Hai mũi tấn công mới của Nga với phương Tây
Phát triển kinh doanh tự do, tăng cường kinh doanh trực tuyến là hai mũi công mới nhất của Nga nhằm phá bỏ thế cấm vận của phương Tây đối với nền kinh tế Nga.
Tổng thống Putin tại Hội nghị Doanh nhân Nga ngày 24/12/2015
Theo hãng thông tấn TASS, phát biểu tại Hội nghị Doanh nhân Nga ngày 24/12, Tổng thống Putin nói rằng Nga sẽ phát triển kiểu kinh doanh tự do trong nước và hợp tác với nước ngoài để phá vỡ thế phong tỏa của phương Tây đối với Nga hiện nay.
Cụ thể, chính quyền Moskva có kế hoạch bắt đầu cuộc tham vấn giữa các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và ASEAN về việc hình thành đối tác kinh tế tiềm năng, ông Putin cho biết.
Tổng thống Nga thừa nhận năm 2015 là thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người người dân Nga, cho cộng đồng doanh nghiệp, và cho chính quyền các cấp.
“Sắp tới việc kinh doanh của chúng ta chắc chắn sẽ thích nghi với điều kiện mới. Điều chủ yếu là các công ty Nga không bị mất tầm nhìn chiến lược. Họ đang nâng cao hiệu quả, đầu tư vào cơ sở sản xuất mới và tìm cách phát triển các thị trường mới”- ông Putin nói.
Cũng tại Hội nghị doanh nhân Nga, Tổng thống Putin bảo đảm rằng chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nga sẽ cùng nhau hành động vì lợi ích phát triển của đất nước.
Trước đó ngày 22/12, tại diễn đàn kinh doanh trực tuyến được tổ chức lần đầu tiên ở Moskva, Tổng thống Putin đã đồng ý với đề xuất tăng cường ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Nga.
Video đang HOT
Trong bài nói chuyện của mình với các thành viên tham dự diễn đàn, Tổng thống Putin khẳng định nước Nga không thể nằm ngoài xu hướng chung của toàn thế giới rằng Internet có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò là động lực cho sự phát triển và hiện đại hóa đất nước.
Hơn thế nữa, theo ông Putin, đối tượng khách hàng trực tuyến của Nga xếp hàng đầu châu Âu về số lượng, với hơn 80 triệu người sử dụng và khoảng 62 triệu người online hàng ngày. Trong khi đó, thị trường kinh doanh trực tuyến ở nước Nga dù đang tăng trưởng nhanh, nhưng mới chỉ đóng góp 16% cho GDP và mới chỉ có một phần ba dịch vụ của Nhà nước và các thành phố được thực hiện trên Internet.
Tổng thống Putin cũng khẳng định, phải có chiến lược lâu dài cho sự phát triển của Internet ở Nga, cần phải sử dụng Internet như một động lực cho quá trình hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra một nền tảng công nghệ mới cho nền kinh tế, cho các lĩnh vực giáo dục và y tế. Và để thực hiện mục tiêu đó, người đứng đầu nước Nga quyết định sẽ có những ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp trực tuyến của Nga, và tất nhiên, những ưu đãi này sẽ không vi phạm các quy định của WTO.
Những động thái của Nga được đưa ra sau khi cả Mỹ và EU đồng loạt thông báo tăng cường các biện pháp cấm vận Nga do vai trò của nước này trong vấn đề Ukraina. Ngày 21/12, Liên minh châu Âu (EU) đã ra quyết định kéo dài trừng phạt kinh tế đối với Nga thêm sáu tháng nữa. Theo đó, lệnh trừng phạt Nga của EU sẽ kéo dài đến ngày 31/7/2016.
Một ngày sau đó, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ tiếp tục áp đặt cấm vận đối với 34 cá nhân và tổ chức ở Nga nhằm gây sức ép buộc nước này phải dừng những hoạt động liên quan đến Ukraina.
Theo Nh.Thạch/Tass, RIA
PetroTimes
Ả Rập Xê Út đang 'giết chết' kinh tế Nga bằng cuộc chiến giá dầu
Một năm trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali Naimi tuyên bố ông không quan tâm những gì xảy ra với Nga, nếu các nước sản xuất dầu thô không hợp tác với OPEC để giữ giá cả.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng những nước sản xuất dầu thô với hiệu suất cao là những nước xứng đáng có được thị phần", ông Ali Naimi nói, trước khi chỉ ra khu vực Tây Siberia của Nga là nơi không thực sự tốt trong chuyện sản xuất ra dầu thô có giá cả cạnh tranh.
Từ lúc đó, nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga đã đi xuống khi giá dầu lao dốc. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tăng trưởng GDP hằng quý của nước Nga, trích từ báo cáo gần đây nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về trạng thái của thị trường dầu mỏ thế giới. GDP của Nga đang đi lên cho đến thời điểm này vào năm ngoái, khi Ả Rập Xê Út báo hiệu rằng họ sẽ "bỏ quên" Nga và tiếp tục bơm dầu.
Cả năm nay, các nước xuất khẩu dầu mỏ đang trong một cuộc đua đến điểm đáy của giá dầu. Nga và Mỹ, cùng một loạt các nước khác, từ chối hợp tác với OPEC để giữ giá cao, do đó, Ả Rập Xê Út và OPEC đã và đang thực sự bơm vào thị trường nhiều dầu giá rẻ, có sức cạnh tranh.
Nguồn cung tăng, giá cả đi xuống. Đầu năm nay, một thùng dầu có giá 55 USD nhưng hiện nay chỉ còn ở cận mức 35 USD. Có thể thấy sự thay đổi này qua biểu đồ giá dầu WTI của Bloomberg.
Dầu vẫn sẽ tiếp tục rẻ. Báo cáo chuyên sâu về xu hướng năng lượng dài hạn của OPEC mới đây cho biết chỉ đến sau năm 2040, "vàng đen" mới có thể quay trở lại hơn 100 USD/thùng. Dầu rẻ cũng không tốt cho Ả Rập Xê Út, nhưng nước này lại có nhiều tiền hơn và dầu giá rẻ hơn so với Nga.
Cây bút Ambrose Evans-Pritchard của tờ The Telegraph nhận định quốc gia Trung Đông đang cố gắng buộc Nga vào OPEC: "Các quan chức thuộc Điện Kremlin nghi ngờ rằng mục đích chính sách của Ả Rập Xê Út là buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán, thuyết phục nước này gia nhập OPEC - nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ kiểm soát một nửa sản lượng dầu thế giới".
Người Nga không đồng ý với ý kiến trên. CEO hãng dầu khí Rosneft chia sẻ với tờFinancial Times hồi đầu năm nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin vốn nổi tiếng là người không muốn bị buộc phải làm bất cứ điều gì. Vì vậy, không rõ chiến lược của "người anh cả" trong OPEC sẽ có tác dụng hay không.
Một yếu tố khác là Mỹ
Cả Nga và Ả Rập Xê Út đều muốn nhìn thấy lĩnh vực sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đi xuống. Điều này sẽ giúp Nga gia tăng thị phần trong thị trường đang tăng trưởng Trung Quốc. Dù nhìn nhận những yếu tố trên như thế nào, thực tế là cả Nga và Ả Rập Xê Út đều đang và sẽ chịu đựng nỗi đau, hy vọng giá dầu quá thấp sẽ đủ để gây ảnh hưởng các giàn khoan ở Mỹ sau này. Trang Quartz viết: "Họ cho rằng dự trữ tiền mặt khổng lồ của họ cho phép họ chịu đựng bất cứ mức giá nào, trong bao lâu cũng được để cuối cùng có thể ngưng hoạt động bớt các giàn khoan dầu đá phiến Mỹ".
Cuộc chiến giá cả khiến Nga phải trả giá đắt. Dưới đây là biểu đồ của OPEC về tỷ lệ thất nghiệp hằng tháng của nước Nga.
Nga không phản ứng trước thực trạng bằng cách sa thải người lao động vì ở mức 5,5% thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn khá thấp, mà xoay sở bằng cách giảm tiền lương và giờ làm việc. Hai biểu đồ của OPEC dưới đây về doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp thể hiện người Nga về cơ bản đã giảm làm việc và bớt mua sắm càng nhiều càng tốt.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
EU gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng: Con dao hai lưỡi Các nhà lãnh đạo EU ngày 21/12, đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, liên quan khủng hoảng Ukraine. Lệnh trừng phạt mới sẽ được áp dụng sau khi các lệnh trừng phạt hiện hành hết hiệu lực vào cuối tháng 1/2016. Động thái trên của Liên minh châu Âu đã ngay...