Hãi hùng nhìn “chạch lươn” ở điểm nóng tai nạn thảm khốc
Hình ảnh PV Dân trí ghi lại dưới đây lý giải vì sao quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị xem là cung đường xảy ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc nhất trên cả nước.
Nhiều tháng qua, giới tài xế và người dân thường xuyên qua lại tuyến quốc lộ 1A đoạn qua huyện Kỳ Anh – một trong những địa bàn xảy ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc -luôn nơm nớp lo sợ tai nạn bất ngờ ập đến. Nguyên nhân do đoạn đường này đã xuống cấp trầm trọng.
Không thiếu những “con chạch” khổng lồ như thế này trên quốc lộ 1A đoạn qua khu vực Khu kinh tế Vũng Áng
Có mặt trên tuyến đường này chúng tôi không khỏi giật mình trước thảm trạng, nhiều đoạn mặt đường bị lún sâu tạo thành vô số “con chạch”, nằm chình ình trở thành những cái bẫy hết sức nguy hiểm. Đến đoạn đường này, hầu hết các tài xế phải giảm tốc độ đến mức thấp nhất và bất đắc dĩ để cho xe chạy theo lằn đường lún sụt. Với những xe gầm thấp, tài xế buộc phải cho xe chạy trên hai “con lươn” song song để tránh va quệt gâm với mặt đường gồ ghề.
Anh Bùi Xuân Luận (Bình Định), tài xế đang dừng xe, nhường đường cho một chiếc xe tải trọng lớn chạy ngược chiều đi qua điểm đường xuống cấp nhất tại xã Kỳ Thịnh, không giấu nỗi bức xúc: “Đường sá thế này quá nguy hiểm, không cẩn thận là tai nạn ngay. Cứ mỗi lần qua Kỳ Anh là cánh tài xế chúng tôi cứ nơm nớp lo tai nạn”.
Nhiều người dân sống tại cung đường xuống cấp này phản ánh, thực trạng quốc lộ 1A xuống cấp đã xảy ra nhiều năm nay, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lớn nhỏ trên địa bàn. Đã có nhiều vụ tài xế, người dân vì không nhường đường, va quệt đã dẫn đến ẩu đả.
Sau khi đi thực tế cung đường lắm “lươn, chạch” nguy hiểm này, PV Dân tríđã có buổi làm việc với ông Lê Ngọc Minh – Phó Tổng giám đốc Khu quản lý đường bộ IV, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng tuyến quốc lộ 1A khu vực Bắc miền Trung. Theo ông Minh, nguyên nhân khiến đoạn quốc lộ 1A này xuống cấp là do tần suất, lưu lượng xe quá tải lưu thông nhiêu. “Đây là địa bàn có khu công nghiệp Vũng Áng. Ngoài xe tải trọng lớn Bắc Nam, xe vận tải phục vụ xây dựng khu công nghiệp Vũng Áng đã “góp phần” khiến quốc lộ 1A xuống cấp”- ông Minh nói.
Ông Minh cho biết, Khu quản lý đường bộ IV đã nhiều lần có văn bản, thậm chí cá nhân ông đã từng nhắn tin cho Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự để “cầu cứu”, chung tay ngăn chặn tình trạng xe quá tải phá nát đường, nhưng tình hình không thay đôi.
Ông Minh cũng cho biết, việc duy tu, sửa chữa tuyến quốc lộ 1A và nhiều tuyến quốc lộ khác trên địa bàn là trách nhiệm của Khu quản lý đường bộ IV, nhưng nếu tình trạng xe quá tải chưa được ngăn chặn thì sửa xong đường lại hỏng.
Video đang HOT
Môt sô hình ảnh do PV Dân trí ghi lại
Nhũng chiếc xe đến cung đường này đều bất đắc dĩ phải chạy theo lằn đường nứt, lún
Một chiếc xe 4 chổ phải bò trên lưng hai con chạch để tránh gầm cạt mặt đường
Văn Dũng – Minh Đức
Theo Dantri
Hà Nội: Đình chỉ sếp 'chơi trội' 165 triệu USD
Tân giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) - đại diện chủ đầu tư dự án xe buýt nhanh BRT "đang trong quá trình làm kiểm điểm". Đồng thời, ngành chức năng cũng đã đình chỉ công tác 6 tháng đối với thuộc cấp của ông này là một phó giám đốc.
Đoạn đường đang được bóc để thay mới bằng bê tông.
Như đã phản ánh trong bài viết "Bóc đường làm lại, Hà Nội chơi trội với món 165 triệu USD", ngành giao thông Hà Nội mới đây đã gây sự chú ý đặc biệt của người dân với dự án xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn - BRT (thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội) tiêu tốn cả nghìn tỷ đồng.
Theo phê duyệt ban đầu, dự án phát triển giao thông đô thị của Hà Nội có tổng mức đầu tư 304,72 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 165,3 triệu USD. Riêng hợp phần xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên tại Hà Nội được Sở GTVT khởi công vào tháng 3/2013 với chiều dài 14 km.
Dự án bắt đầu chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - Bến xe Kim Mã. Với dự án này, xe buýt nhanh sẽ đi trên 2 làn đường riêng sát dải phân cách giữa của trục đường. Làn đường này được phân cách bằng gờ cao 20cm. Nhà chờ được đặt trên dải phân cách giữa, ở gần ngã tư nên hành khách đi theo vạnh sơn kẻ đường tại các nút giao thông để tiếp cận xe buýt.
Dù mới đưa vào khai thác từ tháng 10/2010, nhưng ngành giao thông Hà Nội vẫn quyết định đào bỏ mặt đường nhựa bê tông ở phố Lê Văn Lương và thay vào đó bằng mặt nền bê tông.
Vừa đưa vào sử dụng từ tháng 10/2010, chất lượng mặt đường còn rất tốt nhưng do nằm trong lộ trình lăn bánh của xe buýt nhanh, nên mặt nhựa đường Lê Văn Lương vẫn bị đào bới để thay thế bằng bê tông. Theo tính toán, chỉ tính các điểm dừng đỗ của xe buýt với chiều dài 3km, việc bỏ nhựa để thảm bê tông cũng tiêu tốn cho ngân sách khoảng 12 tỷ đồng. Số tiền đó sẽ lớn gấp nhiều lần, khi mặt đường nhựa từ bến xe Kim Mã về bến xe Yên Nghĩa nếu cũng áp dụng "công thức" bóc nhựa để "ốp" bê tông như cách làm hiện tại.
Đại diện Ban quản lý giao thông đô thị khẳng định "không có sự lãng phí", bởi phần đường bóc lên ở phố Lê Văn Lương là phục vụ cho các điểm dừng đỗ cho xe buýt nhanh. Tuy nhiên, khẳng định này từ ban quản lý dự án đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận, bởi, hầu như toàn bộ hai chiều đường Lê Văn Lương đã bị bóc xới, thay thế lớp nhựa đường bê vật liệu bê tông. "Chẳng lẽ điểm dừng đỗ của xe buýt lại kéo dài cả con phố Lê Văn Lương?", một cán bộ ngành giao thông giấu tên, cho biết.
Để kịp tiến độ, suốt nhiều tháng qua, đơn vị thi công đã cho quây tôn trên nhiều đoạn ở đường Lê Văn Lương để đào bới lớp đường cũ và thay thế vật liệu mới là bê tông vào đó.
Sáng 16/7, trên đường Lê Văn Lương, ngay gần với ngã tư Khuất Duy Tiến, rào tôn cũng đã được dựng lên để máy móc tiếp tục đào bới lớp đường nhựa còn rất tốt.
Bắt đầu tư ngã tư Hoàng Đạo Thuý - Lê Văn Lương và Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, cả con đường giờ như chiếc áo bị vá chằng vá đụp. Những đoạn đường nhựa được bóc lên giờ thay thế vào đó là các khối bê tông nham nhở, gồ ghề không bám sát đường cũng, nhiều ô vuông được chia đều. Việc bóc lớp đường nhựa còn mới đã gây nên mối hoài nghi cho người qua đường, những dấu hỏi về việc có cần thiết phải "đúc" bê tông cho xe buýt, việc phá bỏ đường cũ có quá lãng phí hay không cũng được đặt ra.
Trước biểu hiện của sự lãng phí ghê gớm này, đại diện chủ đầu tư cho hay vì đây là dự án phục vụ xe buýt chạy trên đường riêng nên có thể dẫn đến tình trạng mặt đường bị... "mỏi". Do lo ngại lộ trình tuyến buýt nhanh này nếu sử dụng đường nhựa như đã có sẽ không chịu được nên phải thay bằng mặt đường bê tông cứng.
Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, việc bóc đường cũ vẫn còn sử dụng tốt để thay thế đường mới chứng tỏ quy hoạch có vấn đề. Trong khi chủ đầu tư cho hay dùng đường bê tông là có ưu điểm, thì ông ông Liêm lại nêu lo ngại của mình.
Theo ông Liêm, nhược điểm của mặt đường bê tông là co giãn nên phải có nhiều điểm nối, điều đó khiến cho mặt đường không được êm trong quá trình phương tiện lưu thông. Cũng theo ông Liêm, việc quy hoạch không có quy củ dẫn đến dự án chồng dự án đã gây ra sự lãng phí lớn cho xã hội.
Tân giám đốc Ban quản lý dự án Giao thông đô thị - Sở GTVT Hà Nội giải thích: "Đây là dự án được nước ngoài tài trợ vốn và được cơ quan chức năng cũng như UBND Tp. Hà Nội phê duyệt. Trước khi phê duyệt dự án thì người ta cũng đã tính toán đến hiệu quả kinh tế rồi. Chỉ đường Lê Văn Lương còn tốt nên bóc nhựa để làm bê tông ở vị trí dừng đỗ, còn ở những đường cũ thì phải bóc lên để làm đường mới". Và để minh chứng cho sự thuyết phục của dự án, tân Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị cũng đã đưa ra vài tấm ảnh chụp đường xe bút nhanh ở Indonesia, Philipines ... để minh hoạ. Đại ý là việc thực hiện dự án xe buýt nhanh tại Hà Nội cũng đã được học hỏi, tham khảo từ những nước từng thực hiện các công trình này.
Liên quan đến dự án bóc đường nhựa, thảm bê tông cho dự án nghìn tỷ này, tân giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị cho hay bản thân ông cũng đang "trong quá trình làm kiểm điểm".
Ngoài việc giám đốc bị kiểm điểm, một thuộc cấp khác của ông là phó giám đốc cũng đã bị Sở GTVT Hà Nội đình chỉ công tác 6 tháng. Lý do cả hai nhân sự ban này bị kiểm điểm hiện tại chưa được tiết lộ.
Theo Người đưa tin
Thiếu phụ bị chồng cũ sát hại dã man tại UBND xã Trước khi trở thành nạn nhân dưới lưỡi dao oan nghiệt của chồng cũ, thiếu phụ ngoài 20 tuổi đã phải chịu những trận đòn thù khủng khiếp, bị bạo hành liên tục đến độ hoảng loạn. Những tưởng ly hôn là yên phận không ngờ chị bị hạ sát ngay tại UBND xã. Ngồi trong căn nhà còn bao trùm không khí...