Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa
Rươi là món ăn ngon, giàu đạm nhưng có hình dạng nhuyễn thể nhiều chân dễ gây sợ hãi và có thể dẫn tới dị ứng.
Lần đầu tiên tôi ăn chả rươi, sau đó bị đau bụng, tiêu chảy. Bữa ăn có 4 người nhưng chỉ mình tôi gặp vấn đề này. Xin bác sĩ tư vấn rươi có tốt không và ai không nên ăn? (Nguyễn Thị Hà – Thái Bình).
Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện Y học Bản địa Việt Nam tư vấn:
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Đây là loài động vật nhuyễn thể có nhiều chân, lông khiến một số người sợ hãi và không ăn nhưng cũng có người rất yêu thích.
Các chuyên gia đều chỉ ra rằng thành phần dinh dưỡng của rươi rất cao. Trong 100g rươi có 80% là nước, 14% protein, 4% lipid và nhiều khoáng chất như phốt pho, sắt, cung cấp cho cơ thể khoảng 90 calo (cao hơn thịt bò).
Rươi tốt cho sức khỏe nhưng cũng là món ăn “tai tiếng” vì nguy cơ dị ứng cao, dễ nhiễm vi sinh vật. Nếu người làm không biết chế biến hoặc mua phải rươi không còn tươi, món ăn trở nên nguy hiểm cho sức khỏe.
Thứ nhất, môi trường sống của rươi là bùn ở ao hồ, đầm lầy nên có thể nhiễm các vi khuẩn như E.coli, Salmonella.
Video đang HOT
Khi chưa chế biến, rươi sống khiến nhiều người e sợ. Ảnh: Linh Trang.
Thứ hai, đây là loại nhuyễn thể này có hàm lượng đạm cao nhưng khác với đạm trong thịt. Khi ăn rươi, cơ thể sẽ hấp thu lượng đạm cho một dị nguyên, ngấm vào ruột, má.u, gây phản ứng. Nguy cơ xảy ra cao hơn nếu bạn mới ăn lần đầu.
Chính vì các đặc điểm trên, khi chế biến rươi, bạn nên sử dụng thêm các vị thuố.c thảo dược để tăng độ ngon và hài hòa tính vị của món ăn.
Theo truyền thống, người Việt dùng vỏ quýt hay còn gọi là trần bì cho vào món này. Theo quan niệm của Đông y, vỏ quýt vị cay, đắng, tính ôn, vào tỳ, phế, tác dụng làm ấm dạ dày, kiện tỳ, lý khí, hoá đờm, tiêu tích, chỉ khái. Dùng cho các trường hợp đầy tức bụng ngực, nôn nấc, ăn kém chậm tiêu. Khi kết hợp với rươi, vỏ quýt giúp khử các độc tính, tiêu trừ tích trệ của cơ thể.
Ngoài vỏ quýt, để món ăn thêm đậm vị, người chế biến có thể sử dụng lá thì là, một số loại lá có tinh dầu.
Ai không nên ăn rươi
- Những người dị ứng phấn hoa, tôm, cua, cá và các món ăn lạ nên cẩn trọng. Nếu ăn xong, có các phản ứng gây nổi mề đay, khó thở hoặc tiêu chảy, người dân cần tới cơ sở y tế ngay.
- Người có bệnh lý chức năng gan, thận kém không nên ăn.
- Người già, tr.ẻ e.m, phụ nữ mang bầu không nên sử dụng rươi. Vì ăn rươi có thể gây khó tiêu, đầy bụng, không có lợi cho tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trẻ nhỏ nên ăn rất ít theo cách làm quen thực phẩm.
Khi mua rươi, bạn cần mua loại còn sống, những con bên trên khay. Nếu rươi đã chế.t, ươn, vỡ bụng tốt nhất không nên ăn.
Nhiều gia đình mua rươi tích trữ ăn dần. Khi đó, rươi phải rửa sạch, cấp đông ngay nhưng không bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.
Cảnh giác triệu chứng nổi mề đay cấp ở trẻ
Khi bị mề đay, da sẽ rất ngứa. Do đó, người bệnh không nên gãi, không chườm đắp các loại thuố.c dân gian
Chiều 3-9, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhi bị phản ứng phản vệ. Đáng chú ý, người bệnh có triệu chứng ban đầu là nổi mày đay (hay còn gọi là mề đay) và ngứa toàn thân, thường được phụ huynh xem nhẹ như dị ứng thông thường.
Các bác sĩ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã điều trị thành công cho bệnh nhi bị nổi mề đay cấp
Thông tin từ gia đình chia sẻ, 2 ngày trước nhập viện, bé N.N.H (7 tuổ.i; ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) nổi mề đay tự nhiên, ngứa rải rác ở lưng, bụng và tay chân. Gia đình đưa bé đến phòng khám tư và uống thuố.c. Tuy nhiên, triệu chứng mề đay và ngứa vẫn tiến triển nhiều hơn, bé cảm giác khó chịu nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
Sau khi tiếp nhận và thăm khám ban đầu, các bác sĩ đã xử trí thuố.c chống phản ứng phản vệ cho bé, chuyển về phòng hồi sức nhi (NICU) theo dõi. Tuy nhiên, tình trạng mề đay vẫn diễn tiến phức tạp, bé bắt đầu xuất hiện những cơn sốt cao liên tục, lừ đừ hơn.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn chuyên khoa hồi sức nhi và chuyên khoa da liễu để điều trị tích cực cho bệnh nhi. Theo ghi nhận, bé chưa từng có tiề.n sử dị ứng thuố.c hay thức ăn, 2 tuần nay bé không sốt, sinh hoạt bình thường, có tẩy giun đình kỳ mỗi 6 tháng.
Sau khi có kết quả cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán mề đay dị ứng - nhiễ.m trùn.g huyết - nhiễm vi khuẩn Helicobacteria Pylori (Hp) và được điều trị chống dị ứng, sử dụng kháng sinh.
Sau 24 giờ dùng thuố.c đặc hiệu, bé đáp ứng tốt, giảm nổi mề đay rõ rệt, hết sốt, ăn uống khá, không lừ đừ, không than đau bụng và được xuất viện sau 10 ngày điều trị.
Bệnh nhi nổ mề đay ở lưng, bụng và tay chân, ngứa toàn thân trước khi nhập viện
Bác sĩ chuyên khoa 1 Quách Thị Kim Phúc, Khoa Nhi của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết mề đay cấp là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổ.i, với vô số dị nguyên (chất có thể gây ra các phản ứng dị ứng) gây nên.
Khi bị mề đay, da sẽ rất ngứa. Do đó, người bệnh không nên gãi, không chườm đắp các loại thuố.c dân gian vì có thể làm trầy xước, chả.y má.u, gây bội nhiễm da, làm nặng thêm tình trạng dị ứng không mong muốn.
Một số công thức nước lá ổi trị bệnh Lá ổi không chỉ dùng độc vị mà còn được phối hợp với các loại thuố.c nam khác, dùng phòng và trị bệnh rất hiệu quả. Về nguyên lý, lá ổi có thể để ăn, dùng tươi hoặc có thể chế biến để pha trà, pha nước uống, nhưng lá ổi còn được dùng trong nhiều bài thuố.c Đông y giá trị để...