‘Hai mặt’ của việc lấy chồng
Bạn được cầm rất nhiều tiền do đức ông chồng, nhưng lại phải đau đầu lo tính toán thu chi nợ nần…
Ảnh minh họa
1. Lấy chồng, cái thích đầu tiên là cảm giác hãnh diện vì tạo công ăn việc làmcho rất rất nhiều người trong gia đình họ mạc hai bên – đứng ra tổ chức lễ cưới cho bạn; tự hào vì có điều kiện giúp đám bạn trong “ham vui club” được dịp tụ tập, đàn đúm.
Nhưng có được ngày trọng đại này sẽ phải lo một khoản không nhỏ, đừng trông chờ bố mẹ đỡ đạn giùm, kẻo có ngày ai đó sẽ thỏ thẻ đến tai: “Con dâu đích thực mẹ cha mua về” nên buộc phải làm tròn bổn phận, nghĩa vụ cùng một lô xích xông trách nhiệm.
Giải pháp: Việc tổ chức tiệc cưới, mua sắm cho tổ ấm, “liệu cơm mà gắp mắm”, tự túc là hạnh phúc nhé!
2. Sẽ có một lái xe tình nguyện, chân thành và nhiệt tình đưa đón đến nơi bạn cần, khỏi phải thân gái dặm trường đi xe máy hoặc chen lấn trên xe buýt, xe khách chật như nêm và dễ bị “bán” dọc đường những ngày lễ, tết.
Nhưng đôi khi hắn sẽ “nổi dậy” dẫn bạn đến những nơi bạn không muốn đến.
Giải pháp: Đành gạt cái tôi cá nhân, hòa mình vào không khí chung, có đi có lại.
3. Nếu bạn dẻo miệng một chút sẽ có được tay sai đắc lực giúp việc vặt như: Đổ rác, đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, massage…
Nhược điểm: Do không chuyên nghiệp và chưa được đào tạo bài bản nên rất có thể nhân viên này sẽ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí còn để lại hậu quả khiến khổ chủ phải âm thầm giải quyết.
Vấn đề là phải có thời gian và sự nhẫn nại của… người vợ.
Video đang HOT
4. Sẽ có một cái gối vừa để ôm vừa để gác chân rất hữu hiệu, êm ái, ấm áp hơn bọn thú bông nhiều, nhất là vào mùa đông lạnh. Nhưng phải lưu ý kẻ xấu dành hết chăn khiến bạn run nhong nhóc đến tỉnh cả ngủ.
Cần kiếm một cái chăn dài hơn, cuộn tròn như kén tằm song giải pháp này làm bạn khó thực hiện được sở thích gác, do còn bận giữ chăn khư khư.
5. Bạn được cầm rất nhiều tiền do đức ông chồng khôn hồn nộp gần hết lương và các khoản thu nhập khác.
Nhưng đau đầu lo tính toán thu chi nợ nần, chả dám tiêu hoang vì luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ, đề phòng trường hợp chồng kinh doanh, làm ăn thua lỗ phải đền bù thiệt hại, quay về tróc nợ mình. Ngày trước thì “con dại cái mang” còn giờ chồng mà dại vợ sẽ được mang.
Giải pháp: Gắng làm chủ túi tiền của mình dự phòng tình trạng khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng trầm trọng đến lợi ích và hạnh phúc gia đình.
6. Lấy chồng nghĩa là sẽ có một người đưa đôi bàn tay cho bạn nắm bất kể lúc nào, mang lại cảm giác tin cậy, tràn đầy niềm hân hoan.
Song có đôi khi họ chìa đôi tai ra để bạn kéo về mỗi khi họ lử khử do uống rượu, thậm chí có những lúc say quá, đành giơ chân cho vợ lôi vào nhà, bệ rạc và vô cùng nhếch nhác.
Cần kiên nhẫn và phải kiên nhẫn. Không nên quát ầm ỹ làm xấu mặt cả hai, nên cười tươi cho đời nở hoa, sau đó về nhà hẵng hay, kế sách tuyệt nhất là hãy chụp ảnh hai đứa đang nắm tay nhau thắm thiết và để cạnh đó tấm ảnh chồng say để vợ phải nắm chân, đắt giá và hữu dụng phải biết.
7. Có một người chìa vai cho bạn ngả đầu, có người giang tay ra che chở và luôn sẵn sàng bảo vệ bạn, nhưng đôi khi cánh tay ấy có tác dụng ngược vì bạn đã trót nói vài lời không lọt tai. Giải pháp khi chiến tranh bùng nổ, im lặng là vàng, bởi “yếu trâu còn hơn khỏe bò”, mình chẳng đấu lại được đâu, thôi đành quân tử ém mình, chờ thời cơ phản kháng.
Còn nhiều nữa, bạn cứ lấy chồng đi, xuất bản được cẩm nang ngay thôi mà!
Theo Dân Trí
Báo động trào lưu teen tự tử ở Ấn Độ
(Zing) - Ngôi nhà nhỏ xíu của Neha Sawan ở Mumbai (Ấn Độ) dường như không còn sự sống nữa, kể từ khi cô bé 11 tuổi này treo cổ tự tử bên cửa sổ.
Vài tuần đã trôi qua nhưng ba mẹ Neha vẫn còn sốc nặng. Trông họ rất bàng hoàng và phờ phạc vì mất ngủ, còn người bà quẫn trí của cô bé nói với giọng vỡ òa: "Chúng tôi không còn nghĩ được gì và không thể tin nổi chuyện đã xảy ra".
Neha, 11 tuổi, là một trong những em nhỏ nhất tại Mumbai tự tìm đến cái chết. Các số liệu cho thấy ngày càng nhiều teen ở trung tâm tài chính này của Ấn Độ đang hủy hoại chính mình.
Trường Sharadashram Vidyamandir choáng váng trước vụ tự sát của nam sinh 12 tuổi Shushant Patil. (Ảnh: BBC)
Những con số "chóng mặt"
Dân địa phương không thể giải thích nổi tại sao các vụ teen tự tử lại xảy ra hầu như mỗi ngày ở Maharashtra, một trong những bang phát triển nhất, và ngay tại thủ phủ Mumbai. Tổng vụ việc từ đầu năm đến ngày 26/1 đã lên tới con số 32, với tỉ lệ hơn 1 vụ/ngày.
Trong khi chưa có dữ liệu so sánh với cùng kì năm 2009, giới chức trách Mumbai đều nhất trí rằng xu hướng tự vẫn ở teen đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Các chuyên gia tâm lý và giáo viên cũng đồng tình khi cho rằng nguyên nhân chính là trẻ em ngày càng gánh nhiều áp lực thi cử.
Phạm vi của vấn đề không thể ngăn chặn trên diện rộng này đang làm chóng mặt người dân Ấn Độ nói chung và bang Maharashtra nói riêng. Hơn 100.000 người tự tử tại nước này mỗi năm và con số kết thúc đời mình của Mumbai là 3 người/ngày. Tự vẫn là một trong 3 lý do hàng đầu dẫn đến cái chết của các đối tượng từ 15 đến 35 tuổi và gây ra tác động tiêu cực về tâm lý, xã hội cũng như tài chính lên gia đình lẫn bạn bè người chết.
Catherine Le Gals-Camus, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người khắp thế giới chết vì tự tử hơn là từ tất cả những vụ giết người và chiến tranh cộng lại. "Cần có hành động chung tay toàn cầu để ngăn chặn con số vô lý này", bà nhận định.
Đứng trước tình hình đáng báo động đó, giới chức trách Mumbai đã bắt đầu chiến dịch Life is Beautiful (Cuộc sống tươi đẹp), nhắm tới việc giúp đỡ những học sinh đang chống chọi với sức ép học hành. Nhóm chuyên gia tâm lý đang đến thăm các trường công của thành phố này mỗi tuần một lần và hướng dẫn giáo viên tháo gỡ một số rắc rối của học trò.
Trường Sharadashram Vidyamandir thường tổ chức những cuộc họp giữa phụ huynh với giáo viên, để trao đổi về cách xử lý các áp lực mà học sinh phải đối mặt. Nhưng điều đó không ngăn được Shushant Patil, 12 tuổi, tìm đến cái chết; nam sinh này được phát hiện treo cổ tự tử trong toilet trường hôm 5/1.
Hiệu trưởng Mangala Kulkarni nghĩ các gia đình cần chủ động giải quyết mọi chuyện, không để con mình rơi vào trạng thái stress. "Trẻ em không nhận thấy chúng có nhiều ngả rẽ khác, chứ không chỉ vươn lên bằng thành công về học vấn. Chúng cần được gia đình giúp giải tỏa áp lực này ngay từ thời thơ ấu", bà nói.
Lý giải của chuyên gia tâm lý
Một đường dây hỗ trợ tại Mumbai mang tên Aasra đã hoạt động vài năm qua để giải quyết vấn đề này. Giám đốc Johnson Thomas cho biết các khó khăn mà trẻ em thời nay đang đối mặt rất đa dạng: "Các em phải chịu đựng căng thẳng trong quan hệ bạn bè, gặp trục trặc khi giao tiếp với phụ huynh, tình cảm đổ vỡ, áp lực học hành và lo sợ thi trượt".
Chuyên gia tâm lý Rhea Timbekar
Bộ nội vụ nước này ước tính với mỗi ca tự sát của teen Mumbai, trước đó phải có đến 13 lần chết "hụt". Không ít ý kiến cho rằng nguyên nhân một phần do những cảnh tự vẫn trong phim "bom tấn" Bollywood hoặc phim truyền hình. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Rhea Timbekar phản bác và nhấn mạnh cha mẹ không nên đặt quá nhiều sức ép lên con cái.
Bà kể gần đây đã gặp một cậu bé không ăn uống trong 4 ngày. Bố mẹ bé cho biết họ thấy buồn phiền về con trai vì cậu chỉ đạt 89% điểm trong kì thi và xếp hạng 3, trong khi các năm trước đều xếp hạng nhất. "Những phụ huynh như thế cần được tư vấn", bà quả quyết.
Bà Timbekar đưa ra giải thích khác cho tỉ lệ tự tử cao ở teen là "phong trào bắt chước", khi trẻ em đọc được nhiều bài báo viết về những vụ tự sát và quyết định làm theo.
Dilip Panicker, nhà tâm lý học nổi tiếng ở Mumbai, cho rằng chỉ áp lực trong các kì thi thôi là lời giải thích quá đơn giản. "Ở một cấp độ nào đó, áp lực học hành và hy vọng từ cha mẹ là lý do hợp lý", ông nói, "nhưng chuyện không phải lúc nào cũng vậy. Trên thực tế, cha mẹ từng đánh đập con vào thời chúng tôi. Điều đã thay đổi là hiện nay, trẻ em ngày càng hiểu biết hơn, có nhiều cách thể hiện hơn và cũng tự lập hơn. Vì thế, chúng tự đổ lỗi cho mình về những thất bại và hành động thái quá".
Các chuyên gia tâm lý còn tranh luận về chuyện cần sửa lại định nghĩa về teen trong năm 2010. "Giờ đây, các cô cậu bé 11 tuổi là lứa teen mới. Điều chúng ta làm ở tuổi 14-15 thì chúng có thể làm ngay vào tuổi 11", Rhea Timbekar nói.
Bà phản đối giả thuyết trẻ em ngày càng nghiêng về khả năng tự phát trong chuyện tự vẫn - trái ngược với người lớn ở chỗ đi từ ý tưởng, sau đó lên kế hoạch và kết thúc bằng hành động. "Một đứa trẻ không chỉ thức dậy vào buổi sáng và nói hôm nay con sẽ tự tử", Timbekar nhấn mạnh. "Điều gì đó không hay xảy đến với cuộc đời chúng quá sớm và tự sát là một cuộc biểu tình chống lại nó".
Sự đổ vỡ hệ thống gia đình truyền thống của Ấn Độ cũng được quy cho vấn nạn trên. Tại một thành phố như Mumbai, nơi mà chuyện cả cha lẫn mẹ đều đi làm rất phổ biến, trẻ em có khuynh hướng trở nên thu mình lại và xem tivi quá nhiều.
Chuyên gia Dilip Panicker đề xuất một giải pháp giản dị: "Nếu bố mẹ yêu thương và quan tâm đến con mình vô điều kiện, trong lúc thành công lẫn thất bại, vấn đề sẽ được xoa dịu đáng kể".
Ty
Theo BBC
2 chàng sinh viên đi bộ 400 cây số về nhà ăn Tết 7 ngày 7 đêm, cuốc bộ hơn 400 cây số để về nhà ăn Tết. Đó là cuộc trường chinh gần như điên rồ của hai chàng sinh viên 20 tuổi trên "bàn chân thép" của mình. Chiều 28/1, Giang Văn Long và Trương Lăng Huy đã bình an về tới nhà ở thành phố Vĩnh Châu (Trung Quốc), sau khi ăn gió...