Hai năm chông gai phía trước của Obama
Việc đảng Cộng hòa chiếm lưỡng viện khiến con đường phía trước của Tổng thống Mỹ Obama trải đầy chông gai, nhưng nhiều người vẫn hy vọng ông sẽ kiên trì tới cùng với những ưu tiên của mình, bất chấp sự lực cản có thể đến từ quốc hội.
Ông Obama họp báo tại phòng phía Đông của Nhà Trắng sau khi có kết quả bầu cử giữa kỳ. Ảnh: MCT
Đảng Cộng hòa hôm qua đã giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ. Điều này rõ ràng tạo một thế khó cho Tổng thống Barack Obama khi nó đặt ra giới hạn đối với các chương trình nghị sự của ông và có khả năng buộc ông phải thực hiện nhiều điều chỉnh trong hai năm cuối nhiệm kỳ, theo Reuters.
Các thành viên đảng Cộng hòa cũng củng cố vị thế của mình tại Hạ viện. Khi Quốc hội mới đi vào hoạt động vào tháng một tới, lần đầu tiên kể từ năm 2006, đảng Cộng hòa sẽ điều hành lưỡng viện.
Việc đảng Cộng hòa nắm giữ toàn bộ quốc hội khiến ông Obama phải cân nhắc kỹ hơn mỗi khi đưa ra hành động hay áp dụng các chương trình cần đến sự ủng hộ của cả hai viện.
Tình thế mới cũng kiểm tra năng lực của tổng thống trong việc thỏa hiệp với các đối thủ chính trị mới được trao quyền, những người luôn phản đối chương trình nghị sự của ông, từ ngày ông được bầu làm tổng thống lần đầu tiên.
Dù hoàn cảnh như thế nào, ông Obama cũng sẽ phải đối mặt với những thay đổi tại Nhà Trắng. Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy 75% số người được hỏi tin rằng chính quyền cần “suy nghĩ lại” cách tiếp cận những vấn đề quan trọng mà nước Mỹ đang phải đối mặt. 64% cho biết ông Obama nên thay thế một số nhân viên cấp cao của mình sau cuộc bầu cử.
Nhân sự Nhà Trắng có khả năng phải đối mặt với thay đổi lớn khi nhiều thành viên đã quá mệt mỏi, mong muốn được rút lui.
McConnell, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky, người giành chiến thắng sát sao trước Lundergan Grimes, đại diện đảng Dân chủ, được dự đoán sẽ thay thế ông Harry Reid trở thành lãnh đạo đa số tại Thượng viện. Reid từng là một trong những người giúp ông Obama thông qua đạo luật về bảo hiểm y tế ObamaCare trước Thượng viện vào năm 2010.
Trong một cuộc điều tra ngày bầu cử, dân chúng có vẻ như mang một tâm trạng bi quan khi chỉ một phần ba số người bỏ phiếu tin rằng đất nước đang đi đúng hướng. Khoảng 40% cử tri cho biết họ chấp nhận những gì ông Obama đang thực hiện với tư cách là tổng thống.
Mặt khác, khi hưng phấn của chiến thắng bắt đầu lắng dịu, đảng Cộng hòa cũng phải chịu áp lực chứng minh cho người dân Mỹ thấy họ có khả năng điều hành, nhất là sau vụ việc xảy ra một năm trước, khi các cơ quan chính phủ phải ngừng hoạt động vì những vấn đề liên quan tới ngân sách. “Người Mỹ đang thất vọng với những gì xảy ra ở Washington, nhưng giờ trách nhiệm lãnh đạo thuộc về chúng tôi”, Reuters dẫn lời Ted Cruz, nghị sĩ đảng Cộng hòa, nói trên CNN.
Video đang HOT
Ông Mitch McConnell, nghị sĩ đảng Cộng hòa, người được dự đoán sẽ trở thành lãnh đạo đa số Thượng viện. Ảnh: AP
Những việc phải làm
Ông Obama có rất nhiều việc phải làm trong hai năm đầy khó khăn trước mắt. Giới phân tích tin rằng nếu ông Obama có thể đạt được thỏa thuận với Iran quanh vấn đề hạt nhân vào ngày 24/11 tới đây, đó sẽ là một thành công lớn, có tầm quan trọng bậc nhất với nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, giống với vai trò của chương trình ObamaCare đối với nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Điểm mấu chốt của thỏa thuận là đảm bảo Tehran không sở hữu vũ khí hạt nhân, tháo gỡ bế tắc mà ông Obama từng cảnh báo có thể dẫn tới chiến tranh.
Chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của ông Obama còn bao gồm cả việc rút quân khỏi Afghanistan. Hành động này chắc chắn sẽ vấp phải nhiều lời chỉ trích của đảng Cộng hòa khi hỗn loạn ở Iraq vẫn tiếp diễn và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo chưa đạt được thành tựu đáng kể.
Cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều cho rằng thương mại tự do có thể là nền tảng, tạo điều kiện cho sự hợp tác của hải đảng trong năm tới. Ông Obama đang theo đuổi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đầy tham vọng. Tuy nhiên, tổng thống lại muốn Quốc hội trao cho ông “thẩm quyền xúc tiến thương mại”. Điều này khiến các nhà lập pháp chỉ có thể bỏ phiếu đồng tình hoặc không trước bất kỳ thỏa thuận nào ông thực hiện.
“Đó là điều tốt nhất mà chúng ta có thể thực hiện được”, Yahoo News dẫn lời một thành viên Thượng viện đảng Dân chủ bàn về hiệp định thương mại được đề xuất. “Đây sẽ là di sản lớn của tổng thống”.
Nhưng một số quan chức chính phủ cảnh báo, khó khăn trong vấn đề này là hiệp định phải phụ thuộc vào các nền kinh tế châu Á, liệu châu Á có sẵn sàng để hàng hóa Mỹ xâm nhập tự do vào thị trường của mình hay không.
Nhập cư có lẽ là chương trình nghị sự được theo dõi sát sao nhất. Ông Obama hồi đầu năm hứa sẽ có những hành động dứt khoát quanh vấn đề này nhưng sau đó quyết định dời lại đến sau cuộc bầu cử. Câu hỏi lúc này là liệu ông có “kéo cò súng”, thực hiện những gì đã hứa hay không.
Nhà Trắng tương đối kín tiếng quanh chủ đề này. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho hay, ông Obama sẽ làm chậm lại, thậm chí dừng việc trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ nhưng không vi phạm luật hoặc có người thân định cư hợp pháp ở Mỹ.
Trước khi kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ được công bố, Nhà Trắng gửi đi tín hiệu thông báo rằng ông Obama sẽ chưa đưa ra những thay đổi quan trọng. Giới chức nhận định, tổng thống cuối cùng sẽ tìm được tiếng nói chung với Quốc hội.
“Tổng thống sẽ tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ ở Capitol Hill, dù là từ đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, những người sẵn sàng hợp tác với ông trong các chính sách mang lại lợi ích cho những gia đình trung lưu”, Reuters dẫn lời Josh Earnest, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho biết.
Jay Carney, cựu phát ngôn viên của tổng thống Obama, thì hy vọng ông sẽ thực hiện một “cú huých” đối với các ưu tiên của mình, không phụ thuộc vào sự thay đổi của quốc hội.
Vũ Hoàng
Tổng hợp
Ngày trở về của thiếu nữ đã được làm giỗ 2 năm
"Ngày em về nhà, trong túi chỉ có vài trăm ngàn. Đây là số tiền em giấu được lúc còn làm ở quán cà phê. Được trở về nhà sau 2 năm, gặp cha mẹ, anh em... là em hạnh phúc lắm rồi", thiếu nữ mất tích suốt 2 năm chia sẻ.
Cú điện thoại lúc 10h đêm...
Tin em T.T.X (15 tuổi, ngụ xã Tân Phong, huyện Giá Rai) bất ngờ trở về nhà sau 2 năm mất tích đã làm xôn xao cả một xóm đạo ven sông Cà Mau- Bạc Liêu. Nhiều người dân cho biết, cách đây 2 năm, em T.T.X (lúc đó chỉ mới 13 tuổi) bỗng dưng mất tích, gia đình không thể tìm được em, ngỡ rằng em đã chết nên lập bàn thờ cho em. Và mỗi năm gia đình đều cúng giỗ đúng cái ngày em X. mất tích.
Bất ngờ cách đây vài ngày, em X. liên lạc về cho một người quen ở gần nhà. "Lúc đó tui nhớ khoảng 10 giờ đêm, khi đang ngủ thì nhận được số điện thoại lạ gọi đến. Tui vừa bắt máy lên thì đầu dây bên kia nói "con là bé X. đây Út ơi". Tui hoảng hồn tỉnh dậy cứ tưởng nằm mơ gặp ma. Nhưng khi định tâm lại thì mới biết nó là bé X. mất tích 2 năm trước", bà Út kể lại thời khắc em T.T.X. liên lạc với bà.
Ngay sau đó, bà Út hỏi han tình hình và em T.T.X. cho biết em đang làm trong một quán cà phê ở quận 9, TPHCM. Em T.T.X. cho biết, em có địa chỉ trang facebook nên kêu bà Út tìm trên đó sẽ thấy hình của em. Sau đó, bà Út đã nhờ con trai lục tìm thì thấy hình của em T.T.X. trên trang facebook mang tên H.M. Nhận ra em T.T.X, bà Út liền báo cho gia đình em. Ngay sáng hôm sau, gia đình báo công an.
Qua các nghiệp vụ, Công an tỉnh Bạc Liêu đã tiếp cận đúng quán cà phê mà em X. đang làm ở TPHCM. Ngày 22/10, em X. được đưa trở về nhà trong niềm vui mừng khôn xiết của gia đình.
Em T.T.X. kể lại vụ việc với PV Dân trí. Ảnh: Giang Hải Yến
Ngày trở về của thiếu nữ 15 tuổi
Gặp chúng tôi tại nhà, em T.T.X. không ngần ngại chia sẻ những ngày tháng em làm việc ở quán cà phê trên TPHCM. Em kể, 2 năm trước, do nhà nghèo nên em đi bán vé số kiếm tiền phụ giúp gia đình. Một ngày, do bán còn tồn nhiều, sợ về sẽ bị cha mẹ la nên em đã đón xe đò lên TPHCM để kiếm việc làm. Khi đi em X. giấu không báo cho ai biết.
X. kể, khi lên bến xe miền Tây, một lái xe ôm hỏi thăm thì em X. nói em đi tìm việc làm. Ngay sau đó, lái xe ôm này nói sẽ giới thiệu cho em làm ở quán cà phê, mỗi tháng 3 triệu đồng. X. tin lời nên đi theo và sau đó lái xe ôm giao em cho một người khác lấy vài trăm ngàn đồng. Từ đó, X. phải làm việc trong quán cà phê mà sau đó em mới biết là quán cà phê ôm.
Em X. cho biết, quán cà phê mở cửa đón khách từ khoảng 8h sáng đến 12h đêm. "Chủ quán của em không có trả lương gì hết. Tụi em chỉ có tiền khách bo thôi. Mà ngày nào cũng có khách, quen có, lạ có nên có lúc em rất mệt nhưng cũng phải làm vì em thường được khách gọi lại ngồi", X. kể.
X. cho hay, em và các nhân viên trong quán chỉ ở trong quán chứ ít khi được chủ cho đi đâu. Chỗ ở thì chủ lo nhưng ăn uống thì chủ quán lấy tiền. Tiền bo của nhân viên giao cho chủ để chủ mua đồ và những chi phí sinh hoạt khác nên hầu như nhân viên không giữ được gì.
X. cũng cho biết, có một lần em bỏ trốn nhưng bị chủ phát hiện nên bị bắt lại. "Có lúc em và nhân viên trong quán cũng bị chủ quán chửi, đánh vì không vừa lòng chủ", X. nói.
Trong một lần tiếp khách, X. quen một người cùng quê nên đã nhờ người này liên lạc về với gia đình. "Em nhờ anh này xin số điện thoại của người ở quê em mà ảnh quen, sau đó, em đã gọi về cho cô Út hàng xóm. Rồi công an lên tìm em và đưa em về nhà", X. cho biết quá trình mình được đưa về nhà sau 2 năm ở TPHCM.
"Ngày em trở về chỉ có vài trăm ngàn trong túi. Đây là số tiền bo mà em giấu được lúc em làm ở quán cà phê. Với em thì được trở về nhà, được gặp cha ẹm, anh em là mừng lắm rồi. Em có mong mỏi gì nữa đâu", X. chia sẻ.
Bày tỏ thêm với chúng tôi, X. nói: "Giờ em ở nhà, cha mẹ em cũng không cho em đi đâu nữa. Chắc mai mốt em cũng tìm việc làm ở gần nhà để có tiền phụ gia đình. Em sợ lắm khi phải đi làm việc ở xa".
Giang Hải Yến
Theo Dantri
Viễn cảnh đầy chông gai của tân Tổng thống Ukraina Trước khi Petro Poroshenko vạch ra các ưu tiên của mình sau bầu cử ở Ukraina ngày 26/5, ông đã đối mặt với một loạt những tín hiệu "nhắc nhở" rằng công việc tương lai của ông ở vị trí Tổng thống sẽ đầy rẫy chông gai. Ngay từ sớm cùng ngày, các tay súng thân Nga đã phong tỏa sân bay trung...