Hãi hùng đá viên, nước đóng chai
Mùa hè, nhu cầu sử dụng đá viên cũng như nước tinh khiết đóng chai tăng cao, số cơ sở sản xuất mặt hàng này cũng tăng đột biến. Tuy nhiên khi khảo sát, kiểm tra thực tế mới thấy, vấn đề chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sản xuất những mặt hàng này vẫn còn rất nhiều lo ngại.
Xưởng sản xuất đá viên bừa bộn như nhà kho
Xưởng sản xuất bẩn như… nhà kho
Ngày 6-6, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP TP Hà Nội đã kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất đá sạch Ngọc Hường, số 85 đường Trung Văn (xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội). Đây là cơ sở khá lớn, nằm bên đường, sát ngay trụ sở Hợp tác xã Quyết Tiến và cách UBND xã Trung Văn không xa, đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng về vấn đề đảm bảo vệ sinh trong sản xuất. Mặc dù đầu tư hệ thống máy móc sản xuất theo quy trình khép kín, nhưng điều kiện vệ sinh ở cơ sở không đảm bảo.
Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, nền xưởng sản xuất nhớp nháp, túi nilon đóng bao gói đá viên thành phẩm để đầy trên mặt bàn ghế, chậu thau bụi bẩn, thậm chí rải cả dưới nền xưởng ẩm ướt. Công nhân được bố trí phòng ăn, ở ngay trong nhà xưởng, các dây quần áo treo lủng lẳng bên cạnh dây chuyền sản xuất đá rất bừa bộn, mất vệ sinh. Toàn bộ công nhân đang hoạt động sản xuất, vận chuyển đá viên thành phẩm tại nhà xưởng đều không có trang phục bảo hộ theo quy định. Đặc biệt, xưởng sản xuất đá viên dù diện tích khá chật hẹp song lại được bố trí chung với kho hàng chứa dây nẹp, dây dán, dây in, khóa sắt… mà không hề có vách ngăn cách. Anh Hà, một nhân viên của cơ sở này cho biết, cơ sở sử dụng nguồn nước giếng khoan để sản xuất đá viên. Nguồn nước này chỉ được lọc thô qua bể cát rồi đưa vào hệ thống máy lọc.
Tại thời điểm kiểm tra, do chủ cơ sở sản xuất vắng mặt nên chưa xuất trình được bất cứ hồ sơ, giấy phép hay chứng nhận nào liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trước thực trạng điều kiện sản xuất của cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh, đoàn kiểm tra đã mời chính quyền địa phương xuống chứng kiến, lập biên bản tạm đình chỉ sản xuất, kinh doanh cơ sở sản xuất này, đồng thời giao Thanh tra Sở, Phòng Y tế huyện Từ Liêm và chính quyền địa phương tiếp tục làm việc với đại diện cơ sở và giám sát việc tạm đình chỉ, không để cơ sở tiếp tục hoạt động trong thời gian khắc phục sai phạm. Đoàn kiểm tra cũng lấy mẫu nguồn nước đầu ra và mẫu nước đá viên của cơ sở để kiểm nghiệm chất lượng. Được biết, cơ sở này đã hoạt động hơn một năm nay, vào mùa hè trung bình mỗi ngày sản xuất 7-8 tấn đá viên.
Bể nước giếng khoan ngay trong xưởng sản xuất
Chớ ham của rẻ
Ông Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm này trên địa bàn Hà Nội có 69 cơ sở sản xuất nước đá dùng liền (đá viên) được công bố sản phẩm, hơn 370 cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng chai được cấp phép. Ngoài cơ sở sản xuất đá viên Ngọc Hường vừa bị tạm đình chỉ thì trước đó, qua kiểm tra, Thanh tra Sở Y tế và đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP của Hà Nội cũng đã đình chỉ 2 cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng bình, chai (đều ở quận Cầu Giấy) do không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Đây đều là những cơ sở hộ gia đình, công ty tư nhân có quy mô rất nhỏ với khoảng vài lao động, cung cấp ra thị trường sản phẩm nước đóng bình với giá… siêu rẻ.
Chẳng hạn, qua kiểm tra một sở sản xuất nước đóng bình tại đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), cơ quan chức năng đã phát hiện nước đóng bình ở đây chỉ là nước giếng khoan được xử lý qua hệ thống hết sức sơ sài. Công nhân sản xuất không hề có trang phục bảo hộ lao động theo quy định. Thậm chí, ngay cả những chủ cơ sở sản xuất nước đóng bình, nước tinh khiết cũng hoàn toàn mù tịt về quy trình sản xuất. Tuy vậy, những cơ sở này vẫn hoạt động khá sôi nổi, đắt khách do có lợi thế cạnh tranh là giá rẻ. Mỗi bình nước 19 lít của các cơ sở này giao đến tay người tiêu dùng chỉ có giá khoảng 10.000-15.000 đồng/ bình, trong khi các sản phẩm nước đóng bình của những thương hiệu lớn, có uy tín đã được khẳng định trên thương trường như Lavie, Vital, Cawa, Miru… hiện có giá bán lẻ dao động từ 35.000-55.000 đồng/ bình 19 lít. Theo PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật ATVSTP – Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, quy trình sản xuất nước đóng bình để đảm bảo chất lượng phải có 6 bước và nếu làm đúng các quy trình này thì nước đóng bình đến tay người tiêu dùng không thể có giá trên dưới 10.000 đồng/ bình 19l lít được.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, vào mùa hè nhu cầu sử dụng nước tinh khiết đóng chai, đá viên (nước đá dùng liền) của người dân tăng cao, vì vậy, thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP, Sở Y tế đã tổ chức các đoàn thanh kiểm tra chuyên đề về hoạt động này. Mặt khác, Sở cũng đã thông báo và đề nghị các quận/huyện tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra, giám sát với các cơ sở sản xuất đá viên, nước đóng chai, xử lý dứt điểm các cơ sở sai phạm.
Theo ANTD
Những tai nạn đau lòng từ sự cẩu thả
Giá như, được kiểm tra, được nhắc nhở thường xuyên thì cái chết trong thang nâng hàng đã không xảy ra. Anh công nhân này được tuyển dụng khi chưa đủ 18 tuổi và vào làm việc mới có 2 tuần thì xảy ra sự cố.
Những tai nạn đau lòng
Những người có mặt trong vụ tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra vào trưa ngày 2/5 trong một con hẻm trên đường Ngô Quyền (P.5, Q.10, TP.HCM) không ai không chạnh lòng.
Nạn nhân là một thiếu niên mới 17 tuổi đã tử vong trong cabin của thang nâng hàng trên tầng 4 của cơ sở Lâm Hiệp.
Chiếc thang đã làm cho nạn nhân chết không phải là thang dành cho người sử dụng.
Thang này chỉ để chuyển vật tư hàng hóa nên kết cấu chỉ phù hợp với tính năng của nó. Vậy mà, nam công nhân đã leo vào trong rồi nhoài người đưa tay ra ngoài bấm nút khởi động.
Theo lời thuật lại của một số người chứng kiến, nạn nhân ở trong cabin. Đầu và tay bị kẹp chặt giữa thang và sàn lầu.
Đây là tai nạn lao động mới nhất được ghi nhận tại TP.HCM.
Thi thể nạn nhân bị TNLĐ trong thang nâng hàng được chuyển về nhà xác
Trước đó, không lâu trưa ngày 24/4, một TNLĐ khác đã xảy ra tại công ty cổ phần thuộc da Hào Dương nằm trong KCN Hiệp Phước (H.Nhà Bè).
Nạn nhân là 2 công nhân và 1 kỹ sư đã bị chết dưới hồ sâu hơn 5m. Đây là một hồ nhỏ giữ nhiệm vụ thông nhau cho 2 hồ nước thải lớn bên bên.
Theo lời kể của một công nhân có mặt vào thời điểm này, sau khi quan sát hai hồ nước thải có mức chênh nhau, kỹ sư Nguyễn Minh Tuân đã yêu cầu công nhân Huỳnh Thanh Tài xuống đáy hồ kiểm tra.
Chờ lâu không thấy Tài trồi lên, kỹ sư Tuân đã xuống kiểm tra; tuy nhiên cả hai tiếp tục "im lặng" dưới đáy hồ sâu.
Khi mọi người chung quanh hoảng hốt tri hô, anh công nhân Lê Phát Tài đã lao xuống cứu bạn để rồi cả ba không bao giờ trở lại.
Việc nam công nhân chết trong thang nâng hàng và 3 người chết dưới hồ nước thải đều có một điểm chung: không tuân thủ qui tắc về an toàn lao động.
Điều này cho thấy, trong khi làm việc, chủ cơ sở Lâm Hiệp cũng như các bộ phận chuyên trách về an toàn lao động của công ty Hào Dương đã không quan tâm đến tính mạng người lao động.
Giá như, được kiểm tra, được nhắc nhở thường xuyên thì cái chết trong thang nâng hàng đã không xảy ra. Anh công nhân này được tuyển dụng khi chưa đủ 18 tuổi và vào làm việc mới có 2 tuần thì xảy ra sự cố.
Tương tự, trong vụ tai nạn ở công ty Hào Dương, những nạn nhân được vớt lên trên người không có một trang bị nào. Anh Huỳnh Thanh Tài chỉ độc chiếc quần đùi.
Một cán bộ Phòng CS cứu nạn cứu hộ cho biết, lính cứu hộ phải dùng mặt nạ chống độc và bình dưỡng khí mới dám tiếp cận hiện trường.
600.000 cơ sở... chỉ có 430 thanh tra?
Thống kê của Cục An toàn vệ sinh lao động cho biết, TP.HCM là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng TNLĐ xảy ra trong năm 2012 với 1.568 vụ, làm 98 người thiệt mạng.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm thi thể 3 công nhân dưới hồ nước thải công ty Hào Dương
Với số lượng TNLĐ cao như thế nhưng Bộ LĐTB&XH chỉ nhận được biên bản điều tra 149 vụ, trong đó vỏn vẹn có 2 trường hợp người sử dụng lao động bị truy tố.
Theo nguồn tin từ Cục An toàn vệ sinh lao động, năm 2012 cả nước chỉ có 5,1% doanh nghiệp báo cáo tình hình TNLĐ tương ứng với 19.300 doanh nghiệp.
Với số liệu như đã nói, vẫn chưa đánh giá chính xác tình hình TNLĐ xảy ra, bởi còn nhiều doanh nghiệp cố tình lẩn tránh không báo cáo.
Được biết, hiện nay cả nước chỉ có 430 thanh tra lao động phục vụ cho khoảng 600.000 cơ sở, doanh nghiệp.
Con số này cũng đủ nói lên một thực trạng có doanh nghiệp hoạt động nhiều năm liền chưa một lần được thanh tra lao động... chiếu cố.
Điều này có thể đúng với doanh nghiệp Lâm Hiệp, bởi đây là một hộ sản xuất kinh doanh qui mô nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, với công ty Hào Dương, một công ty đã có nhiều "thành tích" vi phạm an toàn lao động. Trong các vi phạm có cả việc không huấn luyện công nhân về an toàn vệ sinh lao động, lao động chưa qua đào tạo và đặc biệt, công ty này từng nợ 641 triệu đồng phí bảo vệ môi trường mà vẫn để xảy ra TNLĐ thì trách nhiệm của đơn vị kiểm tra cũng cần nên xem lại ?
Về phía nhà sản xuất, lúc nào cũng muốn giá thành thấp nhất. Những chi tiêu nào không phục vụ chính cho sản xuất đầu bị cắt bỏ. Bớt đi phí huấn luyện công nhân về an toàn lao động, không trang bị bảo hộ lao động là những danh mục thường được các doanh nghiệp phớt lờ.
Vậy mà các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra lại... thiếu người kiểm tra?
Hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động. Dự kiến, dự thảo sẽ được trình Quốc hội vào đầu năm 2014. Nhưng từ nay đến khi luật có hiệu lực, liệu sẽ có bao nhiêu TNLĐ nữa sẽ xảy ra?
Theo 24h
Nhà vườn lãnh đủ Tấm lợp nylon ECO-ENERGY của World Vina chỉ có tuổi thọ 7 - 8 tháng, thay vì 3 - 4 năm như các loại sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác. Hàng loạt nhà vườn Đà Lạt đang thiệt hại nặng nề do sử dụng màng che nylon chất lượng thấp, trong công nghệ trồng rau hoa chất lượng cao...