Hai lập trình viên nghỉ việc khiến thị trường coin ‘đỏ lửa’
Giá token các dự án có liên quan đến Andre Cronje và Anton Nell, những lập trình viên kỳ cựu trong lĩnh vực DeFi đều lao dốc.
Chiều ngày 6/3, Anton Nell, kiến trúc sư của Fantom, một nền tảng blockchain tuyên bố ông và cộng sự của mình, Andre Cronje sẽ ngừng cống hiến cho lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi).
Bên cạnh đó, Anton cũng chia sẻ trên Twitter rằng 25 dự án hoặc dịch vụ trong lĩnh vực DeFi từng được ông và Andre Cronje tham gia phát triển sẽ dừng hoạt động từ ngày 3/4.
Ngay sau thông báo của Anton, thị trường tiền số rung chuyển. Yearn Finance (YFI), Keep3r Network (KP3R) và Solidly (SOLID), các dự án do Andre sáng lập đều mất giá mạnh. Các cặp tiền số khác cũng nối đuôi giảm nhẹ.
Giá đồng YFI giảm mạnh tối 6/3 sau thông báo của Anton.
Tổng khối lượng khóa token (TVL: Total value lock), chỉ số thường được dùng để đánh giá tiềm năng dự án, của Fantom (FTM) đã giảm 14% tính từ ngày 3/3, theo DeFi Llama. Giá đồng FTM mất 14% giá trị kể từ khi thông tin về Andre và Anton được công bố.
Tin đồn về việc Andre quyết định rời khỏi lĩnh vực DeFi được lan truyền trên Twitter từ hôm 5/3, khi ông thay đổi thông tin hồ sơ của mình trên mạng LinkedIn. Andre đã chuyển trạng thái “đang làm việc” sang ngừng làm việc từ tháng 2/2022 ở các dự án Yearn Finance, CryptoBriefing, Fantom và Ethereum. Keep3r là dự án duy nhất Andre vẫn giữ trạng thái “đang làm việc”.
Andre xác nhận trong một nhóm chat Telegram rằng LinkedIn là nguồn thông tin chính xác, và cho biết mình sẽ sớm rời dự án Keep3r khi chuyển giao xong công việc. CEO Fantom, Michael Kong viết trong một nhóm chat trên Telegram rằng Andre chưa muốn chia sẻ lý do chính thức vào thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
CEO của Fantom xác nhận trong nhóm chat Telegram.
Ngoài ra, trang Twitter của Fantom Foundation, tổ chức quản lý nền tảng blockchain Fantom đã xác nhận Andre Cronje không còn là thành viên của họ và bày tỏ cảm kích trước những đóng góp của ông.
Tuy nhiên, họ cho biết Andre chỉ là một thành viên phụ trong đội ngũ lập trình viên tại Fantom. Đây là điều đi ngược lại với niềm tin trước giờ của cộng đồng tiền mã hóa. “Sự ra đi của Andre không ảnh hưởng gì đến tốc độ phát triển của chúng tôi”, trang Twitter Fantom Foundation viết.
Andre Cronje từng giữ vị trí Giám đốc công nghệ (CTO) tại Fantom trước khi chuyển sang vai trò cố vấn kỹ thuật cho dự án. Hiện tại, vị trí CTO đang được đảm nhiệm bởi Quan Nguyen, một kỹ sư sống ở Australia.
Fantom là nền tảng có vốn hóa đứng thứ 34 thị trường. FTM sử dụng công nghệ định tuyến không tuần hoàn (DAG) giúp mạng lưới này có thể xác thực một giao dịch trong 2 giây với mức phí 0,01 USD. Ngoài ra, mạng lưới này hiện đã hoàn thiện các mảnh ghép tài chính phi tập trung như mục cho vay, thanh toán và có cả nền tảng NFT cho hệ sinh thái của mình.
Bitcoin phá mốc 45.000 USD, vực dậy cả thị trường tiền mã hóa
Nhiều chuyên gia nhận định Bitcoin và thị trường tiền số đã phá vỡ xu hướng giảm trong 2 tháng qua.
Trưa ngày 8/2, thị trường tiền mã hóa ghi nhận tín hiệu tích cực ở tất cả đồng coin và token. Bitcoin (BTC), đồng tiền có vốn hóa lớn nhất đã vượt qua mốc 45.000 USD trước khi giảm nhẹ, dao động quanh vùng 44.800 USD. Đã 5 ngày liên tục BTC không xuất hiện tín hiệu giảm.
Tiếp bước BTC, các đồng nền tảng như Ethereum (ETH), Avalanche (AVAX) hay Solana (SOL) tiếp tục hồi phục tốt. Trong 7 ngày qua, các coin trên đã tăng lần lượt 14,58%, 27,18% và 10,92%, tính đến trưa ngày 8/2, theo CoinMarketCap.
Bên cạnh sự bứt phá ngoạn mục của các dự án vũ trụ ảo (metaverse) như Decentraland (MANA), The Sandbox (SAND) hay Gala (GALA), thị trường tuần này cũng chứng kiến sự tăng trưởng đến từ dự án XRP, coin có vốn hóa lớn thứ 6. Theo Fool, việc tăng giá do tổ chức Ripple, công ty đứng sau đồng XRP vừa đón tín hiệu tích cực trong vụ kiện với Ủy ban Chứng khoán Mỹ.
Thị trường tiền số tăng trưởng tích cực trong tuần này.
Memecoin nổi tiếng Shiba Inu (SHIB) đã tăng 54% trong 2 ngày qua. Vốn hóa toàn thị trường tiền số lần đầu quay lại mức 2.000 tỷ USD sau 3 tuần giảm giá vào trưa ngày 8/2, theo TradingView.
Phá vỡ xu thế giảm
Tín hiệu tích cực trên toàn thị trường tiền số khiến cho nhiều chuyên gia nhận định "mùa đông crypto" đã chấm dứt. Glassnode, công ty chuyên phân tích dữ liệu blockchain nhận định thị trường "đang đi vào giai đoạn tăng trưởng" do các nhà đầu tư theo phong cách ngắn hạn bắt đầu có lợi nhuận.
Chỉ số SOPR là dấu hiệu cho thấy thị trường quay lại đà tăng giá
Theo Glassnode, chỉ số SOPR dùng để đánh giá mức lợi nhuận do các coin và token được mua trong 155 ngày gần nhất. Lần đầu tiên kể từ cuối tháng 11, chỉ số này đã quay lại mức an toàn sau hơn 2 tháng do thị trường "đỏ lửa".
Các tổ chức và định chế đầu tư lớn đã đầu tư mạnh mẽ vào thị trường tiền số trong tuần trước. Theo thông số từ CoinDesk, riêng BTC đã có mức đầu tư 71 triệu USD. Tính toàn bộ thị trường, con số này là 85 triệu USD. Đây là con số lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2021.
Dòng tiền đổ vào thị trường với tốc độ nhỏ giọt kể từ khi BTC giảm mạnh vào cuối tháng 1. Trước đó, các tổ chức và định chế đã rút mạnh tiền ra khỏi thị trường tiền mã hóa trong 5 tuần liên tiếp khiến các đợt giảm giá mạnh nối tiếp nhau xảy ra, gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.
Vùng giá tiếp theo
Các chuyên gia cho rằng sau khi vượt qua mốc 43.000 USD, đích đến tiếp theo của BTC là vùng giá 45.000-47.000 USD. Theo nhà phân tích kỹ thuật Damanick Dantes, trong vài tuần tới, Bitcoin khó có thể giảm mạnh.
Vùng giá 45.000-47.000 là nơi tiếp theo BTC hướng đến. Tuy nhiên khi đạt đến cột mốc này, Bitcoin có thể sụt giảm do đây là vùng kháng cự mạnh.
Dòng tiền bắt đầu đổ mạnh vào thị trường tiền số.
Theo ông Dantes, chỉ số sức mua RSI trong khung thời gian ngày chưa đến mức quá bán, vì thế BTC có thể tiếp tục tăng thêm trong tuần này.
Dưới góc nhìn kĩ thuật, Nicholas Cawley, chuyên gia tại DailyFX cũng nhận định Bitcoin sẽ tăng đến vùng giá 46.000 USD. Ông Cawley đề cập việc bứt phá qua mốc 44.500 USD "giúp đồng tiền số này hoàn thiện mô hình tăng giá".
Nathan Batchelor, trưởng nhóm phân tích BTC tại tổ chức nghiên cứu SIMETRI cũng đồng tình với ý tưởng trên. Bitcoin sẽ đạt mốc 45.000 USD sau khi chinh phục vùng giá 43.000 USD, ông Nathan chia sẻ với Bloomberg.
Bên cạnh dấu hiệu tích cực từ các nhà đầu tư và chỉ báo, một số công ty lớn cũng đưa ra thông tin tốt cho thị trường tiền số. KPMG, tập đoàn kiểm toán trong nhóm "Big 4" thông báo chi nhánh Canada của họ đã chấp nhận Bitcoin và Ethereum là một dạng tài sản lưu trữ của công ty.
Những loại coin và token có thể tăng trưởng tốt trong năm 2022 Bên cạnh Ethereum, nhiều dự án tiềm năng như Avalanche, Fantom, Polkadot, Cosmos được trông chờ sẽ phát triển tốt trong năm nay. Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường tiền mã hóa. Các tổ chức lớn liên tục rót tiền đầu tư vào các dự án nền tảng đã có lượng người dùng riêng. Đà giảm cuối...