Hãi hùng đi trên cầu cỏ cheo leo giữa vực sâu
Từ những sợi cỏ mỏng manh, cộng đồng người Quechua ở Peru đã tết chúng lại để tạo thành cầu treo bằng cỏ có tên Q’eswachaka. Đó là cây cầu từ thời Inca, bện từ cỏ tạo thành dây thừng theo cách truyền thống.
Đây cũng là cây cầu cỏ cuối cùng tết bằng tay của người Peru. Cứ mỗi năm một lần vào tháng 6, cây cầu phải làm lại một lần. Ước tính cây cầu có niên đại gần 600 năm tuổi.
Cây cầu đặt giữa hai hẻm đá, dệt hoàn toàn bằng tay, không hề có sự can thiệp của máy móc. Đây là nơi quan trọng của mạng lưới liên kết các thành phố và thị trấn của đế chế Inca. Nó trở thành cây cầu cỏ duy nhất còn sót lại trên thế giới. Độ cao của cầu là 67m, dài khoảng 36,6 m, chiều rộng chỉ đủ cho một người đi qua.
Theo truyền thống, khi xây dựng cầu, chỉ có đàn ông mới được làm việc trên cầu. Còn phụ nữ ở bên trên của hẻm núi, dệt những sợi dây nhỏ lại với nhau. Trong ngày đầu tiên khởi công, những người đàn ông sẽ tập trung quanh cây cầu cũ và dệt những sợi nhỏ thành những sợi lớn hơn. Để cây cầu chắc chắn, họ sử dụng sáu dây thừng lớn dày khoảng 31 cm, mỗi sợi chứa khoảng 120 sợi dây mỏng hơn ban đầu.
Những người phụ nữ bện cỏ.
Người đàn ông vác sợi dây thừng to khi đã được bện.
Mỗi gia đình ở đây sẽ đóng góp các phần của sợi dây, họ sử dụng loại cỏ cứng có tên là Ichu. Để dễ uốn hơn, họ dùng những hòn đá to đập dập cỏ và ngâm trong nước một khoảng thời gian nhất định.
Cây cầu cũ được phá đi, họ cho phép trôi xuống hạ lưu, vì nó được làm từ cỏ nên sẽ phân hủy. Bốn trong số sáu sợi cỏ dệt sẽ trở thành sàn của cây cầu và hai sợi còn lại sẽ là tay vịn. Tất cả sáu sợi dây được buộc chắc chắn vào các giá đỡ lớn làm bằng đá chạm khắc ở hai bên hẻm núi. Phải mất rất nhiều thời gian thì những người đàn ông mới kéo được những sợi dây thừng chặt lại.
Những người đàn ông nối dây giữa hai hẻm đá.
Vào ngày thứ ba, một số ít những người đàn ông không sợ độ cao sẽ đi lên cầu để buộc những sợi dây nhỏ từ tay vịn xuống sàn, tạo một hàng rào cho phép mọi người đi qua cầu an toàn. Mỗi năm chỉ làm lại một lần và sẽ được kết thúc bằng lễ kỷ niệm với rất nhiều món ăn và âm thanh vào ngày thứ tư. Năm 2013, cây cầu này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Theo tienphong.vn
Bí ẩn phiến đá cổ 230 năm tuổi tại Pháp
Một ngôi làng nhỏ thuộc vùng Brittany của Pháp sẵn sàng trao thưởng trị giá tới 2.000 Euro (tương đương khoảng 52 triệu đồng) cho bất cứ ai có thể giải mã những dòng chữ cổ, được khắc trên một phiến đá 230 năm tuổi tại địa phương.
Plougastel, ngôi làng hẻo lánh tại vùng Brittanynước Pháp đang thu hút sự chú ý của dư luận, khi địa phương đưa ra cuộc thi giải mã ký tự lạ trên phiến đá cổ tại địa phương.
Bí ẩn ký tự lạ trên phiến đá cổ 230 năm tuổi tại Pháp.
Ký tự lạ khắc trên tảng đá bí ẩn, nằm trong một vịnh nhỏ, con người chỉ có thể tiếp cận được khi thủy triều xuống. Phiến đá có 20 dòng viết bằng ngôn ngữ lạ, mà cho đến nay không ai có thể bẻ khóa được.
Trên đá khắc thời gian 1786 và 1787. Ngoài ra, còn có hình khắc một con tàu với cánh buồn, bánh lái và một trái tim dùng cho cúng tế.
Một số người tin rằng, chữ viết đó có thể là tiếng Breton hoặc Basque cũ; trong khi những người khác lại nghĩ, người khắc các dòng này vào phiến đá rất có thể... bị mù chữ!?
Cap Dominique Cap, Thị trưởng Plougastel chia sẻ: "Chúng tôi đã hỏi các nhà sử học và các nhà khảo cổ học quanh đây nhưng không một ai có thể tìm ra câu chuyện đằng sau tảng đá. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, có thể trên thế giới có những người sở hữu kiến thức chuyên môn mà chúng tôi cần. Thay vì ở mãi trong sự thiếu hiểu biết, chúng tôi quyết định khởi động một cuộc thi".
Ngôi làng Plougastel được đặt tên cho cuộc thi là "Bí ẩn Champollion tại Plougastel-Daoulas" để vinh danh học giả, nhà tâm lý học kiêm nhà giải mã Jean-Franois Champollion.
Được biết, ngôi làng đang treo thưởng 2.000 Euro cho bất cứ ai có thể khám phá ra ý nghĩa thực sự của thông điệp 230 năm tuổi này. Trong khi giới du lịch thì cho rằng, đây chỉ là cách quảng bá du lịch hết sức khôn ngoan của ngôi làng miền Tây nước Pháp, dưới danh nghĩa một cuộc thi.
Theo infonet
Vì sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng có cả thế giới động vật bên trong? Các nhà khảo cổ học phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn con vật thuộc các loài khác nhau đã được chôn cất cùng ông. Đây là lăng mộ hoàng đế có chứa nhiều loài động vật nhất của Trung Quốc được tìm thấy. Theo thống kê sơ bộ, trong các loài vật trong lăng mộ, ngựa là loài...