Hãi hùng nhìn người Mường xứ Thanh chế biến đặc sản nòng nọc om măng rừng
Những chú nòng nọc bụng trắng tinh, béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít người phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức.
Đặc sản nòng nọc xứ Thanh.
Ở miền tây Thanh Hóa, có nhiều món ăn độc đáo, mà nhắc đến, không ít người sởn da gà. Trong số đó, độc đáo nhất là món sâu măng chiên, món nhái suối… nhưng món khoái khẩu nhất của người Mường nơi đây vẫn là nòng nọc non om măng.
Theo tiếng địa phương, nòng nọc được gọi là bu bu hoặc bâu bâu. Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay, khác hẳn nòng nọc dưới xuôi.
Loài nòng nọc suối đá chỉ có ở miền Tây Thanh Hóa.
Thời điểm thích hợp để bắt nòng nọc là từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch, đặc biệt, người địa phương thường chọn đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để đi vào rừng. Lúc này, nước ở các con suối mát và khá yên tĩnh, nòng nọc thường lượn lờ kiếm ăn ở các khe đá nhỏ.
Dụng cụ dùng để bắt nòng nọc rất đơn giản, chỉ cần một chiếc dậm và một chiếc rỏ tre cùng lá khoắn làm mồi nhử. Người có kinh nghiệm chỉ cần khéo léo thả nhẹ từng chiếc lá khoắn vào một chiếc dậm đặt bên khe suối.
Sơ chế nòng nọc không khó, sau khi bắt về chỉ rửa qua, rồi dùng mũi dao nhọn gẩy nhẹ vào bụng, lôi phần lòng ruột cho ra ngoài rồi cho vào ít muối chà rửa sạch thêm một lần nữa.
Video đang HOT
Nòng nọc khi đã ráo nước có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Người thích ăn canh có thể nấu với rau rừng. Dân nhậu ướp nòng nọc với sả, ớt rồi nướng lên thơm phức, dùng nhâm nhi với rượu. Tuy nhiên món đặc trưng nhất ở đất núi là nòng nọc om măng.
Chế biến nòng nọc om măng không đòi hỏi nhiều công đoạn cầu kỳ nhưng để món ăn được tròn vị thì nguyên liệu phải tươi. Bên cạnh măng rừng, nòng nọc, người nấu cần chuẩn bị thêm mẻ, hành, mùi tàu.
Đầu tiên, ta xào măng với mẻ cho chín tới rồi đổ nước sôi vào lấy nước. Sau đó cho nòng nọc đã sơ chế vào rồi đun sôi lại. Cuối cùng rắc hành, răm, mùi tàu lên trên, đợi vài giây là có thể bắc xuống ăn nóng cùng cơm hoặc làm mồi nhắm rượu.
Nòng nọc om măng.
Những chú nòng nọc béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít người phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức. Nhưng nếu can đảm nếm thử, gắp một chú nòng nọc cho vào miệng, cảm giác ghê ghê dần tan biến, thay vào đó là một mùi thơm đặc trưng, ăn vào thấy mềm ngọt, phảng phất đâu đó chút vị đắng nhẹ của măng rừng và nước dùng béo ngậy, đậm đà.
Người dân địa phương kể rằng, xưa kia, vì đói kém, nên các cụ đã phải bắt nòng nọc, thứ có rất nhiều dưới suối để ăn. Thế nhưng, vô tình, món nòng nọc đã biến thành đặc sản của người Mường ở miền tây Thanh Hóa.
“Các loại thịt gà, vịt, trâu, bò…cũng không thể ngon và bổ dưỡng bằng nòng nọc. Ngoài ra, các đồng ruộng được bà con không sử dụng thuốc hóa học nên nòng nọc rất sạch”, dân bản địa khẳng định.
Nếu có dịp đến với bản Mường ở Thanh Hóa mùa nòng nọc, bạn đừng ngại ngần thưởng thức món ăn đậm chất núi rừng bên ly rượu cay cùng chủ nhà. Bạn cũng có thể mua mang về tại chợ họp ở khu vực huyện Thạch Thành, suối Vó Ấm chảy từ Vườn quốc gia Cúc Phương hoặc chợ phiên cửa khẩu quốc tế Na Mèo với giá từ 40.000 – 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên khi về nấu dưới xuôi thì hương vị không thể sánh bằng.
Nếu có lỡ đi xa mà bỗng dưng thèm nòng nọc thì bạn cũng có thể tìm đến xứ Ba Tơ (Quảng Ngãi), Lâm Đồng hay Nghệ An… để thưởng thức món lạ khó quên này.
Nấm mối vào chính vụ: Công dụng và cách chế biến
Nấm mối được giới trồng nấm coi là "đặc sản của các loại đặc sản". Tháng cô hồn nhu cầu ăn chay khá lớn nên nấm mối vốn đã ít lại càng trở nẻn khan hiếm, đắt đỏ.
Tháng 7 âm lịch năm nào mẹ chồng chị Nguyễn Thị Hòa (Sơn Tây, Hà Nội) cũng ăn chay từ mùng 1 tới hết tháng. Bà khéo tay nội trợ nên hầu hết các món chay đều tự làm riêng để trước cúng, sau ăn. Riêng mùng 1 và ngày Rằm tháng bảy bao giờ bà cũng dậy sớm tự chuẩn bị mâm cơm cúng chay, chị Hòa chỉ việc phụ mẹ việc vặt và bày biện mâm cơm cúng.
Canh trứng cà chua - món canh bác sỹ đông y khuyên dùng: Nấu thế nào bổ dưỡng nhất?
Trước mùa Vu lan, bà bảo chị Hòa đi chợ thấy nấm mối tươi thì nhớ mua vài cân về cho bà làm món ăn cả tháng. Dịp này nấm mối đang rộ, mua về bảo quản tới Rằm tháng 7 làm mâm cơm đãi khách.
Nấm mối chế biến món ăn rất ngon ngọt, giàu chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa.
Theo ông Nguyễn Thanh Tú, kỹ sư trang trại Cây Nấm Việt (Tô Hiến Thành, phường Xuân Hòa, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), nấm mối được mệnh danh là "đặc sản của các loại đặc sản" ở các vùng đất giàu phù sa như các tỉnh miền Tây. Nổi tiếng nhất là nấm mối Bến Tre với món bánh xèo nấm mối, nấm mối nướng... đã ăn là ghiền.
Nấm mối xuất hiện tự nhiên ở những nơi có tổ mối, sau những cơn mưa thì dân đi kiếm nấm mối. Vì 1 năm nấm mối chỉ xuất hiện 1 lần, rất ít và không phải lúc nào cũng có nên giá cao mà không có nấm bán. Có 2 nguồn nấm mối đang rao bán tại TP Hồ Chí Minh là nấm miền Đông và nấm miền Tây và giá cũng khác: Nấm miền Đông (chủ yếu từ Bình Phước) giá 500.000 - 600.000 đ/kg (nấm búp). Nấm miền Tây, đặc biệt là nấm búp bán ngay tại Bến Tre đã hơn 1 triệu đ/kg, ra thị trường lên 1,2 - 1,5 triệu đ/kg, mà khách phải đặt cọc trước 50%. Các tiểu thương cũng ít người dám đầu tư bán nấm mối vì rủi ro rất lớn, hao hụt nhiều, hoặc nấm nở thì bị mất giá chỉ còn 40% so giá trị ban đầu.
Nồi lẩu có nấm mối thơm ngon ngọt không cần xương. Ảnh minh họa.
Nấm mối moi từ đất lên phải có... nghệ thuật. Hái nấm tốt nhất lúc 5-6 giờ sáng, dùng tay lay nhẹ, hoặc dùng cành cây cạy đất để nhổ hết chân nấm trong đất mới đúng kỹ thuật. Người đi hái nấm không được dùng dụng cụ đào xới làm sụp gò mối, hoặc cày đất lên thì năm sau chỗ đó không mọc nấm nữa.
Chuyên gia hướng dẫn cách bấm huyệt, nâng cơ mặt để luôn trẻ trung, xinh đẹp
Nấm hái về dính nhiều đất phải dùng dao mỏng lưỡi lướt nhẹ thân nấm để cạo sạch (gọt mạnh tay là không còn nấm để ăn), rồi rửa từng tai dưới vòi nước chảy thì cây nấm mới trắng tinh. Sau đó ngâm nước muối và rửa nhẹ tay kẻo nấm bị vỡ nát, mất chất ngọt.
Theo Đông y, nấm mối là dược liệu giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch... Nấm mối chế biến thành rất nhiều món ngon bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng rất cao, có khả năng phòng ngừa ung thư...
Các món ăn từ nấm mối đều ngon, từ nấu cháo, xào, kho hay nướng... đều ngon, chế biến đơn giản. Dễ ăn hơn cả là chả trứng nấm mối. Cho nấm, hành thái nhỏ vào trứng, nêm muối, gia vị vừa ăn rồi cho lên chảo dầu nóng chiên vàng (hoặc hấp chín), ăn béo ngọt, rất đưa cơm. Nấm mối kho tiêu ăn với cơm nóng cũng đặc biệt lạ miệng. Hoặc nấm mối nướng giấy bạc cùng tôm, mực, hay cháo, xào mướp, xào lòng gà đều rất thơm ngon hương vị đặc biệt của sản vật thiên nhiên.
Nấm mối ngoi lên từ đất. Ảnh minh họa.
Có thể sơ chế nấm mối, xào với dầu ăn, nêm muối giã nhỏ với ớt hiểm, chia cả nước và nấm vào hộp kín bỏ vào ngăn đá. Khi nào ăn hay chế biến nón nào thì bỏ ra (như nấu cháo gà, cháo nhum, xào với mướp hương, nấu lẩu nấm....).
Đơn giản hơn là kho khô. Cho dầu nóng lên, cho 1 thìa đường, chút nước tương vào đun tới khi sánh lại. Cho nấm đã sơ chế vào, hạ lửa khoảng 10 phút, cho nấm vào thấm gia vị là được.
Bình thường giá nấm mối khoảng 500 - 650 ngàn đ/kg. Tháng cô hồn năm nay rơi vào cuối tháng 8 dương lịch là đã cuối mùa nấm mối, nếu mua dịp cuối mùa thì giá có thể bị đẩy tới 1,5 triệu đ/kg mà cũng không có để mua. Riêng nấm mối Bến Tre thơm, vị ngọt đậm đà hơn nơi khác và hiếm hàng, nên giá cao và đã có hiện tượng lấy nấm từ nơi khác về trộn với nấm Bến Tre để bán.
Theo Giadinh.net
Trám đen - đặc sản miền núi Hà Tĩnh được săn lùng tận vườn Trám đen là đặc sản nổi tiếng của vùng miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh). Những năm gần đây, trám được săn lùng mua cả cây tại vườn nên rất nhiều người không thể mua được trám ở chợ như ngày xưa... Trám đen là đặc sản của Hương Sơn, có thể chế biến được nhiều món ăn dân dã nên được nhiều...