Hai món ăn vặt có biến tấu lạ từ đậu hũ
Thực khách có thể thưởng thức đậu hũ hấp rau răm hay đậu hũ kết hợp trứng bắc thảo chiên giòn, ăn kèm chà bông, mỡ hành.
Đậu hũ chiên trứng bắc thảo là món ăn được lòng khá nhiều cư dân quận 4, món do chủ quán nướng Chị Hai, địa chỉ ở số 1/4 Hoàng Diệu, phường 13 tự nghĩ ra công thức bán từ nhiều năm nay. Đậu hũ có nguyên liệu chính là trứng gà và trứng bắc thảo.
Đậu hũ chiên trứng bắc thảo lạ miệng ở quận 4. Ảnh: Bảo Trang
Phần đậu hũ trứng non hòa với trứng bắc thảo, cho vào khay rồi đem hấp chín, để nguội. Khi có khách gọi món, chủ quán mới lấy phần đậu hũ đã hấp đem chiên trong nồi ngập dầu cho đến khi vỏ vàng giòn bên ngoài. Đậu được cắt thành từng miếng vừa ăn, cho thêm một lớp chà bông dày và mỡ hành, có kèm rau thơm và chấm với tương ớt đơn giản.
Món ăn ấn tượng nhờ sự nóng hổi, dậy mùi thơm béo của trứng gà, phần vỏ ngoài giòn trong khi phần nhân bên trong mềm mịn, ăn như tan trong miệng. Món không có quá nhiều gia vị nêm nếm, vị mặn đến từ chà bông ăn kèm, thêm ít cay nhẹ của tương ớt. Riêng phần trứng bắc thảo được nhận xét có khá ít trong món ăn nên mùi vị không rõ ràng.
Video đang HOT
Mỗi miếng đậu hũ có giá khoảng 80.000 đồng cho phần 2 người ăn. Ngoài ra quán cũng bán thêm các món lẩu, nướng, chiên, xào phục vụ thực khách.
Đậu hũ hấp rau răm là món ăn khá phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, du nhập vào Sài Gòn và trở thành cơn sốt ở các hàng ăn vặt. Đây cũng là món ăn ngon, giản dị được nhiều người ăn chay lựa chọn hàng ngày. Đậu hũ chiên được chủ quán mua về đem hấp trong nồi nước sả để làm mềm mịn và dậy mùi thơm tự nhiên. Miếng đậu được tách đôi, cho thêm muối tiêu, ớt cay ngọt và vị chua của tắc, kẹp thêm rau răm tươi, giá chỉ từ 5.000 đồng mỗi miếng. Hiện nhiều cửa hàng đã biến tấu cho thêm khô gà, khô bò, trứng cút… để tăng hương vị cho món ăn.
Hàng đậu hũ gợi ý cho thực khách ở số 600, đường Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, TP Thủ Đức hoặc tiệm ăn vặt Thành Hý, 27/96, Lý Nam Đế, phường 7, quận 11.
Làm bánh bột lọc 'nhanh như chớp'
Bạn trộn bột năng với nước sôi, nhồi khoảng 10 phút là xong phần vỏ bánh bột lọc kiểu miền Trung.
Làm bánh bột lọc không khó nhưng khiến nhiều người e ngại ở khâu nấu bột vì phải khuấy liên tục. Chỉ vài phút lơ đễnh, nồi bột có thể bị khét ngay. Hơn nữa, bạn còn tốn thời gian ngâm, rửa sạch bột dính dưới đáy nồi sau khi nấu. Chính vì làm cực nên không ít người chọn mua bánh làm sẵn cho tiện. Tuy nhiên, giữa thời điểm giãn cách xã hội, hàng quán đóng cửa thì cách duy nhất là bạn phải xắn tay áo vào bếp khi thèm bánh bột lọc. Lúc này, gợi ý cho bạn là hãy dùng bột năng pha nước sôi, không cần nấu vẫn có thể nhanh chóng cho ra đĩa bánh bột lọc đúng vị.
Bánh bột lọc sau khi hấp.
Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị nhân bánh gồm tôm và ba rọi. Nên chọn những con tôm sông nhỏ, thịt ngọt, làm sạch đuôi, râu và không bóc vỏ để cảm nhận được độ giòn trong con tôm. Cẩn thận hơn, bạn xẻ dọc con tôm lấy chỉ sống lưng. Thịt ba rọi thái hạt lựu. Cả hai đem ướp với tiêu, hạt nêm, đường và nước mắm trong 15 phút cho thấm. Sau đó, lần lượt xào chín thịt ba rọi và tôm. Bạn có thể xào hai thứ cùng lúc hoặc tách riêng tùy ý. Đừng ướp nhân mặn vì bánh phải ăn kèm nước mắm.
Bên cạnh bột lọc thì bột năng cũng là nguyên liệu hay được dùng để làm bánh bột lọc. Thông thường, người ta sẽ cho bột, nước, muối, đường và dầu ăn vào nồi, bắc lên bếp rồi quậy không ngừng để bột không bị đóng dưới đáy nồi. Tới khi hỗn hợp đặc dần nhưng vẫn còn màu trắng đục thì tắt bếp, đem gói lá chuối ngay khi bột còn nóng.
Còn cách đơn giản hơn là bạn chuẩn bị 800 gram bột năng, nửa muỗng cà phê muối và 300 ml nước sôi già. Bạn trộn bột và muối, cho vào tô, tạo một lỗ hổng như miệng giếng ở giữa. Tiếp đến, bạn đổ từ từ nước sôi già (nước nấu sôi lâu) vào lỗ hổng, dùng muỗng trộn dần bột với nước. Nên chia thành nhiều lần, mỗi lần đổ một ít nước tránh bị bỏng. Khi đổ hết 300 ml nước, bạn bắt đầu dùng tay nhào bột. Châm thêm nước sôi nếu bột bị khô, còn bột quá loãng thì thêm bột. Cứ thế, bạn nhào tới khi bột không dính tay, màu trắng đục mịn màng là đạt.
Bột năng khi đang nhồi.
Bột nhồi xong vo thành từng viên nhỏ rồi cán thành miếng hình tròn. Muốn nhanh hơn thì bạn dùng chày lăn bột cán mỏng cả cục bột thành miếng to, sau đó dùng miệng ly tạo hình thành từng miếng bột nhỏ, cho nhân tôm thịt lên trên, dán thật chặt hai mép miếng bột lại nhằm tránh bánh bị bể khi luộc. Cuối cùng, bạn thả viên bánh bột lọc vào nồi nước sôi cùng với nửa muỗng cà phê dầu ăn, luộc khoảng 2-3 phút tới khi vỏ bánh trong trở lại là xong.
Đun sôi dầu ăn rồi đổ vào chén hành lá thái mỏng làm mỡ hành. Thêm ớt bột vào dầu ăn nóng làm sa tế ớt, cho vào chén nước mắm pha theo khẩu vị gia đình. Sau khoảng 40 phút chế biến, bạn có ngay đĩa bánh bột lọc trần vừa dẻo vừa thơm cho cả nhà ăn sáng. Bánh chưa luộc đặt trong hộp kín có thể trữ trong ngăn đông cả tuần. Khi nào ăn chỉ việc lấy ra hấp hoặc luộc mà không cần rã đông trước, khá tiện.
Set bánh bột lọc, nước mắm, mỡ hành.
Món ăn vặt ngon "thần sầu" ai đoảng đến mấy cũng có thể làm được Bánh tráng cuốn từ lâu đã trở thành món ăn vặt vạn người mê ở miền Nam. Những năm gần đây, món này cũng đang dần trở thành món tủ của các tín đồ ẩm thực phía Bắc. Nguyên liệu: - Xoài (nên chọn xoài Thái để có độ giòn và không quá chua) - Ruốc (chà bông) - Trứng cút luộc -...