Hai máy bay Trung Quốc sản xuất gặp nạn trong một ngày
Chiếc máy bay Tây An MA60 do Trung Quốc sản xuất ngày hôm qua đã gặp thêm 2 sự cố hạ cánh nữa, làm dấy lên lo ngại về mức độ an toàn của loại máy bay này tại Indonesia và Myanmar.
Chiếc máy bay gặp nạn khi hạ cánh ở Indonesia bị gãy làm đôi.
Chiếc máy bay của hãng hàng không Merpati Nusantara Airlines chở theo 50 người đã hạ cánh “cứng” xuống một sân bay ở miền đông Indonesia, khiến cả 2 động cơ của nó chà xuống đường băng. Trong khi đó, một chiếc máy bay của hãng hàng không nội địa Myanma Airways cũng lao ra khỏi đường băng khi hạ cánh ở Myanmar.
Máy bay Merpati khi gặp nạn đang chở theo 46 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn. 9 hành khách đã được nhập viện điều trị.
Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra, song các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy cả hai cánh máy bay đều bị đẩy về phái trước, còn động cơ chà sát xuống đường băng trong khi phần bánh hạ cánh ở phần đầu có vẻ như biến mất. “Chiếc máy bay bị hư hại nặng. Tôi cho rằng nó không thể sử dụng được nữa”, người phát ngôn của hãng hàng không Merpati, ông Herry Saptanto, cho hay.
Ety, mẹ của em bé duy nhất trên máy bay, cho biết bà nhìn thấy khói bên trong khoang máy bay trước khi nó hạ cánh.
Video đang HOT
Chiếc máy bay Tây An MA60 được sản xuất vào năm 2007 và được Merpati sử dụng từ năm 2010.
Hồi tháng 5/2011, một chiếc máy bay MA60 của hãng Merpati cũng lao xuống biển ở miền đông Indonesia, khiến toàn bộ 25 người trên khoang thiệt mạng.
Indonesia là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất châu Á, nhưng cũng có lịch sử mất an toàn. Hồi tháng 4, một máy bay của hãng Lion Air đã phi nửa thân xuống biển, khi trượt đường băng ở khu nghỉ mát Bali. May mắn toàn bộ 108 người trên khoang sống sót.
Một báo cáo ban đầu của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia kêu gọi hãng hàng không giá rẻ này ngay lập tức phải đáp ứng những mối lo ngại về an toàn, như đào tạo thêm cho phi công trong những trường hợp hạ cánh khẩn cấp. Năm 2007, Liên minh châu Âu đã cấm tất cả các hãng hàng không Indonesia do thiếu quy định an toàn quốc tế. Lệnh cấm hiện đã được dỡ bỏ với một số hãng, do đã có cải thiện song Lion Air và Merpati vẫn nằm trong danh sách đen.
Trong khi đó, truyền hình nhà nước Myanmar phát hình ảnh chiếc máy bay MA60 khác trượt khỏi đường băng ở Kawthaung, đông nam Myanmar sau khi bay từ Yangon.
Chiếc máy bay chở theo 4 thành viên phi hành đoàn và 60 hành khách đã dừng ở bụi rậm, cách đường băng khoảng 60m, với khói bốc lên từ cánh quạt bên trái. Cánh quạt ở cả hai bên cánh đều bị hư hại.
Vụ tai nạn xảy ra khi Myanmar đang ở giai đoạn bùng phát về du lịch, sau khi thực hiện những cải cách dân chủ được phương Tây hoan nghênh và dỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt.
Hồi giữa tháng 5, cũng chiếc máy bay MA60 do Trung Quốc sản xuất này của hãng Myanma Airways bị hạ cánh vượt đường băng ở Shan State, miền đông nước này, với nguyên nhân được cho là do phanh hỏng, khiến 2 người bị thương.
Mối lo ngại về an toàn hàng không ở Myanmar cũng đặc biệt tăng cao kể từ vụ tai nạn khi hạ cánh hồi tháng 12 năm ngoái tại sân bay cũng ở Shan State, khiến 2 người chết và các du khách nước ngoài tháo chạy khỏi chiếc máy bay bốc khói.
Theo Dantri
Sau Mỹ, đến Nhật ra sức lôi kéo Myanmar khỏi Trung Quốc
Chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama tiếp Tổng thống Myanmar trong chuyến thăm lịch sử tại Washington, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tới thăm chính thức nước láng giềng của Trung Quốc cùng với tuyên bố sẽ cung cấp "mọi hỗ trợ có thể có".
Ông Abe đang muốn thắt chặt quan hệ với Myanmar
Tuyên bố trên được ông Abe đưa ra trong chuyến đi tới một khu công nghiệp lớn gần cố đô Yangon. Theo hãng tin AFP, ông Abe đã hết lời ngợi khen dự án Thilawa với quy mô 2400 ha được Nhật và Myanmar cùng triển khai như một biểu tượng cho sự "hợp tác song phương". Dự án trên bao gồm một hải cảng và một đặc khu kinh tế.
Vị thủ tướng Nhật cũng khẳng định chính phủ của ông "sẵn sàng cung cấp mọi sự hỗ trợ có thể có" cho quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong công cuộc tái thiết đất nước. "Nhật Bản rất vui được hỗ trợ quá trình xây dựng đất nước của Myanmar", ông Abe tuyên bố.
Chuyến thăm của ông Abe được xem là nhằm khẳng định trình độ cao của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, với giới chức Myanmar. Hiện Myanmar đang rất cần các khoản đầu tư nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, vốn đang rất được chờ đợi.
"Đặc khu kinh tế Thilawa là một dấu ấn trong quan hệ giữa hai chính phủ cũng như lĩnh vực kinh tế tư nhân", Set Aung, thứ trưởng Bộ kế hoạch và phát triển kinh tế quốc gia của Myanmar khẳng định.
"Dự án này sẽ đem lại những thành công nhanh chóng cho người dân Myanmar cũng như các doanh nghiệp Nhật", nhất là trong việc tạo công ăn việc làm và "hỗ trợ kỹ thuật", vốn rất cần thiết, ông Aung nói tiếp.
Dự án nêu trên được Nhật và Myanmar quyết định triển khai hồi tháng 12 vừa qua với dự định hoàn tất vào năm 2015.
Chuyến đi của ông Abe đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1977 một thủ tướng Nhật tới thăm quốc gia từng bị chính quyền quân sự cai trị này. Không giống các quốc gia phương Tây, Tokyo vẫn duy trì quan hệ thương mại với Myanmar cả trong giai đoạn chính quyền quân sự nắm quyền cho tới tận năm 2011, với lập luận rằng một chính sách quá cứng rắn có thể khiến quốc gia này ngả về phía Trung Quốc.
Trong chuyến thăm này, ông Abe dự kiến sẽ công bố khoản hỗ trợ phát triển lên tới 1 tỷ USD và kế hoạch xây dựng mạng lưới điện toàn quốc cho Myanmar, như một phần trong chiến lược quảng bá cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng của Nhật ra thế giới.
Là chủ nợ lớn nhất của Myanmar, Nhật Bản năm ngoái đã đồng ý xóa nợ 6,6 tỷ USD cho Myanmar đồng thời cung cấp thêm các khoản vay để giúp nước này trả nợ cho ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và ngân hàng thế giới (WB).
Theo Dantri
Bí ẩn quanh loại rượu Triều Tiên xuất sang Mỹ Với những người sống ở Mỹ, việc thưởng thức các hương vị Triều Tiên là một điều không dễ dàng. Chỉ có một nhà hàng nổi tiếng của nước này ở khu vực D.C, nơi nhà bếp thuộc quyền điều hành của một cựu gián điệp, song cơ sở này đã bị đóng cửa từ năm ngoái. Mặc dù vậy, có một loại...