Hãi hùng ngày về ra mắt nhà của người yêu
Sợ nhất là chuyện ngày đầu về nhà anh, tôi phải rửa 10 mâm bát mà không một ai giúp đỡ.
Chào hỏi mỏi miệng
Đúng là phải nói cái câu: “khi đi yểu điệu, khi về bủng beo” thì mới phải với trường hợp của tôi. Lần sau chị em có về ra mắt nhà người yêu, xin rút kinh nghiệm, đừng đi ngày lễ Tết. Chỉ có khổ và khổ…
Tôi vẫn còn sợ cái ngày về ra mắt nhà người yêu cách đây 3 tháng, nghĩ mà khiếp vía. Đúng là nhân cái sự có giỗ, anh bảo tôi về để họ hàng, bố mẹ biết mặt luôn. Tôi cũng vì ngại nên vui vẻ nhận lời, vì anh nói, bố mẹ anh đã bảo vậy. Tôi chuẩn bị quần áo đẹp, trang điểm nhẹ và sẵn sàng tâm lý, với tưởng tượng về nhà người yêu sẽ được đón tiếp vồn vã, được thoải mái chuyện trò.
Vừa về tới nhà anh, khung cản hiện ra trước mắt tôi là cả nhà đông nghịt. Vì nhà anh là trưởng họ nên cứ giỗ chạp là bố mẹ anh mời rất đông. Chỉ kịp vào chào 2 bác, tôi đã nhanh nhanh chóng chóng đi ra xem có cỗ bàn gì không để chuẩn bị cùng mọi người. Đa phần là cô dì, chú bác của anh chuẩn bị cơm, còn các cụ thì ngồi uống nước.
Tôi chuẩn bị đủ các thứ, ai sai gì cũng nhanh nhẹn làm. Hôm ấy tôi bị đau lưng, chỉ có đứng và nấu ăn, nấu đến hơn 2 tiếng mới được ăn. Lúc ăn, nói không điêu chứ tay tôi run tới nỗi không thể nào gắp được thức ăn.
Anh nói với tôi về có cỗ thì đỡ ngại, đông người cũng sẽ khong bị chú ý. Tôi thấy có lý, nhưng mà giờ thì đúng là… oan gia. (ảnh minh họa)
Vì nhà đông nên đi tới đâu ai cũng hỏi han tôi vì biết tôi là người yêu của anh. Từ khi nấu ăn, họ đã hỏi những câu tượng tự: “Cháu bao nhiêu tuổi, quê ở đâu, làm nghề gì. Hai đứa yêu nhau lâu chưa… ?”. Những câu hỏi ấy còn lặp lại cả chục lần, hơn chục lần và chỉ với những câu trả lời y hệt nhau nhưng phải nói với nhiều người. Tôi có khi mệt quá, không nói chuyện nổi nữa vì nhà vừa đông vừa bí.
Video đang HOT
Rửa 10 mâm bát một lúc
Anh nói với tôi về có cỗ thì đỡ ngại, đông người cũng sẽ khong bị chú ý. Tôi thấy có lý, nhưng mà giờ thì đúng là… oan gia. Lúc ăn cơm xong, chỉ mình tôi dọn dẹp. Các cô chỉ giúp chút ít, còn người thì bận con cái, bận việc nhà nên xin về sớm hết. Tôi dọn dẹp và rửa tới 10 mâm bát, có mình tôi. Vừa rửa vừa nghĩ tủi thân, không ai đoái hoài gì tới mình. Chỉ có anh thi thoảng ngó qua hỏi tôi vài câu cho tôi đỡ buồn rồi lại vào nhà uống nước. Nghĩ cảnh ấy tôi sợ quá.
Rửa xong thì úp úp. Có lúc bê tôi mới phải nhờ tới bàn tay đàn ông là anh. Vậy mà mẹ anh ra chỉ nói được một câu: “Cháu vất vả quá”. Tôi không lười, cũng không tính toán gì chuyện đó nhưng mà rửa từng ấy bắt, tôi thật sự không thể đứng dậy được nữa vì quá mỏi chân và hoa mắt. Đứng dậy mà trời đất quay cuồng, phát mệt.
Tôi đang suy nghĩ, có nên nói với anh điều này và thật sự, cũng suy nghĩ nghiêm chỉnh về chuyện làm dâu nhà anh. Nếu về ở chung thế này, chắc chỉ có tôi là khổ… (ảnh minh họa)
Xong tay tôi nhợt ra vì nước lạnh. Nghĩ hãi hùng thật nhưng giờ biết làm sao, cũng chỉ có thể làm cho đẹp cái ngày ra mắt, chẳng lẽ mình lại không làm, cứ ngồi đó thì ai mê được.
Lúc về bơ phờ
Khi chào hỏi ra về, tôi được mời lại chơi nhưng trời nhá nhem tối, tôi muốn lên cho xong. Với lại, lúc ấy trong đầu tôi không nghĩ được tới cái gì khác ngoài cái… giường. Tôi chỉ ước được ở nhà mình, được ngả lưng và làm một giấc tới sáng ngon lành. Thế thì còn gì bằng.
Người tôi nhìn bơ phờ. Khi về chỉn chu, xinh đẹp bao nhiêu thì giờ nhìn như đứa vừa chui trong bụi rậm ra. Sợ quá, tôi thật không còn kiên nhẫn để cười lâu với người nhà anh, dù tôi biết, họ chưa nói chuyện được câu nào. Tôi xin phép ra về, lòng nghĩ tủi vô cùng. Mới ngày đầu về ra mắt mà đã bị đối xử như kiểu trách nhiệm của dâu con trong nhà, không phải là khách, tôi chán quá. Vả lại, có dâu con trong nhà thì cũng không thể như ô-sin thế được.
Tôi đang suy nghĩ, có nên nói với anh điều này và thật sự, cũng suy nghĩ nghiêm chỉnh về chuyện làm dâu nhà anh. Nếu về ở chung thế này, chắc chỉ có tôi là khổ…
Theo VNE
Choáng trước 'trò bẩn' quá hãi hùng của nàng dâu Bắc
Chồng mất sớm, một thân một mình tôi nuôi 2 thằng con ăn học trưởng thành rồi chúng nó đi học, lập nghiệp, lấy vợ phương xa. Cả năm vò võ một mình chỉ mong đến ngày lễ tết các con đưa cháu về chơi cho tuổi già bớt hiu quạnh.
ảnh minh họa
30/4 năm nay gia đình thằng lớn đang ở Sài Gòn thông báo không về vì đã lỡ đặt tour đi du lịch nước ngoài từ 2 tháng tháng trước. Thật may là gia đình thằng thứ hai ở Hà Nội thông báo cả nhà chúng sẽ về quê chơi dịp lễ nhưng chưa rõ cụ thể ngày nào. Tôi nửa mong ngóng, nửa lo lắng vì vẫn còn nhớ mãi những lần mẹ chồng, con dâu cãi vã trong dịp này năm ngoái.
Không phải vì tôi không quý con quý cháu mà vì tôi thấy sợ vợ của thằng con trai tôi. Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ phân biệt con dâu hay con đẻ. Tôi không có con gái nên lại càng yêu quý và luôn xem hai đứa con dâu như con của mình. Vậy nhưng không hiểu sao giữa tôi và đứa con dâu thứ hai luôn hục hặc, mâu thuẫn, xẩy ra những bất đồng...
Tôi luôn xưng mẹ - con với con dâu nhưng nó chẳng bao giờ gọi tôi một tiếng "mẹ". Nó luôn giữ khoảng cách với mẹ chồng và gọi tôi là "bà". Có lần tôi nghe nói nói với chồng rằng: "Mẹ chồng sao giống như mẹ đẻ được mà gọi là mẹ?". Tôi buồn nhưng chám dám nói ra vì đó là quyền của nó, tôi đâu có thể bắt ép?
Trong cách xưng hô với chồng và con nó cũng khiến tôi không vừa ý. Nó xưng "tao - mày" với con, xưng "tôi" với chồng và giọng nói luôn tỏ vẻ trịch thượng, ra lệnh khiến tôi khó chịu ở lỗ tai. Tôi tự hỏi một đứa con dâu sinh trưởng ở một thành phố lớn lại được cho ăn học tử tế sao lại có lối cư xử vô văn hóa như thế?
Nói thật lòng, tôi thấy rất thất vọng vì con trai mình cưới phải đứa con dâu như nó. Vì thế nên mỗi khi chúng nó thông báo sắp về thăm mẹ là tôi thấy căng thẳng, ngột ngạt. Chỉ nghĩ đến đứa con dâu mắt xanh môi đỏ, sai mẹ chồng như ô sin, mắng chồng mắng con như chém chả, ăn uống nói năng thì vô duyên, nội trợ thì quá đoảng là tôi thấy hãi hùng.
Cũng dịp lễ 30/4 năm ngoái cả nhà chúng nó kéo nhau về quê thăm mẹ. Mang tiếng là về thăm mẹ nhưng nó chỉ làm tôi đau đầu, nhức óc hơn mà thôi. Chỉ 3 ngày ở quê mà nó biến nhà tôi thành bãi chiến trường không hơn không kém. Đồ đạc cá nhân thì vứt bừa bãi, tứ tung từ gác một lên gác hai. Đến cái băng vệ sinh thay xong cũng không thèm bỏ vào sọt rác. Ăn xong nó chẳng bao giờ muốn đi rửa bát mà toàn sai mấy đứa cháu ở quê với lý do "Tay cô bị dị ứng với nước rửa chén".
Tôi xem đài báo ai cũng ca ngợi con gái miền Bắc nết na, dịu dàng, đảm đang thế mà con dâu tôi thì trái ngược hẳn một trời một vực. Nó tự vỗ ngực với hàng xóm láng giếng nhà chồng rằng nó là con gái Hà Nội gốc ba đời vậy mà lối sống và cách ứng xử của nó còn thua một đứa con gái nhà quê thất học.
Tuy không quá khó tính, khắt khe nhưng tôi nghĩ nhà cũng phải có trên có dưới, có tôn ti trật tự. Nó là con là dâu thì phải răm rắp nghe lời mẹ chồng chứ ai đời mẹ nói một câu con cãi 20 câu. Tôi bảo nó ra vườn hái rau, bắt gà làm thịt thì nó giãy nảy: "Từ nhỏ đến lớn mẹ đẻ con chưa bao giờ bắt con phải đi giết gà. Mẹ hay chồng con thích ăn thì ra bắt mà làm, còn đang giảm cân nên cũng chẳng có nhu cầu ăn nhiều thịt".
Câu nói "hồn nhiên, vô tư" của nó khiến tôi choáng váng. Tôi tức tốc gọi hai vợ chồng nhà nó vào giáo huấn thì nó thản nhiên ngồi bấm điện thoại không thèm nhìn mặt mẹ chồng. Đã thế còn ngồi theo kiểu bề trên, cảnh vẻ và liên tiếp cãi lại lời mẹ chồng: "Mẹ không có quyền gì áp đặt chúng con phải thế này thế kia. Chúng con lớn rồi biết thế nào là sai, là đúng".
Và nó còn nói nhiều hơn cả tôi, giọng chợ búa, đanh đá, chua ngoa. Tôi không biết phải làm sao đành đổ mọi tội lỗi lên đầu thằng con trai vì không biết dạy vợ. Thằng con bị mẹ mắng thì giơ tay tát vợ để "dạy dỗ" nhưng nó tát được 1 cái thì con vợ nó lồng lên như sư tử, cào cấu vào tay chồng rách da chảy máu. Cổ họng tôi nghẹn đắng nhìn hai đứa gào quát, đổ lỗi cho nhau. Tôi sợ xấu hổ với xóm làng nên tôi đành nhịn, đành xin chúng nó bớt lời...
Đúng là con dại cái mang, nuôi con lớn chỉ mong được nó báo hiếu thì lại rước một cô vợ không ra gì về nhà. Đứa con dâu tôi hình thức, nhan sắc xách dép cho chồng nó đã đành mà đến đức độ, nết na cũng không có. Những thói hư, tật xấu, trò bẩn của nó tôi là người biết rõ nhất vì tôi cũng là đàn bà.
Có lần tôi nghe nói nói trong điện thoại bày mưu tính kế cho một đứa bạn về thăm nhà chồng ở quê: "Bọn nhà quê nghèo rớt mồng tơi nên mày mua quà tội gì mua đồ xịn cho phí tiền. Mà họ ăn đồ xịn cũng chẳng biết đường mà thưởng thức lại tưởng là đồ rởm đấy. Như tao đây này, cứ mỗi lần về quê là tao mua đồ hạng ba loại rẻ tiền nhất. Bánh kẹo, trà thuốc hay quần áo cũng thế... Cứ hàng chợ đổ đống mà mua chứ tội gì phí tiền phục vụ cho họ hàng nhà chồng... Xong rồi mày giả vờ dán giá thật đắt vào là đẹp mặt ngay. Đảm bảo họ tin sái cổ, xem mày như ân nhân".
Tôi nghe chiêu sách của con dâu mà lòng quặn thắt. Hóa ra trong mắt nó chúng tôi chỉ là tầng lớp người mạt hạng, không cùng đằng cấp ư? Nó quên rằng chính bà mẹ nhà quê này đã sinh ra chồng nó ư? Thế mà mỗi lần gửi quà quê lên cho cháu tôi đều đi lựa những quả trứng ngon nhất, mớ rau, con cá tươi nhất... Thật buồn!
Thôi thì trời không nghe đất thì đất phải chịu trời chứ chẳng nhẽ lại khuyên con trai bỏ vợ thì tôi đâu nỡ lòng nào?
Theo VNE
Vừa hãi hùng vừa cười "bể bụng" với vợ xấu của tôi đua đòi diện bikini Tôi gọi tên thân mật ở nhà của vợ tôi là Gấm hoa. Không phải vì em đẹp mà vì em trang trí cơ thể bằng vô số hoa văn. Tên khoa học thì tôi không biết, nhưng dân gian gọi chuẩn là "ghẻ". Ba năm sau khi sinh con , không những em chưa phục hồi vóc dáng mà thân hình vợ...