Hài hước để yêu nhiều hơn
Anh Phong, 34 tuổi, kiến trúc sư, đặt ra “chỉ tiêu” một ngày phải nói một câu chuyện cười với vợ. Anh bảo, đó là “liều thuốc tiên” trong cuộc sống vợ chồng.
Có hôm, anh đi làm về muộn, ngoài trời đang nóng bức, đầu óc còn căng thẳng chuyện làm ăn. Mới bước vào nhà đã nhìn thấy bà xã mặt “sưng một đống”, cấm cảu: “Nhờ anh có mỗi việc lấy đồ trong máy giặt ra phơi, vậy mà cũng không nhớ làm giùm, lấy cái gì mặc bây giờ!”.
Vừa mệt vừa đói, lúc đó anh Phong chỉ muốn bỏ đi luôn, nhưng nhớ đến “chỉ tiêu” của mình, anh dịu giọng: “Tại vì vợ không trả công cho anh, nên anh quên!”.
Chị vợ ngơ ngác “Trả gì?”. Anh Phong bảo “Vợ mua cho anh đôi giày Adidas anh đi chơi tennis, nhé, nhé!”. Chị vợ bật cười, rồi nhìn thấy chồng tóc tai bơ phờ, cảm thấy mình có lỗi, không nói gì, lẳng lặng đi dọn cơm cho chồng ăn.
Hài hước trong đời sống vợ chồng rất quan trọng. Tiếng cười làm nhẹ nhõm mọi chuyện căng thẳng, xóa đi những cơn giận, làm vui tươi cuộc sống hàng ngày để tránh lối mòn của thói quen nhạt nhẽo, nhàm chán. Mà, ai cũng biết rằng, nhàm chán là kẻ thù giết chết hôn nhân.
“Một đứa trẻ 2 tuổi cười trung bình 150 lần/ ngày, nhưng người lớn chỉ còn 12 lần mỗi ngày” – một nghiên cứu cho biết. Nhịp sống hối hả với nhiều stress của đời sống đô thị khiến chúng ta căng thẳng hơn.
Rất nhiều các bà vợ, đặc biệt là chị em làm công việc văn phòng mắc phải chứng bệnh “nói nhiều”. Cũng rất nhiều ông chồng mang đủ thứ bực bội công việc làm ăn về xả giữa bữa cơm, làm cả nhà nuốt không nổi. Tại sao không “cố gắng” thay bằng một câu chuyện cười để cả nhà vui? Lúc ấy chắc chắn bữa ăn sẽ ngon hơn, tiêu hoá sẽ tốt hơn, mọi người vui hơn và nỗi ưu phiền sẽ tìm được cách giải quyết nhẹ nhàng.
Video đang HOT
Có nhiều câu nói đùa làm nhiệm vụ góp ý tế nhị một cách hữu hiệu. Chị Phượng Nga, năm nay 26 tuổi, rất thích mặc đồ nhí nhảnh, đủ màu sắc kiểu cọ “xì tin”. Hôm ấy chị mang về hai chiếc áo màu hồng, ren rua trông rất “teen”, loay hoay thử trước gương rồi quay sang hỏi chồng đang đọc báo: “Anh ơi anh, trông đẹp không hả anh?”. Anh chồng sau một hồi nhìn ngắm kỹ càng “Trông em như học sinh lớp 12 ấy nhỉ!”.
Nga chưa kịp sung sướng thì chồng cười cười, nói tiếp “Học sinh lớp 12 trượt đại học 10 năm rồi, thật đấy!”. Đến lúc này thì Nga cũng phá ra cười khoái trá, nhìn lại cái áo, nhét vào túi rồi hôm sau mang cho đứa cháu chồng đang học năm thứ nhất Đại học.
Không phải chỉ kể những câu chuyện tiếu lâm mới được coi là hài hước. Những người chồng (vợ) thông minh và yêu gia đình đều phát hiện được những khía cạnh buồn cười trong các sự việc xảy ra xung quanh hàng ngày. Và họ nhìn sự việc thông qua lăng kính hài hước đó, làm những chuyện bực mình trở thành vui vẻ, dễ chịu. Hài hước giúp chúng ta thu nhỏ những nỗi bất hoà lớn và làm tiêu tan những xích mích lặt vặt trong cuộc sống gia đình.
Tất nhiên, chẳng ai hài hước được một mình. Chuyện vui đùa nào cũng cần phải có sự “tung hứng” của hai bên.
Có những ông chồng là “cây cười” của cả cơ quan, nhưng về nhà, sau khi kể một vài câu chuyện thì bà vợ lẩm bẩm “Em mệt quá, ngủ cái đã, mà anh cũng đừng làm ồn không con nó thức!”.
Vô tình, bà vợ đã dập tắt “thiện ý” của ông chồng. Đằng sau mỗi câu chuyện vui không chỉ là tiếng cười, mà còn là ý thức xây dựng tổ ấm.
Theo VNE
Nỗi khổ của 'phi công' và 'máy bay'
Chị Mai Lan, 43 tuổi từng hẹn trai sinh năm 1992 ở quán café, tâm sự, hôn hít đủ cả. Nhưng rủ đi chơi xa để 'tới bến' thì chàng chạy dài.
Từ lâu nay, mối tình "chị em" giữa các cặp đôi lệch tuổi đã trở thành đề tài khiến nhiều người bàn tán. Gặp một "đôi đũa lệch" đi với nhau, nếu không buông lời gièm pha thì cũng liếc mắt với ánh nhìn ái ngại. Chuyện tình yêu chênh lệch tuổi tác, nhất là khi người phụ nữ hơn người yêu nhiều tuổi, dường như vẫn chưa được nhìn nhận cởi mở và khiến những người trong cuộc cảm thấy áp lực. Áp lực từ chính sự chênh lệch về vẻ bề ngoài, từ những định kiến của những người xung quanh và từ chính nỗi lòng của mỗi người trong cuộc.
Nỗi xấu hổ của "máy bay"
Những người phụ nữ yêu chàng kém tuổi đối mặt với rất nhiều áp lực, nhất là khi "cái tuổi nó đuổi xuân đi", khoảng cách tuổi tác lộ rõ trên gương mặt hai người. Vừa phải lo chăm sóc nhan sắc, duy trì tinh thần tươi trẻ, vừa giữ "tinh thần thép" để không chạnh lòng trước những câu chê bai của người đời.
"Mỗi lần đi ăn, bị phục vụ quán hiểu nhầm là chị em, tôi đã rất buồn rồi. Nhưng buồn nhất là khi đi gặp mặt bạn bè của anh ấy. Không rõ họ cố tình hay vô ý, gọi anh ấy là "mày, tao" nhưng quay sang tôi thì lại kêu "chị". Tôi chạnh lòng ghê gớm. Thỉnh thoảng anh quay sang nhìn tôi, thầm động viên nên tôi cũng thấy an ủi. Thôi thì cứ nghĩ, mình già nhưng vẫn được yêu thương, trân trọng, đó mới là tình yêu thực sự", chị Lan Nhi, có người yêu kém 7 tuổi chia sẻ.
Chuyện tình yêu của những cặp đôi "máy bay" và "phi công" ít khi đi đến cái kết có hậu, khi mà gia đình bên nhà trai sẽ hết sức phản đối. Lý do thì nhiều, nhưng nhiều bố mẹ lo sợ con mình còn quá non trẻ, rơi vào tay "người đàn bà đó" thì sẽ bị "xỏ mũi".
Chị Quỳnh Anh, đang yêu anh chàng kém mình 3 tuổi, rất buồn phiền vì không được gia đình bạn trai chấp nhận: "Đi bên anh ấy, tôi không hề già bởi vóc người tôi khá nhỏ, lại tươi tắn nên nhìn rất trẻ con. Ai cũng bảo trông tôi như học sinh cấp ba. Yêu anh ấy, nhưng tôi rất sợ bà và mẹ anh bởi cả hai đều không chấp nhận tôi và chưa bao giờ niềm nở mỗi khi anh dẫn về nhà ra mắt".
Không chỉ bị gièm pha, những "quý bà" U50 khi đi săn tìm "máy bay" cũng gặp phải những nỗi xấu hổ không thể nào quên được. Dù có lợi thế về kinh tế nhưng vẻ bề ngoài "sập xệ" cùng nhu cầu sex quá cao khi hồi xuân sẽ có lúc khiến các chàng trai trẻ non nớt hoảng sợ. Như trường hợp của chị Mai Lan, vừa bước vào tuổi 43 chia sẻ. Chị từng hẹn hò một "phi công" sinh năm 1992. Hẹn nhau ở quán café, tâm sự, hôn hít... đủ cả nhưng đến khi chị rủ "cục cưng" đi chơi xa để "tới bến" thì anh chàng khéo từ chối rồi chạy mất.
Cái khó của "phi công"
"Bén duyên" người phụ nữ hơn tuổi mình, những chàng trai trẻ tuổi cũng chịu áp lực không kém khi bị gia đình ngăn cấm, bạn bè cùng lứa thường xuyên công kích và đặc biệt là luôn phải tỏ ra mình chững chạc hơn so với người yêu. Sau khi yêu, nhiều "phi công" phải gồng mình để làm bản thân già hơn. Để râu, thay đổi cách ăn mặc, cố hành động thật đàn ông để xứng đáng với người tình hơn tuổi.
"Mỗi khi giận hờn, cãi vã, tôi luôn phải nhận phần thua thiệt về mình, sẵn sàng làm lành và xin lỗi trước, nếu không sẽ bị gán cho cái tội "trẻ con, hay chấp nhặt". Mà buồn nhất là mỗi lần đụng đến chuyện tiền nong. Cô ấy đã ra trường, đi làm, còn tôi học năm cuối nên đi đâu cũng được người yêu chi trả. Tự ái của một thằng đàn ông khiến tôi cảm thấy rất khó chịu", anh Nguyễn Cường, hiện có bạn gái hơn 6 tuổi tâm sự.
Cũng có nhiều người, chấp nhận làm "phi công" dù không yêu để cặp kè với các quý bà lớn tuổi, nhằm đảm bảo vấn đề tài chính của bản thân. Số này không nhiều nhưng bản thân họ cũng cảm thấy xấu hổ khi có người bắt gặp. Nhiều người vùng vẫy, cố thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn nhưng không đủ khả năng, nhất là khi sống phụ thuộc về tiền bạc.
Việc phá bỏ những rào cản cả bên trong và bên ngoài để đến được với nhau là cả một nỗ lực vượt bậc của cả "phi công" lẫn "máy bay". Khi sống cùng nhau, ngoài vượt qua định kiến, các cặp đôi lệch tuổi còn phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống vợ chồng, khi mà sự khác biệt tuổi tác dẫn đến khác biệt về suy nghĩ, lối sống.
Theo VNE
Quý bà ép "trai bao" uống thuốc kích dục Bà ta bắt anh uống thuốc kích dục để kéo dài thời gian, bắt anh sử dụng đủ loại đồ chơi bệnh hoạn và trong một lần sex bạo lực... Ngày tôi quyết định lấy anh, bố tôi có hỏi một câu: "Con đã suy nghĩ kỹ chưa, cả về hoàn cảnh gia đình lẫn học thức của anh ấy?". Tôi gật đầu...