căn buồng rộng chừng chưa đầy 10 mét vuông ẩm thấp và tăm tối. Chiếc giường ọp ẹp lúc nào cũng kêu lên ken két, 5 chiếc bát đã sứt cạnh và mấy cái nồi con con dúm dó đó là tất cả tài sản của gia đình này.
Chị Yến kể trước đây lấy chồng anh Quỳnh cũng khỏe mạnh vạm vỡ lắm nhưng rồi tự nhiên đổ bệnh ra đến nông nỗi này. Ban đầu đơn giản chỉ là những cơn chóng mặt kéo dài, dần dần hai mắt không nhìn thấy nữa, anh cũng liên tục nôn ra máu rồi cách đây mới mấy ngày chị vay giật được 4 triệu đưa chồng đi cấp cứu. Bác sĩ nói anh bị gan nặng lắm nhưng cũng chỉ được mấy ngày hai vợ chồng cõng nhau trốn viện đi về bởi không thể xoay tiếp được tiền nộp vào viện.
Mấy đứa nhỏ thấy bố về chúng mừng lắm nhưng rồi lại thi nhau khóc bởi bố cứ nhắm mắt nằm im không nói gì, thỉnh thoảng mới chỉ khe khẽ gọi từng đứa một vào dặn dò những điều nhỏ nhặt.
2. “Bố mà chết rồi, sau này hai con phải chăm sóc tốt cho mẹ”
Cách nhà anh Quỳnh không xa, tại xóm 2, xã Nam Vân hoàn cảnh gia đình anh Vũ Tiến Bảo và chị Đào Thị Ngọc cũng khiến nhiều người ở đây thấy ái ngại. Cùng mắc bệnh gan ở giai đoạn cuối anh Bảo không thể đứng dậy đi lại được nên chỉ nằm yên một chỗ. Gương mặt hốc hác mệt mỏi, giọng nói thều thào anh cố gượng chào khách rồi lại lịm đi trong sự im lặng đến đáng sợ. Ngồi bón cơm cho bố bé Vũ Tiến Đạt (đang học lớp 4) nước mắt ngắn dài run run quay sang nói với tôi “Cô ơi, làm thế nào để bố cháu không phải chết hả cô?” Câu hỏi của một đứa trẻ khiến tôi cũng lặng đắng không biết nói gì chỉ nhìn em rồi lại quay sang nhìn ngôi nhà trống rỗng không có lấy một vật đáng giá mà ái ngại xót xa. Không có bàn,không có ghế, cái không gian ấy không có gì hết ngoài 4 mảng tường mốc meo đen lem nhem và một chiếc thùng xốp cáu bẩn để góc nhà là nơi đựng quần áo. Nói chuyện với chị Ngọc những câu đứt quãng dời dạc tôi mới biết người phụ nữ này không được khôn ngoan như người ta nên hoàn cảnh gia đình lại càng thêm bi đát. Chồng bệnh nằm đó đã mấy năm rồi nhưng chị cũng chỉ biết bám vào mấy sào ruộng để lo cái ăn cái học cho hai con còn khái niệm “bệnh viện” hay “thuốc thang” dường như người vợ này không bao giờ dám nghĩ đến.
Anh Bảo bị bệnh đã lâu nhưng không có tiền đi chữa trị nên chỉ nằm ở nhà chờ chết
Từ ngày bố bị bệnh, hai anh em Sĩ (đang học lớp 7) và Đạt (học lớp 5) cũng ít hẳn tiếng cười. Ngoài giờ đi học về hai đứa lại ngồi cạnh bố trò chuyện kể lể những câu chuyện nhỏ nhặt ở trường để mong bố được vui. Ấy vậy mà lâu lắm bố mới chỉ nói được một câu nhưng với hai anh em đó là điều thiêng liêng và đáng quý nhất. Tuy còn bé và chưa hiểu rõ về căn bệnh của bố, nhưng nghe mọi người nói bố bị bệnh nặng, chúng cũng sợ lắm.
Hôm nào đi học, hai em đều tranh thủ về thật sớm với bố ngay. Chị Ngọc nói : “Hai đứa nó quý bố lắm, trước kia còn khỏe mạnh anh ấy hay chở xe đạp hai anh em nó đi dọc làng chơi. Bây giờ bố bệnh nằm đấy, đêm nào hai đứa cũng đòi ngủ với bố nhưng rồi lại ôm bố khóc rưng rức”
Sợ bố chết, lúc nào Đạt cũng muốn bón cơm cho bố ăn
Sĩ nói : “Bố cháu dặn nếu bố cháu chết rồi hai anh em phải chăm sóc mẹ thật tốt cô ạ” – Lời thằng bé nghe xót xa như có trăm nghìn mũi kim đâm vào trái tim của người mẹ phải chứng kiến cảnh chồng sắp chết và hai đứa con thơ dại. Không biết rồi anh Bảo sẽ còn được ở lại với 3 mẹ con chị Ngọc nữa hay không nhưng dường như có một điềm báo không lành khi anh chỉ đủ sức dặn dò hai con một điều duy nhất là “cố gắng chăm sóc mẹ khi bố không còn nữa”.
Hai gia đình với những con người và mảnh đời khác nhau nhưng họ có cùng chung một số phận khốn khó bi đát đến tột cùng. Là người đàn ông trụ cột trong gia đình nhưng các anh hoàn toàn bất lực bởi sự tàn phá ghê gớm của bệnh tật. Và rồi không biết cuộc sống của mấy đứa trẻ sẽ ra sao khi lỡ không may người bố ấy khuất núi. Thằng Hoàng, cái Huyền sẽ trông em Hoài ra sao và còn hai anh em Sĩ, Đạt sẽ còn tiếp tục được đi học nữa hay không khi ngày ngày còn phải lo bữa ăn có khi còn thiếu?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Gia đình anh Lại Văn Quỳnh và chị Nguyễn Thị Yến (Xóm 3, xã Nam Vân, Nam Định)
Video đang HOT
Số ĐT : 01253549318 (Số ĐT của ông Khuê là chú của anh Quỳnh)
Gia đình anh Vũ Tiến Bảo và chị Đào Thị Ngọc (Xóm 2, xã Nam Vân, Nam Trực, Nam Định)
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Xóm vạn đò cuối cùng trên sông Hương
Cái đói nghèo, thất học và gánh nặng mưu sinh cứ đeo đuổi nơi xóm nhỏ vạn đò cuối cùng trên sông Hương ở tỉnh TT-Huế qua bao thế hệ. Những cư dân vạn đò hơn ai hết luôn khát khao được lên bờ định cư, con cháu được đến trường.
Đó là khát vọng từ lâu của hàng chục hộ dân xóm vạn đò thôn Thủy Phú, xã Hương Vinh, Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế.
Nghèo nàn, bệnh tật và thất học
Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km, xóm vạn đò Thủy Phú với gần 20 hộ đò nằm gọn trong một góc nơi giao nhau giữa sông Hương và sông Bồ (hay còn gọi là ngã ba Sình), những người dân đi qua đoạn đường này nếu không quan sát kỹ sẽ không thể nào biết được trên khúc sông này vẫn còn một xóm vạn đò tồn tại.
Theo những người dân nơi đây, lúc đầu xóm vạn này chỉ có 4 hộ sống tại đây nhưng hơn 30 năm trôi qua số hộ vạn đò cứ tăng lên từng tháng từng năm, con cái họ sinh ra rồi lớn lên cũng chỉ quang quẩn làm ăn và sống với bố mẹ trên những chiếc thuyền này.
Sông nước là bạn, thuyền là ngôi nhà để che nắng nhe mưa, hàng chục hộ dân vạn đò ở đây từ ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt... đều diễn ra trên đoạn sông bị ô nhiễm này với đủ loại rác thải trôi dạt và bám quanh các mạn thuyền của họ.
Xóm vạn đò cuối cùng xứ Huế.
Khi màn đêm bắt đầu buông xuống chính là lúc những người lớn ở vạn đò bắt đầu một ngày làm việc với những chiếc ghe nhỏ tiến thẳng ra khu vực đầm phá, mở đầu cho một ngày mưu sinh đầy khó khăn. "Những năm trước dân vạn đò chúng tôi mưu sinh bằng nghề chài lưới cũng kiếm đủ ăn khi về nhà tôm cá đầy ghe, nhưng bây giờ thì quá khổ cực luôn anh ơi, tôm cá ngày càng cạn kiệt, miệt mài cả đêm 2 vợ chồng tôi cũng chỉ kiếm được ít tôm cá loại bé tính ra cũng chỉ kiếm được gần 100.000 đồng/ngày, đấy là chưa kể những ngày mưa bão thất thường" - bà Trần Thị Dung (42 tuổi) cho biết.
Anh Lê Huấn vừa làm ốc cho bữa tối vừa tiếp chúng tôi trên con thuyền bé nhỏ, xiêu vẹo là nơi trú mưa trú nắng của cả gia đình 6 người. 4 đứa trẻ con anh nheo nhóc, hốc hác và nhem nhuốc.
Mặc dù có 4 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học nhưng hiện chỉ có thằng Trắng là đang học lớp 1, còn thằng Đen 13 tuổi phải nghỉ học ở nhà trông em giúp anh chị đi làm. "2 vợ chồng tôi làm cả ngày cả đêm cũng chỉ kiếm được ngót 1 trăm ngàn đồng mỗi ngày nên cũng không đủ ăn đủ mặc chứ nói chi đến chuyện cho chúng nó đến chuyện đến trường học chữ đàng hoàng" - anh Huấn tâm sự.
Khi những người lớn bắt đầu đi làm thì cũng là lúc những đứa trẻ phải ở nhà một mình trên những chiếc thuyền cũ nát, tồi tàn với biết bao hiểm nguy rình rập.
Những em nhỏ "chênh vênh" bên dòng nước
Ngồi trong khoang thuyền cũ nát rộng hơn 10m2, ông Trần Đức là người lớn tuổi nhất ở xóm vạn này cho biết: "Cuộc sống của những hộ dân chúng tôi hết sức lam lũ, làm không đủ ăn nên con cái học hành thì không đến nơi đến chúng, hầu hết bọn trẻ chỉ học hết cấp 1, chỉ một vài đứa là học được lên cấp 2 ít bữa rồi cũng đành bỏ dở để tham gia cuộc mưu sinh trên sông nước. Chính vì vậy mà từ đời bố tôi đến đời tôi, đời con tôi và giờ tới đời cháu tôi tất cả đều sống trên những con đò này khi cái đói nghèo ngày càng tới gần hơn".
Và nỗi lo "cơm áo gạo tiền" càng đè nặng với những người dân vạn đò này hơn khi Huế vào mùa mưa lũ, những cơn mưa lạnh hay lụt lội kéo dài từ ngày này qua ngày khác khiến dân vạn đò lại càng khó khăn hơn trong công việc mưu sinh. Những lúc đó, người dân xóm vạn thôn Thủy Phú chỉ biết nương tựa vào nhau sống qua ngày. "Có nhiều hôm mưa to gió lớn khiến cả nhà chúng tôi túm tụm ngồi co ro trong khoang thuyền nhìn mưa. Nhìn mấy đứa con nhỏ nằm ôm nhau co ro trước cái lạnh khiến lòng tôi như quặn lại rồi tự hỏi: Không biết sau này đời chúng nó có thoát khỏi chốn này không?" - bà Dung buồn buồn đôi mắt nhìn ra quãng sông trước mặt.
Khát khao ngày lên bờ
Nhiều thế hệ đã chung sống tại xóm vạn đò này với biết bao nhọc nhằn khổ cực đã quen. Nhưng giờ đây, người dân xóm vạn đò cuối cùng trên sông Hương này đang rất khát khao một ngày chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để người dân được lên bờ định cư. Lên bờ chính là giải pháp tốt nhất để lo cho các thế hệ tương lai của họ để xóa đi nghèo đói, thất học cho thế hệ tương lai.
Ngày lên bờ vẫn còn xa với dân vạn đò ở đây
Ông Trần Bí (53 tuổi) nhà có 9 người con nói: "Hàng trăm hộ vạn đò ở các địa phương khác sinh sống trên sông Hương tại thành phố Huế đều được lên bờ sinh sống mà sao còn mấy chục hộ vạn đò chúng tôi tại Hương Trà thì chưa được lên bờ định cư. Chúng tôi nhiều lần đã kiến nghị lên chính quyền để xin được lên bờ làm ăn, cho bọn trẻ được lên bờ học hành đàng hoàng nhưng phía chính quyền cũng chỉ trả lời chưa biết khi mô đưa lên nữa, họ đang đợi quyết định từ cấp trên".
Cùng với ý kiến của ông Bí, tất cả những cư dân xóm vạn này giờ đây chỉ mong muốn và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để có thể lên bờ định cư như bao hộ vạn đò sống trên sông Hương khác.
Những chiếc thuyền gỗ cũ nát rộng khoảng vài mét vuông chính là nơi che nắng che mưa và nơi sinh hoạt hàng ngày của những hộ dân vạn đò này.
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Văn Nguyên, Trưởng thôn Thủy Phú cho biết, những hộ đò này sống từ trước năm 1975 đến giờ, lúc đầu cũng chỉ có vài hộ sinh sống tại đây nhưng qua nhiều thế hệ xóm vạn đò này đã tăng lên 17 hộ đò với gần 90 nhân khẩu. Cuộc sống của họ quanh năm chỉ bám trụ với con thuyền và nghề đánh cá nên cuộc sống gặp không ít khó khăn nhất là mùa mưa bão. Phía chính quyền địa phương cũng có dự án để đưa những hộ dân vạn đò này lên bờ định cư nhưng hiện giờ vẫn chưa thấy thực hiện.
Rời xóm vạn đò Thủy Phú khi màn đêm đã vây kín cả bầu trời, ánh điện từ các con thuyền xóm vạn cũng lần lượt sáng lên in bóng xuống dòng sông. Người lớn cùng với bộ nghề mưu sinh gấp gáp rời những con thuyền tiến thẳng ra phá Tam Giang mưu sinh. Những đứa trẻ thì khép lại một ngày đơn điệu trên chiếc thuyền với một giấc mơ về tương lai mịt mờ phía trước.
Hơn 10 năm qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương và dự án đưa những hộ dân vạn đò đang sống trên các con sông trong Thành phố Huế lên bờ định cư ở các phường Hương Sơ, Phú Hậu (TP Huế) và xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) với mức kinh phí hơn 100 tỷ đồng.
Dưới đây là những hình ảnh do PV ghi lại ở xóm vạn đò Thủy Tú, Hương Vinh, Hương Trà:
Hàng chục hộ dân vẫn đang phải sống chung với nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Những người dân vạn đò còn dùng chính nguồn nước bị ô nhiễm ngay mạn thuyền để rửa đồ ăn cũng như tắm giặt hàng ngày. Riêng chỉ có nước ăn là mua lại của những hộ dân sống trên bờ.
Bé Lê Thị Thu (12 tuổi) cũng như bao đứa trẻ khác hàng ngày vẫn rửa mặt, gội đầu, tắm ngay trên nguồn nước bị ô nhiễm.
Bữa cơm của gia đình anh Toan
Mệ Lê Thị Hồng ngồi buồn thiu trên thuyền nhìn lên khu dân cư với khát khao sớm được định cư trên bờ trước mùa mưa bão này.
Đó cũng là khát khao của bao đứa trẻ xóm vạn này muốn được lên bờ vui chơi như bao đứa trẻ khác chứ không phải quanh năm chỉ quanh quẩn với con thuyền chật hẹp.
Chỉ khi có người lớn ở nhà những đứa trẻ xóm vạn mới rón rén lên khu đất trống cạnh mạn thuyền để đùa vui
3 thế hệ bên con đò và sông nước
Những vẻ mặt lạ lẫm và ánh mắt thật hồn nhiên của những đứa trẻ xóm vạn khi đứng trước ống kính của chúng tôi. Tương lai của lũ trẻ sẽ lại tiếp tục đời cha ông của mình với những năm dài tháng rộng nếu như không có ngày được lên bờ?
Theo Dantri
Nữ công nhân đắng ngắt những cuộc tình vì yêu vội Thiếu thốn về vật chất và tình cảm, không ít nữ công nhân đã vội vàng yêu để rồi phải ngậm ngùi nhận về mình những vị mặn chát ... 2 lần mắc bẫy lừa của kẻ sở khanh Một ngày giữa tháng 6, chúng tôi tìm đến khu trọ công nhân nằm sâu trong một con hẻm nhỏ ở thôn Bầu (xã...