Hai linh trưởng nguy cấp được cứu hộ
Một vượn má hung và một voọc chà vá chân đen vừa được Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp cứu hộ thành công.
Cả hai loài đều được xếp vào danh sách nguy cấp trong Sách đỏ thế giới và Việt Nam. Chúng được người dân tự nguyện bàn giao cho kiểm lâm và Trung tâm ngày 18/8.
Trong đó, vượn má hung khoảng 4 tuổi được cứu hộ từ huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, nặng gần 4 kg. Nó được gia đình bà Phạm Thị Tự tìm thấy khi mắc kẹt vào bẫy của thợ săn trong rừng từ 3-4 năm trước.
Bà Tự đem về nuôi và xem nó như thành viên trong gia đình. Được kiểm lâm huyện vận động, nhận thức việc nuôi động vật hoang dã trái phép là vi phạm nên gia đình tự nguyện chuyển giao cho Trung tâm.
Video đang HOT
Vượn má hung. Ảnh do Trung tâm cứu hộ cung cấp.
Còn voọc chà vá chân đen nặng khoảng 800 g, 6 tháng tuổi được cứu hộ từ người dân ở TP HCM. Một tuần trước, anh Đoàn Đức Lộc mua cá thể này từ một người dân với giá 5 triệu đồng ở Bình Phước.
Hai cá thể được cứu hộ nói trên đã được đưa về Trung tâm cứu hộ linh trường nguy cấp ( Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình). Chúng có dấu hiệu bị căng thẳng sau chuyến cứu hộ đường dài 40 tiếng.
Chị Elke Schwierz, quản lý chăm sóc thú tại Trung tâm cho biết sẽ mất thời gian để điều chỉnh chế độ ăn uống cho hai cá thể, sau khi bị người dân nuôi nhốt cho ăn những thức ăn không phù hợp và có hại cho sức khỏe.
P. Hương
Theo VNE
Phát hiện nhiều đàn linh trưởng ở Quảng Bình
Ở vùng rừng tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), nhà chức trách phát hiện thêm nhiều đàn vượn đen má trắng, chà vá chân nâu mới, có giá trị cho bảo tồn và khoa học.
Một số cá thể chà vá chân nâu được phát hiện tại khu vực đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình
Ngày 27/7, Chi cục kiểm lâm Quảng Bình cho hay, trong đợt khảo sát mới đây tại khu vực rừng Động Châu - khe Nước Trong (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy), đoàn khảo sát của Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phát hiện một số đàn linh trưởng mới.
Đoàn phát hiện ở 7 tiểu khu về phía tây rừng Động Châu - khe Nước Trong có 58 đàn vượn đen má trắng siki và 2 đàn khác ở ngoài khu vực khảo sát. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là khu vực có số lượng đàn và cá thể vượn đen má trắng siki nhiều nhất Bắc Trung Bộ.
Ngoài ra, dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoàn ghi nhận thêm 9 đàn chà vá chân nâu với số lượng từ 98 đến 108 cá thể.
Việc phát hiện thêm các đàn linh trưởng mới này được đánh giá là có giá trị lớn với bảo tồn và khoa học.
Rừng Động Châu - khe Nước Trong rộng gần 20.000 ha, được đánh giá là vùng đa dạng sinh học với những loài động thực vật đặc hữu chỉ đứng sau Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tại rừng Động Châu - khe Nước Trong, các nhà khoa học từng ghi nhận nhiều loài bị đe dọa, đặc hữu hoặc quý hiếm như trĩ sao, khướu đầu xám, khướu mỏ dài, chích chạch má xám, mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn, vượn đen má trắng, chà vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, ếch cây Trường Sơn...
Hoàng Táo
Theo VNE
Ngắm "nữ hoàng" linh trưởng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh Không phải là người Đà Nẵng, nhưng bằng tình yêu thiên nhiên hơn 2 năm qua anh đã len lõi từng góc rừng Sơn Trà ghi lại môi trường sống của loài Vọoc chà vá chân nâu. Hy vọng qua cuộc triển lãm sẽ nhen nhóm tình yêu của con người với loài Vọoc này và coi nó như một báu vật của...