Hãi hùng xem clip quy trình sản xuất bánh tráng trộn: Dùng chân dẫm đạp, trải ra sàn bụi bẩn
Bánh tráng trộn là món ăn hè phố đang được ưu chuộng, tuy nhiên sau khi xem clip này, có lẽ nhiều người sẽ không còn dám ăn món ăn này nữa.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ lâu đã là đề tài thu hút nhiều chú ý trong cộng đồng người dùng mạng xã hội Việt. Những đoạn clip, hình ảnh vô cùng đáng sợ về quy trình sản xuất đồ ăn vốn làm không ít người nổi da gà, sởn gai ốc trong nhiều năm gần đây.
Và mới đây, cũng xoay quanh đề tài gây nhức nhối này, một tài khoản đã đăng đàn vào trong hội nhóm có rất đông thành viên trên mạng xã hội nhằm chia sẻ hình ảnh quy trình sản xuất món bánh tráng trộn được bày bán rộng rãi trên đường phố. Ai chẳng may xem được cũng tột cùng kinh hãi.
Tài khoản này viết: ‘Nghỉ ăn banh trang trôn chưa’.
Vụn bánh tráng trộn được bày ra đầy sàn nhà. Ảnh cắt từ clip.
Trong video được quay lại một nơi sản xuất bánh tráng trộn thủ công với các máy móc tự chế, hàng loạt các sợi bánh tráng được cắt nhỏ vụn, đầy ắp trên mặt sàn. Những sợi bánh tráng này được cho vào từng túi bóng to, tuy nhiên vì phồng mà một người làm ở đó đã dùng chân để dẫm lên cho xẹp xuống.
Thậm chí có người còn dùng chân để dẫm lên những bịch bánh tráng như vậy. Ảnh cắt từ clip.
Rất nhiều cư dân mạng đã bày tỏ thái độ phẫn nộ, hài hùng trước những cảnh tượng làm đồ ăn bẩn, mất vệ sinh an toàn thực phẩm như vậy.
Video đang HOT
‘Còn lấy cái chân đạp nữa, làm ăn không có tâm gì cả’.
‘Đây là ăn bẩn sống lâu trong truyền thuyết hả’.
‘Nhìn mà sợ quá hết muốn ăn. Không biết miếng mình ăn có dính đúng miếng người ta đạp không, hãi hùng’.
Quả thật, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề thực sự khó kiểm soát nhất là với những hàng quán lề đường, xe gánh hàng rong, vì vậy trước khi cho vào miệng bất cứ thứ gì có nguồn gốc không rõ ràng, chúng ta phải chủ động kiểm tra trước để tự bảo vệ mình khỏi những sự cố đáng tiếc. Đặc biệt là với bánh tráng trộn – món ăn vặt được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích.
Thực hư về món huyết heo được đồn thổi 'kinh tởm' trên mạng xã hội?
"Ở các lò mổ lợn, người ta hốt máu, phân, nước tiểu rồi nấu thành tiết bán cho người tiêu dùng.
Một số loại huyết khác có hóa chất trong đó...", cư dân mạng chia sẻ về quá trình lấy huyết heo đầy 'kinh tởm' khiến không ít người hoang mang. Liệu những status đó tính sự thật là bao nhiêu?
Huyết là một trong món ăn đại chúng, được nhiều người Việt Nam yêu thích - ẢNH: T.T
Mới đây, mạng xã hội "dậy sóng" với những bình luận về quá trình lấy huyết heo mất vệ sinh ở các lò mổ. Các bài đăng này đều nhận được lượt tương tác "khủng" từ phía cộng đồng mạng. Thực hư của vụ việc này ra sao?
Bài chia sẻ của chị Tuyết Mai nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Nhiều người đọc xong hoảng sợ
Theo tìm hiểu, thông tin trên xuất phát từ một tài khoản Facebook của chị Trần Thị T.M (28 tuổi, ngụ Hà Nội), được đăng tải ngày 24.2. Theo bài đăng, chủ tài khoản chia sẻ: "Không dám ăn tiết lợn nữa mất. Ăn tiết luộc chấm mắm chua ngọt hay bột canh đỉnh mà, nhưng đọc xong bài này nghỉ khỏe luôn. Chưa bao giờ ước mình được mù chữ như bây giờ". Kèm theo đó là ảnh minh họa về một tô tiết canh cùng hàng chục ảnh chụp màn hình những bình luận tiết lộ "thâm cung bí sử" về quá trình lấy tiết dơ bẩn, kém vệ sinh.
Trả lời PV Thanh Niên , người này cho biết những thông tin được chia sẻ là do chị chụp màn hình từ một hội nhóm về ẩm thực trên Facebook. "Mình rất thích ăn tiết canh, đọc mà mình thấy hoang mang không biết có thật không nên đăng lên để hỏi ý kiến mọi người. Dưới bài viết của mình, có 70% là mọi người nhắc nhở bạn bè mình, 20% đồng ý với những thông tin mình chia sẻ, còn lại là phản đối", chị T.M nói thêm.
Nhiều bình luận nói về quá trình lấy tiết không hợp vệ sinh khiến nhiều người hoang mang. - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
"Hồi nhỏ dưới quê đi ăn cháo nhiều người thích ăn huyết nên kêu nhiều hơn phèo. Có ông kia cắn miền huyết và cục phân lợn còn nằm ở giữa. Từ đó đến nay gần 10 năm mỗi lẫn ăn gì có huyết, kể cả huyết vịt hay huyết gà tôi toàn lấy muỗng cắt rồi cho nhỏ lại xem có gì trong đó không mới dám ăn", bình luận của Gia Bảo được nhiều người quan tâm.
T.M cũng chia sẻ ý kiến của nickname Đỗ Khôi Nguyên: "Anh tôi từng làm lò mổ và anh kêu tôi đừng bao giờ ăn huyết heo. Trong lúc mổ, heo được treo ngược xuống nên phân và nước tiểu sẽ chảy theo trong lúc lây tiết luôn, chưa tính nước dãi".
Món huyết thường xuất hiện cùng các món nước - ẢNH: AN BIÊN
Chỉ sau vài ngày, bài viết của chị Mai nhận hơn 3.000 lượt like, 17.000 bình luận và gần 9.000 lượt chia sẻ. Đa phần đều là những phản hồi mang tính hoang mang, lo lắng, nhắc nhở nhau không ăn huyết heo. "Quá kinh khủng, cũng may là đó giờ chưa bao giờ ăn tiết canh", "Thực hư vụ này ra sao vậy, có ai giải thích với vì đó giờ ăn mình cũng thấy bình thường. Tiết canh là món yêu thích mình ăn đó giờ"... nhiều người hoang mang trước thông tin trên.
Trong khi chính người đăng cũng chỉ mong muốn tìm hiểu sự thật của sự việc nên chia sẻ như trên.
Một bình luận được chị Mai chia sẻ được nhiều người quan tâm. - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Những người mổ heo lên tiếng
Bên cạnh đó, cũng không ít ý kiến cho rằng thông tin trên là không có căn cứ, mọi người không nên hoang mang.
Kết nối với ông B.N (ngụ Đồng Nai) là người có hơn 10 năm làm việc trong các lò mổ cho biết những thông tin trên là lời đồn thổi không đúng sự thật. Ông B.N cho biết ban đầu, ông làm lò mổ của mẹ ruột ở Đồng Nai với quy mô nhỏ, mỗi đêm làm chừng 4 - 5 con. Sau đó, ông làm chủ lò mổ tập trung công nghiệp. Lò mổ của ông được được cấp giấy phép hoạt động và nội quy nhập xuất, giết mổ, tiêu thụ và quy mô của lò. Tuy nhiên, hiện tại ông B.N không còn làm tại lò mổ nữa do gặp nhiều khó khăn.
"Từ 22 tuổi tôi đã bắt đầu làm cho các lò mổ, từ lò mổ truyền thống làm một đêm 3, 4 con lợn đến lò công nghiệp làm 300 - 400 con, chưa bao giờ tôi bắt gặp sự việc trên. Làm vớ vẩn, không vệ sinh là lò bị dẹp ngay chứ không đùa đâu. Chỉ những cơ sở không được cấp phép, cơ sở lấy tiết chui thì có thể diễn ra tình trạng mất vệ sinh thôi", ông N. nói.
Theo ông, để lấy tiết heo các lò mổ phải lùa chúng ra một khung chuồng riêng rồi chích điện cho heo chết hẳn. "Sau đó, heo được đưa ra bể chọt tiết và quá trình lấy rất vệ sinh, phân nước tiểu ở đâu ra mà lọt vào. Sau khi lấy tiết, làm sạch lông, lợn được treo ngược lên để mổ và lấy nội tạng ra. Quá trình mổ này dùng băng chuyền cách đất nên sạch sẽ", người này nói thêm.
Chị Trần Phượng (28 tuổi, ngụ Kiên Giang) kể ngày trước nhà mình gần một lò mổ heo và chị từng chứng kiến quá trình lấy huyết. "Sau khi tắm sạch sẽ cho heo xong, người ta treo ngược lên, chích cho heo ngất đi rồi thọc huyết. Mình thấy huyết chảy ra bình thường và không có gì mất vệ sinh cả. Mình cũng thường qua đó mua huyết chưng về ăn, nếu mất vệ sinh chắc nhiều người đã bị ngộ độc từ lâu rồi", chị Phượng kể.
Một số tài khoản mạng xã hội cũng cho biết thông tin trên là không có cơ sở. "Tùy chỗ thôi chứ đâu phải chỗ nào cũng vậy. Gần nhà mình có cô chú kia toàn mổ heo nhà vườn không hóa chất, làm cũng sạch chứ đâu như mọi người nói", chị Nguyễn Thị Bích Hiền bình luận.
Ý kiến của nickname Chính Quốc được nhiều người đồng tình: "Nhà tôi 17 năm làm nghề mổ heo đây. Mổ heo là cả một quy trình, khi thọc huyết thân heo được nằm trên cao một chỗ riêng, cổ và đầu được nghiêng và kéo xuống để chọc. Một giọt nước còn không vào được chứ nói gì phân với nước tiểu".
Chú mèo tỏ thái độ 'hờn dỗi cả thế giới' khi 'con sen' 'ăn mảnh' một mình, nhìn biểu cảm cute muốn xỉu! Thấy 'con sen' ăn nhưng không 'xơ múi' được gì, 'quàng thượng' quay ngoắt mặt đi giận dỗi khiến ai nhìn thấy cũng phải buồn cười. Những chú mèo quả là một trong những sinh vật đáng yêu nhất thế gian đến nỗi mà ngay cả khi hờn dỗi, chúng vẫn vô cùng dễ thương và khiến mọi trái tim tan chảy. Mơi...