Hái mít xanh rồi bổ theo cách chẳng giống ai, dân tình ngỡ ngàng khi biết là món ăn đặc sản miền Trung cực “đưa cơm”
Hóa ra, người đàn ông Hà Tĩnh không phải lãng phí mít mà đang chế biến 1 món ăn đặc sản.
Mít là loại quả khi chín có mùi thơm, hương vị ngọt ngào nên được lòng rất nhiều người. Tuy nhiên, quả mít thì to nặng là thế nhưng sau khi bỏ đi phần vỏ, hạt, xơ thì múi ăn được cũng chẳng là bao. Vậy nên, giá của loại quả này nhìn chung không phải rẻ. Và để ăn cho thỏa cơn thèm thì cũng khá hao tiền tốn của.
Trong khi nhiều người “lần chẳng ra” thì mới đây, một người đàn ông lại đi hái mít xanh khiến ai nấy tiếc đứt ruột. Và bất ngờ hơn chính là cách bổ chẳng giống ai của chủ thớt. Đoạn clip này sau khi được đăng tải trên Tiktok đã nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt xem và hàng nghìn lượt thả tim.
Người đàn ông bổ mít non theo cách chẳng giống ai hóa ra là đang làm món đặc sản miền Trung. (Nguồn Tiktok)
Theo đoạn clip, người đàn ông này chọn 1 quả mít khá to nhưng còn xanh và non, sau đó dùng dao cắt nhẹ 1 lớp vỏ gai bên ngoài. Tiếp đó, chủ thớt rửa sạch, dùng nạo để nạo thành dạng sợi và dùng dao cắt lát mỏng.
Xưa nay mọi người có thể bổ mít theo dạng dọc hay ngang nhưng tuyệt nhiên chưa thấy cách làm như của người đàn ông này. Chính vì thế, nhiều người tưởng rằng chủ thớt “rảnh rỗi sinh nông nổi” và đầy tiếc nuối chứng kiến loại quả ngon lành đang bị… phá hoại.
Tuy nhiên, sự thật là người đàn ông này đang chế biến 1 món ăn đặc sản miền Trung chứ không phải bổ mít sai cách như nhiều dân mạng nghĩ. Cụ thể thì đây là nhút mít – 1 món ăn quen thuộc của nhiều miền vùng ở Nghệ An, Hà Tĩnh…
Món nhút mít – đặc sản miền Trung.
Để chế biến được món ăn này, mít phải là quả còn hơi non hoặc xanh ương. Khi đó, hạt mít chưa đủ độ già nên chưa có lớp vỏ lụa, dùng làm nhút sẽ ngon hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
- Sả rửa sạch, đập dập và thái nhỏ.
- Ớt rửa sạch, để nguyên quả.
- Lạc (đậu phộng) rang chín, đập dập.
Cách thực hiện
Bước 1: Gọt lớp vỏ gai bên ngoài sau đó rửa sạch để hết nhựa.
(Ảnh cắt từ clip)
Bước 2: Đặt quả mít đã gọt vỏ gai vào chiếc nong/nia lớn, sau đó dùng nạo, nạo thành dạng sợi dài.
(Ảnh cắt từ clip)
Bước 3: Hết lớp cùi ngoài thì bắt đầu dùng dao cắt thành từng lát mỏng.
(Ảnh cắt từ clip)
Bước 4: Cho mít đã thái, cắt mỏng vào chậu ngâm nước gạo cho sạch nhựa.
Bước 5: Khi mít đã trắng thì vớt ra, rắc muối vào trộn đều, ước lượng sao cho vừa vặn, không quá mặn cũng không quá nhạt.
(Ảnh cắt từ clip)
Bước 6: Trộn mít cùng với tỏi, sả từng chút một rồi cho vào hộp. Cứ được 1 lớp dày khoảng 4cm thì bỏ ớt vào. Làm tương tự cho tới khi đầy hộp.
Bước 7: Đặt vật nặng sạch lên trên cùng để nén. Sau đó đổ nước sôi để nguội cho xâm xấp rồi đậy nắp hộp, giữ nơi khô ráo.
(Ảnh sưu tầm)
Bước 8: Khi nào ăn, vớt nhút ra đĩa, rắc thêm chút lạc rang đã giã dập lên trên. Nhút mít có vị chua chua, mằn mặn, ăn dai dai lại giòn giòn cực đưa cơm.
Có thể làm chén chẻo – một loại nước chấm làm từ lạc rang giã nhuyễn, đường, mắm và ớt để chấm nhút. Nhút mít và chẻo được xem là sự kết hợp hoàn hảo, là món ăn cực đưa cơm của người miền Trung.
Nhút mít có thể ăn trực tiếp hoặc nấu cùng với cá, nấu thịt… (Ảnh: Mẹ vắng nhà)
Ngoài cách làm nhút mít như trên, nhút còn có thể làm từ phần xơ của quả mít đã chín. Sau khi ăn hết mít, nhặt xơ, đem rửa và làm tương tự.
Sau khi được những người con miền Trung “khai sáng”, nhiều dân mạng mới ồ à vì sự thật phía sau cách bổ mít kì quặc của người đàn ông. Đặc biệt, không ít người ngỏ ý sẽ tận dụng phần xơ mít để làm món ăn “đưa cơm” này.
Thưởng thức món bánh bột lọc lâu năm ở Đà Lạt
Bánh bột lọc là món ăn đặc sản của miền Trung, tuy nhiên nó đã được du nhập đến Đà Lạt và thành món ăn dân dã nổi tiếng ở đây. Ở phố núi có hàng bánh bột lọc chuẩn Huế với tuổi đời khá cao mà người dân Đà Lạt không ai là không biết.
Món bánh hấp dẫn mang trong mình hương vị khó cưỡng
Bánh bột lọc là món ăn đơn giản không cao sang nhưng nó chứa đựng rất nhiều tình cảm của người tạo nên. Nhờ những bàn tay khéo léo, những chiếc bánh nhỏ nhắn với hương vị thơm ngon đã chiếm được tình cảm của rất nhiều người.
Để làm nên được những chiếc bánh béo ngậy và thơm dẻo thì đòi hỏi người làm phải có nhiều kinh nghiệm. Bánh bột lọc ở Đà Lạt chủ yếu là bánh mặn nên nguyên liệu khá đơn giản: vỏ bánh được làm từ bột năng, nhân bánh gồm tôm rim và thịt ba chỉ, tất cả gói lại trong một chiếc lá chuối thật xanh rồi đem đi hấp.
Hàng quán của cô Liễu bán bánh lọc, bánh nậm và bánh bèo nhưng bánh lọc ở đây có lẽ ngon bật nhất phố núi. Tiệm mở từ rất sớm, tầm khoảng 5h sáng cô đã mở cửa và chuẩn bị, thời gian đóng cửa vào khoảng 18h. Bánh lọc của quán dẻo nhưng không bị dai, có mùi thơm nức mũi, cắn một miếng đã cảm nhận được hương vị của tôm rim và thịt ba chỉ béo béo, mặn mặn, kết hợp thêm nước chấm chua ngọt thì không còn gì bằng.
Món ăn bình dân nhưng được nhiều người yêu thích
Bánh ở quán sẽ được lột sẵn vỏ và bỏ vào dĩa, bạn chỉ việc thưởng thức, rất vệ sinh và tiện lợi. Một phần chỉ 15000 đồng nhưng được cho rất nhiều và trang trí bắt mắt, quán cũng có bán mang về nên nếu chưa đã thèm bạn có thể mua thêm để thưởng thức sau.
Quán có diện tích khá nhỏ nên tránh đến vào những giờ cao điểm vì có thể bạn sẽ phải xếp hàng đợi vì hết chỗ. Một điểm khiến quán lúc nào cũng đông khách ngoài chất lượng thơm ngon của các món ăn là vì chủ quán rất nhiệt tình, niềm nở, đậm chất của người Đà Lạt: rất dễ thương và hiếu khách.
Một phần với giá chỉ 15.000 đồng nhưng chất lượng không thể chê
Bánh bột lọc là món ăn đơn giản nhưng ấm áp lòng người. Nếu bạn là tín đồ của những món ăn Huế hay đơn giản chỉ là những đứa con xa quê hãy đến đây thưởng thức, biết đâu lại tìm được hương vị mà mình kiếm tìm lâu nay.
Về Quy Nhơn tắm biển và thưởng thức loạt món ngon nổi tiếng Bánh canh da heo, bánh mì lagu, bún khô...là những món ăn đặc sản mà du khách nên thử khi đến Quy Nhơn. Bánh canh da heo (Ảnh:@_hang.nu_) Đây là món ăn bình dân khá nổi tiếng ở Quy Nhơn. Bạn có thể tìm thấy bánh canh da heo quanh các vỉa hè. Nước dùng đậm đà cùng với bánh canh dai, dẻo,...