Hãi hùng: Vào rừng săn sâu tre ngoe nguẩy, món đặc sản thơm phức
Nếu ai yếu bóng vía nhìn thấy sâu tre ngoe nguẩy thì thật là hãi hùng. Nhưng sâu tre khi chế biến lại trở thành món ngon vào hàng đặc sản Tây Bắc.
Vào những ngày đầu thu, bà con dân tộc Thái (đen) sinh sống tại bản Huổi Thướn ( xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) lại tấp nập lên rừng săn tìm sâu tre đem về rang giòn cùng lá chanh. Đây là món ăn đặc sản, hấp dẫn cuốn hút nhiều người đam mê ẩm thực dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Những con sâu tre ngoe nguẩy dài gần bằng 2 đốt ngón tay, có màu trắng muốt thường sinh sống trong những cây tre non mới mọc trên các triền núi khu vực Tây Bắc như các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Vào thời tiết đầu thu là thời điểm loại sâu tre này phát triển nhiều nhất, có những cây tre non bị sâu đục được đồng bào dân tộc vùng cao chặt đổ xuống lấy sâu tre được khoảng 0,5 kg/cây.
Sâu tre thường sinh sống ở những cây tre non, cây nứa non có biểu hiện héo ngọn, đốt tre bị co rúm, ngắn lại khác thường.
Trao đổi với PV Danviet, anh Lò Văn Trung, bản Huổi Thướn, xã Phiêng Cằm là một trong những người hay săn tìm sâu tre cho biết, sâu tre bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10, đây là thời điểm sâu sinh sôi nảy nở nhiều và béo ngậy nhất. Sâu này khá hiếm, không phải cây tre nào cũng có.
“Để phát hiện ra sâu tre, tôi thường tìm những cây tre non, nứa có biểu hiện héo ngọn, đốt tre bị co rúm, ngắn lại khác thường thì chặt những đốt đó xuống, kiểu gì cũng thấy những con sâu tre ngoe nguẩy màu trắng bò lúc nhúc bên trong. Sâu tre gần giống với sâu chít, nhưng sâu chít người dân chúng tôi thường để ngâm rượu, còn sâu tre mọi người thường đem về chế biến thành món ăn cho gia đình”, anh Trung nói.
Có những cây tre non được đồng bào dân tộc vùng cao chặt đổ xuống lấy sâu tre được khoảng 4g/cây.
Đặc sản sâu tre được đồng bào dân tộc Thái (đen) chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như: Sâu tre xào măng chua, sâu tre chiên giòn, sâu tre hấp, sâu tre đồ, sâu tre rang lá chanh… nhưng ngon nhất và phổ biến nhất là món sâu tre rang cùng với lá chanh. Bởi không chỉ đơn giản trong quá trình chế biến mà khi rang lên còn có mùi thơm phức khá độc đáo, khi ăn thì giòn tan trong miệng.
Video đang HOT
Đặc sản sâu tre là món ăn khoái khẩu, hấp dẫn được rất nhiều người đam mê ẩm thực dân tộc ưa chuộng.
Anh Trung chia sẻ với PV Danviet: “Cách chế biến sâu tre rất đơn giản, chúng ta chỉ cần đổ sâu tre vào rổ, rồi đem đi rửa qua nước sạch. Sau đó để ráo nước, cho ra bát tô trộn đều với một ít muối hay bột nêm, nước mắm cho ngấm. Lá chanh rửa sạch thái chỉ, tỏi băm nhỏ. Khử dầu, cho sâu tre vào đảo đều đến lúc chín vàng và cho ít lá chanh vào là chúng ta đã có 1 món sâu tre rang lá chanh thơm phức, ngon và hấp dẫn. Sâu tre rang lá chanh có thể ăn với cơm nếp và làm mồi nhậu thì không có gì tuyệt vời bằng”.
Món sâu tre rang lá chanh thơm phức luôn được đồng bào vùng cao chế biến phổ biến nhất.
Với những vị khách nào đã từng lên mảnh đất (Sơn La) được thưởng thức món sâu tre rang, chắc chắn sẽ nhớ mãi cảm giác giòn tan, béo ngậy, hương vị độc đáo của món đặc sản dân tộc này. Hàng năm cứ đến mùa thu, khi thời tiết se lạnh người ta lại mong muốn được thưởng thức món sâu tre giòn tan trong miệng, vị ngọt bùi hòa cùng cảm giác tê tê gây kích thích, khiến thực khách bỏ qua sợ hãi ban đầu mà không thể chối từ, bởi sự hấp dẫn của món sâu tre rang lá chanh.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Tỷ phú trồng na ra trái "khổng lồ"
Sau hơn 20 năm, kiên trì nhẫn nại bám đất trồng na-trong đó có giống na Thái ra trái "khổng lồ" , ông Bùi Trung Thông ở thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất khô cằn thành vườn na tươi tốt, sai trĩu quả. Đây là mô hình làm giàu ở nông thôn khi mỗi năm vườn na mang lại cho gia đình ông cả tỷ đồng.
Khu vườn na của ông Thông rộng 8 ha, trồng hơn 1.000 gốc na, với 2 loại na chính là na dai và na Thái cho trái "khổng lồ". Nhờ cách chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, có những cây na trong vườn của ông cho từ 50kg - 60kg quả mỗi mùa. Ước tính cả khu vườn của ông mỗi năm cho thu gần 30 tấn quả na, giá bán trung bình từ 25.000 đồng - 35.000 đồng/kg.
Cả vườn na của ông Thông cây nào cây nấy quả sai lúc lỉu
Hôm chúng tôi tới thăm, dưới cái nắng cháy da, cháy thịt nhưng ông Thông vẫn đang tất bật chăm sóc vườn na. Vườn na của ông hàng lối thẳng tắp, cây nào cũng xanh tốt, quả sai trĩu cành.
Ông Thành kể, hơn nửa đời người, ông Thành rời quê hương Hưng Yên lên vùng đất Mai Sơn khai hoang. Thời đó vùng đất này hoang vu, cỏ dại mọc um tùm, người dân trong vùng khai hoang được miếng đất nào đều trồng hết cây ngô, đậu, mía, chứ chưa ai trồng na. Hơn nữa, khi đó bà con trồng hoa quả cũng chưa có thị trường. Riêng gia đình ông gắn bó bền bỉ 13 năm liền với nghề trồng ngô. Vợ chồng ông làm lụng sớm tối mà cũng chỉ lo được cái ăn cho cả nhà.
Khu đất trồng na của ông Thông rộng gần 8 ha, mỗi năm cho thu hoạch 30 - 40 tấn na quả, lãi hơn nửa tỷ đồng/năm
Năm 2003, một số bà con trong vùng bắt đầu bỏ ngô sang trồng na, và gia đình ông cũng bắt chước làm theo. Cây na bén đất Mai Sơn từ đó. Quả na rất dễ ăn và đặc biệt là ở đất Mai Sơn, na chín muộn hơn so với các vùng khác, nên ông Thông tin rằng nó sẽ là cây hàng hóa mang lại kinh tế cao. Ông Thông đã cất công tìm đến các chủ vườn na lớn ngoài tỉnh, lấy mắt na dai ghép vào cây na địa phương. Chỉ sau một năm, cây na ghép cho quả. Quả na không những to hơn mà chất lượng ngon hơn so với giống na địa phương. Na ghép cũng bán được giá hơn. Mỗi cây cho từ 50 - 60 kg quả. Từ đó na dai được nhân rộng tại Mai Sơn. Trồng na trở thành mô hình làm giàu ở nông thôn Mai Sơn.
Những trái na Thái "khổng lồ" trong vườn na nhà ông Thông có trọng lượng gần 1kg, ăn vị thơm ngon
Thấy việc trồng na là hướng đi đúng, ông Thông chuyển toàn bộ diện tích đất của gia đình sang trồng na. Sau những vụ na, tích góp được vốn, ông mua thêm 3 ha đất của nông trường Tô Hiệu để cải tạo trồng thêm hơn 3 ha giống na Thái ra trái "khổng lồ". Để có giống na "khổng lồ" này, ông Thông không quản ngại đường xá xa xôi, ông vào Tây Ninh lấy cây về và nhân giống. Hiện giống na "khổng lồ" này đang cho quả to, ăn ngọt, trọng lượng từ 0,7 đến 1 kg/quả, giá trị cao gấp nhiều lần na dai, giá bán tại vườn là 100.000 đồng/kg.
Cũng vào trong thời điểm mở rộng diện tích trồng na, để nâng cao kinh nghiệm chăm sóc cây, ông đã lặn lội sang Lạng Sơn và vào mãi tận Tây Ninh để học hỏi kinh nghiệm tại các nhà vườn, kết hợp học thêm qua sách báo, tivi, internet... Tính đến nay, khu vườn của ông có trên 1.000 gốc na và đều đang cho quả. Đây là 1 trong những cách làm giàu ở nông thôn mà ông Thông áp dụng.
Hiện khu vườn na của ông Thông đang trong mùa thu hoạch
Nói về kinh nghiệm trồng na, ông Thông cho hay: So với các loại cây trồng khác thì na là loại cây khó tính, đặc biệt là cây na phải trồng ở những khu đất xốp, dễ thoát nước. Những khu đất sỏi, đất ngập úng dễ làm cây bị chết vì nhiều nước. Hơn nữa để cây ra hoa, kết quả tốt thì việc bón phân phải đúng quy định kết hợp vả phân chuồng, phân vi sinh. Việc thụ phấn cho cây na cũng rất cần thiết để quả to đều, đẹp hơn.
Ông thông cho rằng, chất lượng na Mai Sơn ngon không kém gì na Lạng Sơn, quả to, ngọt, thơm. Năm nào khách và thương lái cũng đổ xô đến mua.
Nhiều thương lái đến đặt mua na, chở về các tỉnh miền xuôi tiêu thu
Để tạo liên kết trong sản xuất, năm 2017, ông thành lập Hợp tác xã na Thanh Sơn, với 7 thành viên cùng tham gia và đều sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap.
Với sản lượng na ngày một nhiều, ông Thông luôn trăn trở tìm đầu ra, ông tìm các mối liên hệ với các chợ đầu mối, siêu thị lớn ở một số thành phố lớn. Tin vui đến với ông, đầu vụ năm nay ông đã đưa quả na vào bán tại hệ thống siêu thị nông sản của Vincom tại thành phố Sơn La.
Theo Danviet
Mẳm hén thức chấm đặc biệt của người Thái ở Sơn La Loại thức chấm có màu đỏ au của ớt, điểm xuyết những chấm đen tròn của &'hén"' cùng mùi thơm nồng khó tả, có sức hấp dẫn lạ kì, dễ khiến những tín đồ ưa thích ẩm thực Tây Bắc phải ứa nước miếng. Nhắc đến ẩm thực của vùng núi Sơn La, nhiều người thường nghĩ đến các món ăn như: Thịt...