Hãi hùng với những cuộc ‘đổ bộ’ của nhà chồng
Có nhà mà có lúc không dám về, thực sự ai rơi vào hoàn cảnh như nhà Yến mới hiểu nỗi bi ai của việc đó là như thế nào!
Vợ chồng Hiệp – Yến mới tậu được căn chung cư nho nhỏ cách đây không lâu. Thực sự cũng khó khăn chồng chất chứ chẳng dễ dàng gì. Hai vợ chồng lương không cao, lại có con nhỏ, cuộc sống ở thành phố thì đắt đỏ, tiết kiệm rồi vay mượn thêm nữa mới tậu được, để có chỗ ở ổn định, không phải lo lắng nhà nhà cửa cửa nữa.
Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì Yến lại phải đối mặt với một vấn đề khác, khiến cô phiền não và chán chường không kém việc đi thuê nhà!
Thông tin vợ chồng cô đã mua được nhà nhanh chóng lan truyền về dưới quê chồng với tốc độ chóng mặt. Mọi người gọi điện lên chúc mừng tới tấp và thật trùng hợp, là ai cũng kèm theo lời nhắn nhủ: ‘Thế này ít nữa có việc gì lên thành phố thì cho cô/bác ở nhờ nhé!’.
Yến cũng chẳng nghĩ nhiều, cho mọi người ở nhờ cũng chẳng có vấn đề gì to tát. Anh em người nhà để làm gì chứ, không phải là để nhờ vả những lúc như vậy sao.
Ảnh minh họa
Từ đó, họ hàng dưới quê Hiệp có con em đi thi đại học đều tới nhà Yến ở cả. Mỗi đợt như thế, cũng ở tầm dăm ngày là ít, vợ chồng cô hy sinh thời gian ra để phục vụ, cơm bưng nước rót, thậm chí Yến toàn giặt quần áo cho mấy em với cháu ấy.
Cá biệt có người bận không đưa được con em mình đi còn gửi gắm tất cả cho vợ chồng cô đưa đón. Nhưng mà tuyệt nhiên chả thấy nói đến đưa vợ chồng cô tiền ăn uống, sinh hoạt. Yến cũng không để bụng, cô nghĩ, có mấy khi đâu mà, kể cả họ có đưa cô cũng không lấy.
Có đợt cao điểm, căn nhà có dăm chục met vuông mà phải chứa đến gần chục người khách, bao gồm cả thí sinh và người nhà đưa đi thi. Yến vừa đi làm, vừa bận con nhỏ, vừa phục vụ khách khứa, với thời gian tính bằng tuần, khiến Yên bơ phờ, mệt mỏi vô cùng. Mà 1, 2 người thì còn đỡ, đằng này số người đông như vậy, nói không tốn kém thì là nói dối.
Ấy vậy cũng chẳng ai đưa tiền cơm nước cho cô, có đưa cũng lấy lệ, cô còn chưa kịp từ chối thì đã cười giả lả ‘nói thế chứ vợ chồng chúng mày thiếu gì mấy đồng lẻ này nhỉ’, rồi cất luôn tiền đi.
Cũng chẳng ai có ý thức giúp cô dọn nhà, nấu cơm. Mấy em đi thi thì còn nhỏ, lại bị phụ huynh bắt học đã đành, còn mấy người lớn đi kèm thì coi mình là bề trên, nên không có nghĩa vụ phải hộ hành. Yến thật sự khóc không ra nước mắt.
Đi thi, rồi đi chữa bệnh, họ hàng đằng nhà Hiệp xa gần hình như nghĩ rằng đương nhiên là họ sẽ vào ở nhà Yến. Cũng chả cần hỏi xin ý kiến vợ chồng cô, cứ lên thành phố là xách hành lý vào nhà cô luôn.
Mọi người truyền tay nhau địa chỉ nhà cô, rồi dặn dò nhau: ‘Lên thành phố cứ vào nhà chúng nó mà ở!’. Yến mua đồ về để trong tủ lạnh, họ hồn nhiên lấy nấu nướng rồi mang vào bệnh viện cho người nhà mình. Đồ dùng của vợ chồng cô cũng bị trưng dụng.
Yến không hiểu, mọi người là vô tư quá hay là rắp tâm lợi dụng vợ chồng cô nữa? Có người nằm viện cả tháng, cũng là từng ấy thời gian người nhà họ ăn ở dầm dề tại nhà cô.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Yến biết mọi người dưới quê nhà Hiệp cũng chẳng giàu có gì cho cam nhưng vợ chồng cô thì giàu có chắc! Nợ nần còn chưa trả hết, còn nuôi con, còn đủ thứ chi tiêu trên đời.
Ai cũng có cái khổ cả, nếu như họ biết ý hơn thì Yến cũng cố gắng hy sinh sự riêng tư thoải mái, chịu vất vả phục vụ mọi người để họ đỡ phải thuê nhà bên ngoài tốn kém, gọi là giúp đỡ nhau. Nhưng cứ với cái tâm lý muốn bòn rút, lợi dụng vợ chồng cô thế này, ai mà không khó chịu, hãi hùng cho được!
Ấy thế nhưng Yến cũng chưa nghĩ ra được cách gì để giải quyết tình hình. Nếu cương quyết bắt họ đóng góp tiền ăn uống, sinh hoạt, miễn phí tiền ở thì sợ rằng sòng phẳng quá lại mất tình cảm. Một khi họ đã không tự giác, cô lại mở miệng yêu cầu, tất họ sẽ không thoải mái, rồi thì lời ong tiếng ve lại đồn về tận quê Hiệp cho mà xem.
Người ở quê lại rất để ý đến sự đánh giá của mọi người, bố mẹ chồng cô làm sao để yên cho vợ chồng cô đây. Mà cự tuyệt không cho ai đến nhà cũng không được, cái này còn gây ra sóng gió kinh khủng hơn nhiều.
Hiệp cũng nhiều lần nói với bố mẹ để ông bà nói khéo với mọi người hạn chế giúp nhưng ông bà gạt đi ngay: ‘Mấy khi mọi người nhờ vả đâu, đừng có khó khăn quá như thế. Chúng mày định để bố mẹ mày ở quê không còn biết nhìn mặt ai nữa hả?’.
Vợ chồng Yến nghĩ nát óc cũng chẳng biết làm thế nào. Hay là khi nào có người muốn lên ở nhà, vợ chồng con cái nhà cô đành đi sơ tán, cho mọi người tự ở tự ăn ở đấy, để họ biết họ làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhà cô như thế nào?
Có những lúc tan làm, cứ nghĩ đến về nhà nào là chật chội, ồn ã, rồi một mình chiến đấu với không biết bao nhiêu việc để phục vụ nhà chồng mà cô ớn đến tận cổ. Có nhà mà có lúc không dám về, thực sự ai rơi vào hoàn cảnh như nhà Yến mới hiểu nỗi bi ai của việc đó là như thế nào!
Theo Afamily
Hãi hùng khi bố chồng cứ nhất quyết muốn làm "chuyện đó" giúp chồng tôi
Thú thực với mọi người, thời gian vừa qua tôi đang bị vấn đề tâm lý vô cùng lớn sau hai lần bố chồng cứ nhất quyết muốn làm chuyện đó giúp chồng tôi.
Tôi mới lấy chồng hồi trước Tết vừa rồi, cụ thể là tháng 10. Anh làm trong lĩnh vực du lịch, công việc chủ yếu là hướng dẫn những đoàn khách nước ngoài sang công tác đi thăm quan một số địa điểm thắng cảnh tại Hà Nội. Còn tôi là một nhân viên kế toán.
Sau hơn 2 năm yêu nhau, tôi và anh quyết định đi tới hôn nhân. Lần đầu anh đưa tôi về ra mắt bố, tôi cực kì có thiện cảm với ông. Ông thân thiện, gần gũi và đặc biệt rất quan tâm tới những sở thích ăn uống của tôi. Tôi nể phục bởi ông chẳng quản ngại khó khăn mà "gà trống nuôi con" từ khi anh còn bé xíu. Anh cực kì tôn trọng bố và luôn nhắc nhở tôi phải lễ phép và chiều theo những sở thích của người già.
Bố mẹ tôi thì có phần không hài lòng vì nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ vất vả vì là người phụ nữduy nhất trong nhà, phải gánh vác nhiều công to việc lớn mỗi lần có cỗ bàn, đình đám. Thế nhưng, tôi phải nhiều lần giải thích rằng bố chồng con rất đảm đang, ông luôn tận tình chỉ dạy cho con từng bước... Cuối cùng, tôi cũng nhận được sự chấp thuận của bố mẹ.
Do đặc thù công việc, sau 3 ngày tổ chức đám cưới, tôi và anh phải trở về Hà Nội sinh sống. Do là những người làm công ăn lương bình thường, tiền tích góp cũng chưa được nhiều nên vợ chồng tôi chỉ dám thuê một căn chung cư nhỏ, 1 phòng ngủ và phòng khách đồng thời là khu nấu ăn. Anh luôn dặn dò rằng "vợ chồng mình gắng tiết kiệm, mua một ngôi là lớn hơn rồi đón bố lên ở cùng". Tôi tán thành ý kiến của anh.
Đêm hôm đó tôi không tài nào ngủ được khi cứ phải nghe tiếng động từ bố chồng. (ảnh minh họa)
Thế nhưng, tôi gặp phải bế tắc và luôn bất đồng quan điểm này với chồng kể từ lần bố chồng lên chơi, ở lại 2 hôm.
Hôm đó, chồng tôi vướng đoàn khách Nhật, họ muốn đi Tràng An nên yêu cầu chồng tôi đi cùng 2 ngày. Lại đúng dịp bố chồng lên chơi. Anh có ý định từ chối dẫn tour lần này vì muốn cả hai vợ chồng dẫn bố đi thăm thú Hà Nội. Thế nhưng, bố chồng nhất quyết giục giã "Con cứ đi làm việc của con đi, bố không đi chơi lúc này thì đi lúc khác. Với lại có vợ con ở nhà, cuối tuần nó dẫn bố đi chơi cũng được". Được bố giục giã cộng thêm sự đồng tình của tôi, anh đồng ý dẫn tour này. Tôi chẳng nào ngờ rắc rối cũng bắt đầu từ đó mà ra.
Tối hôm đó, sau khi ăn cơm, tôi ngỏ ý muốn dẫn bố đi dạo dưới tòa chung cư cho thoải mái nhưng bố nói không cần thiết và muốn ở nhà nghỉ ngơi. Hai bố con tôi ngồi xem tivi và nói chuyện. Những câu chuyện phiếm rất bình thường về chồng tôi khi còn nhỏ cho tới lúc đi làm đều được bố kể hết. Rồi bố kể đến chuyện mẹ chồng tôi mất đã lâu.
Bất giác ông tiến gần hơn tới tôi rồi nói:
"Mẹ con mất đã lâu, thú thực bố cũng đã nghĩ tới chuyện đi bước nữa nhưng không đành. Phần vì phải lo cho thẳng Tuấn ăn học, phần vì nhà nghèo nên cũng chẳng ai đoái hoài. Thế nên... thực sự bố thấy... bố rất thèm cái cảm giác ấy... Nay chồng con không ở nhà... hay để bố giúp...".
Nói rồi, bố chồng tôi như một con mãnh thú thực sự, tiến gần rồi ôm chầm lấy tôi. Vì quá hoảng sợ nên tôi đẩy ông ra xa, đẩy ông ngã khụy, hoảng sợ và hét lên.
Vì sợ tôi làm ầm ĩ nên ông dừng lại. Chưa kịp định hình và cũng không thể nói gì hơn ngoài cảm giác kinh sợ đó. Tôi chỉ nói: "Con đi ngủ trước đây!". Thế rồi tôi chui tọt vào phòng và đóng cửa lại, nằm im nghe nhịp tim mình đập.
Nằm được một lúc nhưng không thể nào ngủ được, tôi bỗng nghe thấy bước chân chầm chập, là bước chân của ông ấy đang tiến dần tới cửa phòng tôi.
Bỗng có tiếng gọi vọng vào: "Thu con, con ngủ chưa, bố có chuyện muốn nói".
Tôi nằm im không dám thở và cũng không nói gì.
Ông tiếp tục gõ 3 tiếng vào cửa. Tôi giả vờ như không nghe thấy gì và tiếp tục im lặng.
Cái chốt cửa, cái chốt cửa bỗng rung lên. Chắc chắn có bàn tay nào đó đang cố gắng dùng tất cả mọi sức lực để làm bung nó. "Lạy chúa! Lạy chúa! Hãy cứu con, đừng cho ông ta bước vào phòng", tôi gần như phát khóc cầu lạy.
Một hồi lâu không phá được cánh cửa phòng đó, bước chân lặng lẽ đi ra xa dần. Cả đêm đó tôi nằm im lìm, không thể chợp mắt và cầu mong trời sáng, chồng tôi mau về.
Mãi tới sáng, vừa thiếp đi được một lúc, tôi nghe tiếng chồng mình về tôi tỉnh giấc.
Anh gõ cửa và gọi tên tôi.
Nhanh như chớp, tôi vội lao ra mở và ôm chầm lấy anh. Mắt rưng rưng khóc.
- "Ô! Sao kỳ thế", anh ngạc nhiên hỏi.
Đối diện với tôi chính là khuôn mặt ông bố chồng đáng sợ đêm qua. Lấy lại bình tĩnh, tôi buông chồng ra rồi nói: "Không sao anh à, chỉ là... chỉ là em nhớ anh quá".
Sau lần đó, mỗi lần gọi điện về hỏi thăm sức khỏe ông, tôi chỉ dám nói vài ba câu rất to rồi cúp máy, bởi tôi sợ, tôi sợ cái cảm giác đối thoại với ông lại làm tôi nghĩ tới những sự việc đêm hôm đó.
Chuyện chưa dừng lại, những điều đáng sợ tiếp tục vây quanh tôi.
Không chỉ một lần, bố chồng có ý tiếp cận tôi khi vợ chồng tôi về quê nghỉ Tết. (Ảnh minh họa)
Tết vừa rồi, chồng tôi quyết không đi du lịch đâu mà sẽ về nhà ăn Tết cùng với bố. Tôi đã lấy hết can đảm, bỏ qua mọi chuyện để có thể có một Tết trọn vẹn ở nơi mà anh đã sinh ra và lớn lên. Thế nhưng, mọi việc lại chẳng được vẹn tròn.
Mùng 3 Tết, chồng tôi đi ăn nhậu với bạn cấp ba tới tận 9h tối chưa về, thế nên tôi xin phép bố chồng đi ngủ trước. Nghĩ đang ở nhà nên cũng chẳng thể có chuyện gì không hay cộng với việc phải chờ chồng về nên tôi không chốt cửa phòng.
Đang nằm ngủ chưa sâu giấc, tôi thấy tiếng cửa phòng mở ngỡ là chồng nên vẫn nằm im ngủ tiếp nào ngờ thấy ai đó âm chầm lấy tôi, lật tung chăn rồi... hung hãn như loài thú ăn mồi. Dưới ánh sáng mờ của bóng đèn ngủ, tôi chợt nhận ra người đó là bố chồng của mình.
Quá hoảng loạn, tôi vùng vẫy mãi mới thoát ra được. Tôi vụt chạy ra ngoài sân rồi đi ra phía cổng. Đứng dưới bóng tối, chân tay run cầm cập cứ ngỡ như vừa thoát khỏi lãnh địa của tử thần. Đúng lúc đó chồng tôi đi nhậu về. Trong cơn say, anh ngà ngà nên không phát hiện ra khuôn mặt tái mét của tôi.
Tôi nói đang đứng đợi anh về và muốn anh đưa đi chơi quanh làng vì không dám đối diện với bố chồng lúc đó.
Ngay trong sáng mùng 4 Tết, tôi nói có công việc gấp bên nhà ngoại nên xin phép về sớm. Anh và tôi thu xếp hành lý, bố chồng tôi cũng nhẹ nhàng đon đả, mặc nhiên như chưa có chuyện gì xảy ra vào đêm qua.
Chuyện đã xảy ra nhiều tháng nay, nhưng trong tâm trí tôi luôn cảm thấy bất an với ông bố chồng đáng sợ đó. Tôi không dám nói với chồng cũng chưa biết tâm sự cùng ai để có thể giải đáp những vướng mắc này. Xin mọi người hãy giúp tôi.
Theo Một Thế Giới
Cứ nhắm mắt cảnh tượng hãi hùng đó lại hiện lên ám ảnh tôi Nếu nó quá khứ thì chị không nói làm gì, đằng này thời gian chụp ảnh và lưu video còn mới vô cùng, anh trong ảnh, trong video cũng là anh của hiện tại chứ không phải là anh của quá khứ. Mặc cho sự can ngăn của bố mẹ, chị vẫn quyết tâm lấy anh làm chồng. Bố mẹ chị nói hai...