Hài hước hươu cao cổ ngoan ngoãn để “nha sĩ” chim khám răng
Chim bắt ve đóng vai trò giống như một nha sĩ, kiểm tra từng kẽ răng của con vật cao lớn. Hươu cao cổ dường như cũng đã quen với việc này, nó chấp nhận đợt kiểm tra của “ nha sĩ chim”, trông rất ngoan ngoãn và chịu đựng.
Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nghiệp dư Fiona Noyes, 47 tuổi, ghi được những hình ảnh ấn tượng khi hươu cao cổ ngoan ngoãn để chim bắt ve Buphagus “khám răng” ở khu vực hoang dã thuộc Selenkey, Kenya.
Ảnh minh họa.
Có thể thấy, con chim bắt ve đóng vai trò giống như một nha sĩ, đậu cạnh miệng của hươu cao cổ và kiểm tra từng kẽ răng của con vật cao lớn.
Con hươu cao cổ dường như cũng đã quen với việc này, nó chấp nhận đợt kiểm tra của “nha sĩ chim”, trông rất ngoan ngoãn và chịu đựng.
Bắt gặp cảnh tượng này, Fiona vô cùng vui vẻ và thích thú.Với tình yêu động vật to lớn của mình, Fiona đã lập tức giơ máy ảnh lên và tác nghiệp, ghi lại những khoảnh khắc thú vị.
Video đang HOT
Theo chia sẻ của nhiếp ảnh gia, những con chim bắt ve thường được nhìn thấy tương tác với rất nhiều động vật có vú lớn ở châu Phi.
Chúng thường ăn những con bọ, ký sinh trùng trên các loài động vật này. Đôi khi, chúng còn làm sạch răng cho những động vật to lớn.
Đáng nói, những động vật nổi tiếng hung dữ như hà mã cũng chịu để cho chim bắt ve hành nghề nha sĩ mà không phàn nàn gì. Có lẽ, tay nghề của những nha sĩ chim bắt ve thực sự tốt.
Kiều Dụ
Theo Kiến thức
Kinh dị loài trăn khổng lồ tấn công hại người ở châu Phi
Mỗi năm có hàng trăm cuộc ghi nhận loài trăn đá tấn công người và cũng có không ít vụ chúng nuốt chửng người trưởng thành.
Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Chúng có mặt ở hầu hết các vùng đất của châu Phi. Tuy nhiên, ở Nam Phi loài trăn này có trọng lượng và kích thước lớn nhất.
Loài trăn đá khổng lồ này tập trung nhiều ở phía nam sa mạc Sahara, từ Senegal tới Ethiopia và Somalia. Chúng thích hợp với nhiều môi trường sống, gồm cả vùng thảo nguyên, rừng rậm, hoang mạc, bán sa mạc, vùng núi đá, thậm chí là đầm lầy, sông, hồ.
Chúng cũng dễ dàng thích nghi với môi trường sống bị xáo trộn và do đó thường được tìm thấy xung quanh con người sinh sống.
Trăn đá châu Phi được coi là loài ham mồi và rất hung dữ. Chúng thường xuyên tấn công cả con người. Mỗi năm có hàng trăm cuộc ghi nhận loài trăn đá tấn công người và cũng có không ít vụ chúng nuốt chửng những đứa trẻ, thậm chí là người trưởng thành. Chính vì thế, ở một số bộ tộc vùng Angola, Rwanda, Burundi, Sudan, Uganda, Kenya, Tanzania, Zambia, Malawi, Mozambique... cư dân gọi chúng là "trăn ăn tấn công người".
Chúng có một cơ thể mập mạp, dài, với hoa văn đẹp mắt, gồm màu nâu, ô liu, hạt dẻ, vàng. Điều đặc biệt là loài trăn này nhạy cảm với nhiệt, do đó, chúng có thể phát hiện con mồi cả trong bóng tối.
Ngoài ra, chúng có tới 2 lá phổi hoạt động, không giống như các loài trăn khác, chỉ có một lá phổi. Trên cơ thể của loài trăn này vẫn còn 2 cái chân nhỏ xíu teo lại, vốn là cặp chân thoái hóa của loài bò sát cổ.
Giống như các loài trăn khác, trăn đá châu Phi không có độc và chúng diết con mồi bằng cách quấn chết. Sau khi tấn công con mồi bằng cú đớp mạnh, nó cuộn thân diết chết con mồi.
Trăn đá châu Phi không phải loài lớn nhất trong họ nhà trăn, nhưng chúng ăn được những con mồi rất lớn. Món ăn sở thích của nó là những loài động vật gặm nhấm lớn, khỉ, linh dương, gia cầm, chó, dê, cừu. Nếu thiếu thức ăn, chúng liều lĩnh mò vào các ngôi làng săn đuổi con người.
Mặc dù ở lục địa khô cằn, nhưng đã có vô số hình ảnh ghi lại được cảnh chúng nuốt chửng một con cá sấu ở đầm lầy. Cũng đã không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.
Mới đây nhất, một tài xế người Zambia tên là Kelvin Katoka, 25 tuổi, khi lái máy xúc, đã vô tình đâm vào con trăn đá trong bụi rậm. Theo lẽ thường, con trăn này sẽ sợ hãi bỏ chạy, tuy nhiên, nó không làm thế, mà quay lại tấn công tài xế. Nó siết chặt, quật ngã khiến tài xế nôn ra máu, bất tỉnh. Tài xế này đã dùng dao đâm nhiều nhát vào nó, nhưng không có tác dụng gì. Khi nó chuẩn bị nuốt anh, thì 2 đồng nghiệp đã xuất hiện kịp thời và cứu sống anh.
Mặc dù là loài trăn hung dữ, nhưng trăn đá khổng lồ châu Phi là đối tượng bị săn lùng ráo riết để lấy da, làm thực phẩm và làm vật nuôi.
Phong Bình
Theo VTC News
Hổ dữ bị thương, tìm đến đồn biên phòng cầu cứu con người Một con hổ Siberia bị thương đã khiến các chuyên gia động vật kinh ngạc khi nó biết tìm đến con người để cầu cứu. Tikhon, con hổ Siberia, bất ngờ xuất hiện tại một đồn biên phòng của Nga, giáp ranh với Trung Quốc đúng vào dịp năm mới. Ngay cả khi lính gác bắn súng hù dọa con vật, nó vẫn...