Hãi hùng cơn bão ma tuý tàn phá xã nghèo
Một xã vỏn vẹn gần 4.500 người nhưng thống kê sơ bộ có đến hơn 110 đối tượng liên quan đến ma tuý, 41 đối tượng đang thi hành án tại các trại giam, 11 phạm nhân bị lãnh án tử hình… đã biến Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) thành một vùng đất nóng bỏng.
Không giống như Na Ư – vốn đã nổi danh từ cách đây vài chục năm, Pú Nhi “sinh sau đẻ muộn” nhưng liên tiếp được “thăng hạng” về sự khốc liệt và quy mô của các vụ án liên quan đến “cái chết trắng”. Đáng lưu ý, ở Pú Nhi bây giờ tội phạm ngày càng trẻ hoá và độ tuổi lại luôn tỷ lệ nghịch với sự manh động và liều lĩnh…
Những thống kê lạnh lẽo
Ai có dịp lên Tây Bắc bằng máy bay đều dễ dàng nhận ra Pú Nhi, bởi những mái nhà lợp tôn lạnh hiện lên đỏ rực giữa bốn bề xanh thẫm của đại ngàn. 90% dân số của Pú Nhi là người Mông còn lại là người Thái và vài ba hộ người Kinh. Theo các bậc cao niên kể lại, người Mông Pú Nhi có nguồn gốc từ Tuần Giáo (Điện Biên) di cư đến đây từ đầu thế kỷ XIX. Ban đầu chỉ có vài hộ định cư tại bản Pu Cai, sau rồi “đất lành chim đậu” Pú Nhi hiện có gần 4.500 nhân khẩu sinh sống tại 20 bản.
Đầu những năm 2000, heroin manh nha xuất hiện ở Pú Nhi sau đó đã lan nhanh ra cộng đồng. Đáng chú ý, thanh niên trai tráng ở Pú Nhi không giống như nhiều nơi là đua đòi rồi nghiện ngập, họ tránh xa tác hại của ma tuý nhưng lại tham gia vào các đường dây mua bán, vận chuyển với số lượng “hàng” cực khủng. “Gia nhập” maphia Tây Bắc và vùng Thượng Lào mới có hơn 10 năm nhưng “nhân nào quả đấy”, Pú Nhi đã và đang đối mặt với bao thảm cảnh tủi buồn.
Thượng tá Phạm Duy Cảnh, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma tuý (PC47), Công an tỉnh Điện Biên đầy ưu tư khi mở sổ đọc cho tôi nghe những số liệu “lạnh lẽo” ở Pú Nhi. Tính đến tháng 11/2012, xã này có tới 117 đối tượng liên quan đến ma tuý (chiếm gần 2,5% dân số). Các vụ án ở Pú Nhi đều “khủng” về quy mô và tính chất phạm tội.
Đường dây mua bán, vận chuyển 161 bánh heroin từ Điện Biên về Lào Cai mới bị bóc gỡ hồi đầu năm có đến qúa nửa số đối tượng là dân Pú Nhi và đều là những tên cầm đầu cộm cán như: Hạng A Thò (26 tuổi) và Hạng A Chính (21 tuổi), Thào Vàng Của và Hạng Thị Mái (44 tuổi) bản Pu Nhi A. Trước đó 3 đối tượng Hạng A Tàng, Hạng A Chứ và Hạng A Thái, một vụ khác là Hạng A Thò và Hạng A Chính đều ở độ tuổi 8X, 9X bị Công an tỉnh Điện Biên và Công an tỉnh Sơn La bắt quả tang vận chuyển trái phép 13 bánh heroin/mỗi vụ.
Qua tổng kết của lực lượng công an, hầu hết các tổ chức tội ác và đường dây ma tuý ở Pú Nhi đều trang bị vũ khí nóng, có nhóm còn “sắm” cả tiểu liên AK và lựu đạn. Trong thực tế đã nhiều lần súng bọn tội phạm đã nổ trong các cuộc đụng độ với các trinh sát Công an…
Đại uý Trần Trung Kiên, Đội trưởng trinh sát Phòng PC47 là một trinh sát lão luyện và am hiểu về Pú Nhi, anh đã có nhiều tháng ăn rừng ngủ rú ở Pú Nhi để cùng với đồng đội dựng lên “bức tranh” toàn cảnh về vùng đất này. Theo Đại úy Kiên, 3 năm qua, Pú Nhi có 41 đối tượng phạm tội về ma tuý bị bắt, bị tuyên án phạt tù, trong đó có nhiều đối tượng bị Toà tuyên án tử hình đang chờ thi hành án 6 đối tượng đang có lệnh truy nã đặc biệt. Thậm chí những tên đang có lệnh truy nã đặc biệt vẫn liều lĩnh xâm nhập nội địa để buôn heroin.
Nói đâu xa, hôm 24/11 vừa rồi, lực lượng trinh sát của PC47 và Công an huyện Điện Biên đã phục bắt quả tang Sùng A Chính ở bản Pu Cai, xã Pú Nhi và Giàng A Nhan (21 tuổi) có HKTT tại bản Pu Cai, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng, thu giữ 1 bánh heroin được cắt nhỏ và 34 viên ma túy tổng hợp. Sùng A Chính đang có lệnh truy nã đặc biệt từ năm 2008 về hành vi mua bán 5 bánh heroin và đã không dưới 3 lần “lọt lưới” Công an…
“Thăm nhà” những ông trùm ở thủ phủ ma tuý Pú Nhi
Khi tôi đề đạt nguyện vọng muốn vào Pú Nhi, Thượng tá Phạm Duy Cảnh cũng không dám quyết vì mức độ nguy hiểm. Sau khi có sự bảo lãnh của Đại tá Lê Công Bính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, 5 trinh sát thiện chiến hoá trang hầm hố như những tay phượt Tây Bắc đưa tôi vào “thủ phủ” ma tuý. Từ TP Điện Biên Phủ theo tỉnh lộ lên xã Tà Lènh, sau đó đi tiếp gần hai chục cây số là đến UBND xã Pú Nhi.
Video đang HOT
Chỉ cách TP Điện Biên Phủ mấy chục cây số nhưng vào Pú Nhi chỉ có một con đường một bên là vách đá dựng đứng một bên là vực sâu hoang hoác như muốn nuốt chửng người lạ muốn vào vùng đất hiểm này. Qua UBND xã, Chủ tịch UBND xã Vừ A Thống – một người khá trẻ (33 tuổi) nhưng đã “trụ” ở đây được 3 năm cử thêm 2 Công an viên đưa chúng tôi vào các bản phía sâu trong đại ngàn. Pú Nhi có 20 bản nhưng các đối tượng ma tuý chủ yếu tập trung ở 4 bản: Pú Nhi A, B, C, D và những “ông trùm” cũng tập trung chủ yếu ở những bản này.
Một điều xem ra tưởng vô lý khi đến tận bây giờ Pú Nhi vẫn là một xã “nghèo toàn tập” nhưng lại đang sở hữu nhiều cái nhất về sự sung túc, giàu có. Một số liệu thực sự gây choáng khi ở Pú Nhi bây giờ không thiếu những ngôi nhà sàn có diện tích hàng trăm mét vuông làm bằng các loại gỗ quý hiếm. Mỗi ngôi nhà có giá ngót nghét 5 tỷ đồng, con số này thực sự vật vã, gấp 4 lần thu ngân sách của cả xã Pú Nhi năm 2011. Để thuận tiện cho việc vận chuyển từ Lào về, trước đó một số “đại gia” ở Pú Nhi còn sắm cả máy xúc làm một con đường mới về bản.
Trong nhiều căn nhà vật vã của các ông trùm ở Pú Nhi thì nhà của Hạng Cá Dơ, 31 tuổi, ở bản Pú Nhi D là khủng nhất. Trước khi bị phát hiện tham gia đường dây mua bán, vận chuyển 21 bánh heroin hồi năm 2006, Hạng Cá Dơ đã khánh thành ngôi nhà này. Dơ là người Mông nhưng lại làm nhà sàn kiểu của người Thái. Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ quý, cột bằng lim tường, sàn, cầu thang… bằng gỗ đinh hương nhập khẩu nguyên khối từ Lào. Anh Sùng A Anh, Phó trưởng Công an xã tiết lộ, riêng chi phí vận chuyển số gỗ này từ bên kia biên giới về đã ngốn của Dơ hết 500 triệu đồng. Trong nhà Dơ sắm toàn hàng hiệu đắt tiền, bên ngoài gắn camera cảnh giới.
Ngôi nhà sàn trị giá nhiều tỷ đồng của Hạng Cá Dơ ở bản Pú Nhi D, xã Pú Nhi giờ bỏ hoang vì chủ nhân đã bỏ trốn.
Hàng xóm của Hạng Cá Dơ là Hạng Giống Hờ, 38 tuổi, mới bị bắt năm ngoái về hành vi mua bán 9 bánh heroin. Nhà Hờ cũng bề thế không kém nhà Dơ. Căn nhà được dựng trên diện tích hàng trăm mét vuông, được bao bọc bằng lưới B40. Chúng tôi dừng xe trước cổng, mấy đứa trẻ đang chơi ở sân chạy vội vào nhà đóng sầm cửa lại. Một khuôn mặt phụ nữ héo hắt thập thò ngoài khung cửa. Bà ta gắt lên điều gì đó bằng tiếng Mông với cái giọng the thé, tiếp sau là một bầy chó xô ra sủa inh ỏi đuổi khách lạ…
Ở Pú Nhi bây giờ bản có nhiều nhà đẹp nhất là Pú Nhi C. Không khó để được mục kích những ngôi nhà nằm chềnh ềnh ở ngay ven đường. Giữa đại ngàn heo hút sự xuất hiện của những ngôi nhà sàn cách điệu vật vã xem ra có gì đó kệch cỡm và không hợp lý nhưng “cái sự không hợp lý” đó lại đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Pú Nhi.
Thiếu tá Phạm Quang Mỹ, Đội phó Đội trinh sát Phòng PC47 tiết lộ, chủ nhân những ngôi nhà to ở Pú Nhi đều có gì đó bất thường về thu nhập. Bởi nông nghiệp quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời chỉ đủ ăn đã là hạnh phúc, huống chi dựng những ngôi nhà tiền tỷ. Nhưng, biết thì biết vậy chứ chỉ tận tay day tận trán lại là việc không hề đơn giản
Sẽ không hiệu quả nếu lực lượng Công an “đơn thương độc mã”
Thực tế cho thấy nguyên nhân khiến tội phạm ma tuý ở Pú Nhi tăng đột biến là do đời sống nhân dân khó khăn (gần 60% hộ gia đình đòi nghèo) trình độ dân trí của một bộ phận người dân và năng lực cán bộ còn hạn chế, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chưa mạnh và chưa có chiều sâu. Đặc biệt, nguyên nhân cơ bản nhất được các cơ quan chức năng “mổ xẻ” là do vùng đất này có vị trí địa lý “đắc địa” để các đối tượng lợi dụng mua bán ma tuý và do lợi nhuận cực cao từ buôn lậu loại hàng hoá tử thần này đã làm cho không ít kẻ loá mắt.
Yếu tố lợi nhuận “khủng” là một trong nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buôn bán ma tuý ở đây trở nên nóng bỏng. Một bánh heroin mua bên kia biên giới có giá từ 150 -170 triệu đồng, Điện Biên là 250 – 300 triệu, về đến Lào Cai hoặc Hà Nội giá tăng gấp đôi nên các đối tượng dù biết chết vẫn ham.
Pú Nhi giáp ranh với các địa bàn phức tạp, trong khi các bản lại nằm rải rác, xa trung tâm, giao thông, địa hình chia cắt. Tổng kết một số chuyên án cho thấy, tuyến vận chuyển ma tuý hầu hết qua ngả xã Núa Ngam men theo suối Nậm Hẹ, qua bản Na Côm, sau đó xuyên rừng sang bản Gia Phú A, xã Mường Nhà, hoặc từ Pú Nhi qua các bản Nà Pen, Nậm Khẩu Hú và Nậm Ty, xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên), từ đó qua hàng chục con đường mòn sang bên kia biên giới. Ma tuý vận chuyển về địa bàn Pú Nhi được xé lẻ qua nhiều cung đoạn, sau đó các đối tượng tẩu tán, cất giấu trên các hang đá hoặc một địa điểm bí mật trong rừng nên rất khó phát hiện.
Đáng chú ý, số đối tượng buôn bán ma tuý ở Pú Nhi ngày càng trẻ hoá Hạng A Thái, Hạng Chứ còn đang là sinh viên một trường cao đẳng. Giáp Tết Nguyên đán, khi tổ chức vây bắt Hạng A Chu ở bản Pú Nhi C vận chuyển 2 bánh heroin, các trinh sát bị các đối tượng sử dụng AK bắn trả quyết liệt trước khi tẩu thoát vào rừng.
Ma tuý đã biến Pú Nhi thành một tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự, với những hệ lụy chưa lường hết. Nguy cơ lây lan và sức tàn phá của “cơn lốc đen” này ra các địa bàn xung quanh đang hiện hữu. Cuộc chiến phòng chống tội phạm ma tuý ở vùng rẻo cao Điện Biên Đông sẽ không hiệu quả, nếu lực lượng Công an đơn thương độc mã, còn chính quyền và các ban, ngành chức năng thiếu các giải pháp đồng bộ và hiệu quả về kinh tế – xã hội…
Theo 24h
Nơi cả ngàn người chờ chết
Giữa năm nay, vùng cao Quế Phong (Nghệ An) rúng động khi có thông tin cho rằng cả huyện có gần 1.000 người nhiễm HIV. Vì sao ở một nơi xa xôi như miền biên viễn này lại có nhiều người mang án tử đến vậy?
Những con số kinh hoàng
Là thủ phủ ma túy của xứ Nghệ, lẽ mặc nhiên Quế Phong là một vùng đất của nghiện ngập. 14 xã và thị trấn Kim Sơn đều có người nghiện, 13 xã có người nhiễm HIV. Người ta làm một phép tính đơn giản thế này, cứ 3 vụ tai nạn giao thông ở Quế Phong nếu đưa đi cấp cứu thì sẽ có một nạn nhân bị phát hiện nhiễm HIV khi làm xét nghiệm máu. Xã nào nghiện càng nhiều thì số người nhiễm bệnh càng cao, nhiều nhất là: Đồng Văn, Tiền Phong, Mường Nọc, Châu Thôn...
Xã Đồng Văn là một trong những nơi có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất nhì ở huyện Quế Phong. Ông Vi Thanh Hà, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã dù rất cần mẫn nhưng cũng phải mất gần một buổi sáng để thống kê các con số liên quan, những con số khiến bất cứ ai nghe qua cũng phải lạnh cả người: "Xã Đông Văn hiên có 44 người nhiêm HIV. Đây là con sô được theo dõi có danh sách, thực tê chắc chắn không dừng lại ở đó vì còn rât nhiêu phụ nữ, trẻ em có chông nhiêm HIV vân chưa được đi xét nghiêm. Người bệnh tập trung ở các bản Na Quèn, Na Chảo, Piêng Củng1, Piêng Củng 2...Từ đâu năm đên nay đã có 9 người chêt, khoảng 10 người sắp chết vì đã ở giai đoạn cuối rồi".
Chồng chết vì HIV, chị Hồng phải về sống cùng mẹ đẻ
Bản Huôi Muổng là một khu tái định cư của công trình thủy điện Hủa Na với 114 nóc nhà, gần 500 nhân khẩu. Cuộc sống có thể gọi là khang trang nếu nhìn vào những ngôi nhà xây trên từng khu đất ô bàn cờ, mô phỏng theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái. Vậy mà, sự mới mẻ, hào nhoáng ấy không khỏa lấp được những bi kịch trong từng gia đình khi cơn bão HIV tràn qua.
Trưởng bản Huôi Muổng Lô Văn Thứ ngồi bần thần một lúc lâu trước khi nói chuyện với nhà báo về những nỗi đau dân bản ông đang phải gánh chịu: "Nhìn thì giàu có thế thôi chứ thực chất vẫn còn nghèo khổ lắm, sô hô nghèo vẫn còn hơn một nửa. Nguyên nhân nghèo là vì đàn ông con trai cứ nghiện ngập rồi kéo nhau chết hết. Hai năm nay, Huôi Muổng đã có 14 người đã chêt vì HIV".
Dẫn tôi đi một vòng quanh Huôi Muổng, ông Thứ chỉ từng nhà có người chết vì HIV trong danh sách mà ông đã thuộc làu. Nhà của Vi Văn Đại, Lô Văn Thủy, Lương Văn Đức, Lô Văn Huy, Hà Văn Tuấn... Nhưng rồi ông trưởng bản cũng thật thà mà rằng: Đấy là những người tôi biết chắc, còn nghi thì nhiều lắm, không biết được.
Nhà chị Lương Thị Hông nằm giữa bản. Chồng chị, anh Lô Văn Huy chết vì HIV cách đây 2 năm. Ông Thứ dẫn tôi vào ngôi nhà này vì một lẽ, ông bảo, vào để biết vì sao dân bản Huôi Muổng lại chết nhiều như thế. Hồng còn trẻ, chỉ mới ngoài 20. Sau khi chồng chết thì cô mang con gái về ở hẳn bên nhà mẹ đẻ, nhà bà Vi Thị Miên. Thú thật là tôi hơi ái ngại khi nhắc đến cái chết của Huy, chỉ sợ Hồng buồn, bởi dù sao cũng là chuyện hết sức tế nhị. Vậy mà lo ngại ấy thừa, trong câu chuyện tưởng chừng có quá nhiều nỗi đau, quá nhiều bi kịch nhưng thỉnh thoảng Hồng vẫn có thể cười.
Huy sinh năm 1985. Cũng như nhiều thanh niên khác ở bản Huôi Muông, Huy chọn ma túy làm niềm vui sau những ngày lên nương, lên rẫy. Hút chán rồi chích, rồi bị nhiễm HIV lúc nào chẳng hay. Đến năm 2010 thì Huy chết. Đó cũng là thời điểm mà Hồng sinh đứa con gái đầu lòng. Bố mất, nó phải lấy họ mẹ, đặt tên là Lương Hồng Nhẫn. Biết chồng bị nhiễm HIV không? Biết. Biết mắc bệnh này sẽ chết không? Biết. Thế sao còn để lây sang mình? Hồng cười trước câu hỏi của tôi rồi thủng thẳng trả lời: "Có biết nó lây sang mình thế nào đâu, trong bản nhiều người bị thế, thêm mình bị thì có sao". Tôi bảo Hồng đi xét nghiệm, cô lại cười rồi từ chối với lý do không ai cười nổi: "Em không có tiền".
Ở sát bên nhà chị Hông, gia cảnh của Lô Thị Xoan. Xoan trở thành góa phụ ở tuôi 26 khi anh chồng Lô Văn Bích chết vào năm ngoái. Xa hơn môt chút, xuông hêt con dôc cuôi bản là gia cảnh của chị Lô Thị Quang, nơi anh chồng Lô Văn Thủy cũng chết vì ma túy, chết vì HIV. Bằng cái giọng đều đều, chậm rãi, trưởng bản Thứ kết luận khiến tôi nghe mà sởn cả da gà: Cứ đà này rồi chết hết thôi. Buồn quá. Có lẽ chẳng có nơi nào trên đất nước này, bị mắc căn bệnh thế kỷ mà lại có thể hồn nhiên, vô tư như ở mảnh đất này.
"Cô nhi viện" tại nhà
Lang thang ở xã Đồng Văn, có cảm giác cái thời mà nỗi đau từ việc mất mát người thân đã qua từ lâu lắm. Vào từng bản, đến từng nhà, nghe họ kể chuyện con cái, vợ chồng chết vì căn bệnh bệnh thế kỷ cứ nhẹ như không, cứ bình thường như những câu chuyện kể đi kể lại nhiều lần.
Như gia đình ông Lương Văn Quân ở bản Tục là một ví dụ. Nếu nhìn vào hoàn cảnh gia đình này liệu có ai có thể nói rằng nỗi đau mà họ phải gánh chịu là nhỏ? Chắc không ai dám. Nhưng nếu ngồi nghe chính họ kể về bi kịch của gia đình mình mà chẳng hề rơi một giọt nước mắt, xem đó như một câu chuyện bình thường thì quả là chuyện lạ lùng.
Trưởng bản Thứ: Cứ đà này rồi chết hết thôi
Nhà ông Quân có tời 5 người con trai thì 4 người đã lập gia đình, 3 trong số đó đã chết vì căn bệnh thế kỷ. Ngôi nhà sàn của gia đình khá rộng nhưng cuộc sống chật chội vô cùng khi ông bà lần lượt phải đón những đứa cháu về nuôi bởi chúng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhìn cuộc sống ấy, rất dễ để người ta lầm tưởng là cô nhi viện hay một trung tâm bảo trợ trẻ em thu nhỏ.
Người chết đầu tiên trong đại gia đình của ông Quân là anh con trai cả Lương Văn Quê, ba năm về trước. Quê chết, vợ bỏ đi biệt tăm nên cả ba đứa cháu đều bấu víu vào ông bà nội để sống. Cứ tưởng thế đã là khổ cực lắm rồi, nhưng Quê chết đầu năm thì đến giữa năm lại thấy con cái của anh trai thứ tên Lương Văn Hương kéo nhau đến xin ông bà nuôi hộ. Hai ông bà già, nuôi thân đã khó, thêm 5 đứa cháu thì sống bằng gì? Chịu.
Huyện Quế Phong có tỉ lệ người nhiễm HIV nằm trong tốp đầu của cả tỉnh Nghệ An. Năm 2010 có 455 người nhiễm bệnh, năm 2011 tăng lên 600 người, trong đó có 148 người chuyển sang giai đoạn AIDS. Đến năm 2012, số người nhiễm bệnh tăng kỉ lục, hiện chưa có con số thống kê chính xác nhất nhưng xấp xỉ cả ngàn người.
Nguyên nhân lây nhiễm là vì Quế Phong có nhiều người nghiện, tiêm chích ma túy. Chồng nhiễm bệnh rồi lây sang vợ qua đường quan hệ tình dục. Mặt khác, Quế Phong có vị trí giáp biên với Lào, tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn.
Chỉ biết khi anh con trai thứ 3 là Lương Văn Đại chết thì ông bà Quân xin đầu hàng, không thể nuôi thêm đứa cháu nào được nữa. Đó là năm 2009. Gia đình Đại có 4 người. Đại nghiên ma túy rồi mắc bệnh và chết rất nhanh, ngay trong năm. Một năm sau, vợ Đại là chị Vi Thị Tiêm cũng qua đời khi lây bênh từ người chông nghiên.
Nôi đau chưa dừng lại ở đó, đứa con thứ 2 của vợ chồng Đại là cháu Lương Văn Thắng cũng bỏ mạng khi mới lên 5 tuôi. Thành thử bây giờ, thành viên duy nhất trong gia đình anh Đại, chị Tiềm còn sống là cháu Lương Thị Vân (12 tuổi), đang phải ở với bà ngoại Vi Thị Nhất ở bản Huôi Muổng.
Tôi đến tìm và le lói những tia mừng khi thấy Vân khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đang đi học lớp 6. Bà Nhất bảo rằng có lẽ cháu nó không bị bệnh vì khi Tiềm sinh nó, Đại chưa bị nghiện ngập, chưa bị nhiễm HIV.
Lang thang trong các bản làng Đông Văn, ở đâu người ta cũng điêm mặt chỉ tên những mái nhà có người mắc bệnh. Ông Vi Thanh Hà còn nói như đinh đóng cột rằng: Hiện có 4 phụ nữ mà cái chêt đang rât cân kê gôm chị Hà Thị Sen (42 tuôi) ở bản Noong Đanh, chị Hà Thị Hương (30 tuôi) ở bản Na Quèn, chị Sâm Thị Thu (27 tuôi) ở bản Na Quèn và chị Lang Thị Giang (29 tuôi) bản Na Chảo. Cả 4 phụ nữ này đều chết theo những ông chông nhiễm HIV, những cái chết được báo trước thật hãi hùng.
Theo 24h
Triệt phá các tụ điểm nhức nhối ở 'thủ phủ ma túy' Khi các đối tượng đang giao nhận ma túy thì lực lượng công an bất ngờ ập vào bắt quả tang, tóm gọn, thu được các tang vật liên quan. Thực hiện đợt ra quân tấn công trấn áp tội đảm bảo an ninh trật tự, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn. Mới đây, Công an huyện Tương Dương, tỉnh...