Hãi hùng chả lụa làm từ thịt thối, mỡ và hóa chất gây ung thư
Cứ 1 kg thịt nạc thối và 0,5 kg mỡ, chủ cơ sở đem trộn với 1,5 muỗng chất Borax rồi xay nhuyễn đưa vào khuôn đúc thành các cây chả lụa.
Khoảng 8h sáng ngày 22/4, tổ công tác của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Bình Thuận bất ngờ kiểm tra cơ sở chế biến chả lụa của ông Trần Quang Hải (62 tuổi) tại tổ 1, khu phố 8, phường Phước Hội, thị xã La Gi, Bình Thuận và phát hiện các nhân công trộn chất Borax (chất có khả gây ung thư dạ dày, gan…) vào trong nguyên liệu để chế biến chả lụa.
Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ 5 kg chất Borax đang được ông Hải cất giấu tại nhà và 13,5 kg chả lụa thành phẩm được trộn chất Borax trước đó.
Các nhân công dùng lá chuối gói thành những cây chả nhỏ.
Ông Hải khai nhận, để chế biến chả, cơ sở ông tìm mua thịt cũ ôi thiu có giá thành rẻ làm nguyên liệu. Cứ 1 kg thịt nạc và 0,5 kg mỡ, ông mang đi trộn với một muỗng rưỡi chất Borax rồi xay nhuyễn để đưa vào khuôn, đúc thành cây chả lụa có trọng lượng nửa kg, hoặc dùng lá chuối gói thành những cây chả nhỏ.
Mục đích của việc trộn Borax vào nguyên liệu để giúp các loại chả lụa thành phẩm có độ dai, giòn, thơm ngon, thời gian bảo lâu. Tất cả chả lụa trộn hoá chất được cơ sở của ông Hải đưa đi tiêu thụ tại các chợ, hàng quán, khu du lịch Dinh Thầy Thím và các trường mẫu giáo trên địa bàn thị xã La Gi.
Cùng lúc, một tổ công tác khác của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Bình Thuận kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến giò chả của ông Nguyễn Yên (49 tuổi) tại khu phố 10, phường Phước Hội, thị xã La Gi và thu giữ 250 g chất Borax và 10 kg giò chả thành phẩm được trộn hoá chất độc hại này.
Một số nguyên liệu dùng để chế biến giò chả.
Ông Yên thừa nhận biết rõ Borax là hóa chất độc hại nhưng vì nó giúp giò chả khiến chả luôn tươi, dai, giòn, thơm ngon… nên vẫn lén trộn vào nguyên liệu, chế biến. Sản phẩm từ cơ sở của ông Yên được đưa đi bỏ mối tại các chợ và tiệm ăn uống trên địa bàn và TP Phan Thiết.
Video đang HOT
“Đây là lần đầu tiên phát hiện một số lượng lớn chất Borax độc hại sử dụng trong chế biến thực phẩm tại Bình Thuận. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ việc”, Trung tá Trương Sĩ Trung, chỉ huy tổ công tác cho biết.
Hai cơ sở này từng được tuyên truyền, nhắc nhở về việc không sử dụng hoá chất độc hại trong chế biến nhưng vì hám lợi, chủ cơ sở vẫn cố tình cho Borax vào nguyên liệu, chế biến rồi mang bán ra thị trường.
Borax được phát hiện.
Borax là hóa chất được Bộ Y tế nghiêm cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Borax có thể gây tổn thương gan, ruột, não, thận, ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và thoái hóa cơ quan sinh dục.
Với phụ nữ có thai, Borax được đào thải qua sữa và nhau thai, gây độc hại cho thai nhi. Trẻ em dùng thực phẩm có Borax lâu ngày, tác hại tăng dần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt đối với trẻ em trong tuổi trưởng thành.
Theo_Dân việt
Cách phát hiện măng tẩm hóa chất gây ung thư
Mới đây tại Đà Nẵng, TP.HCM, Vinh (Nghệ An) cơ quan chức năng đã phát hiện măng tươi được nhuộm chất Vàng ô. Trước đó, Hà Nội và một số tỉnh, thành cũng từng phát hiện măng tươi ngâm hóa chất. Làm sao để tránh ăn phải măng độc?
9 mẫu măng có 7 mẫu nhuộm chất cấm
Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Đà Nẵng vừa công bố kết quả xét nghiệm 9 mẫu măng tươi bán ở các chợ thì có đến 7 mẫu có chất Vàng ô. Trước đó, tháng 1/2016, tại TP Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng phát hiện một cơ sở chế biến khoảng 7 tấn măng tươi, trong đó có hơn 300kg măng đang ngâm trong hóa chất.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), vàng O (Auramine O) là chất bột tinh thể hình kim, màu vàng, có nhân vòng phenol, dễ tan trong nước và cồn, được nhập khẩu từ nước ngoài. Chất này thường dùng để nhuộm màu sợi vải, làm nguyên liệu sơn quét tường có tính độc tới mức Tổ chức Ung thư thế giới (IARC) đã xếp vào chất gây ung thư nhóm 3 - có thể gây bệnh cao, ở Việt Nam cũng không được phép dùng cho thực phẩm.
Người tiêu dùng cần tránh mua măng bóng đẹp, bắt mắt, vỏ ngoài láng mịn, sờ vào có cảm giác dính tay.
Việc luộc măng nhiều lần sẽ làm cho măng dai, mềm đều, giảm độ độc nhưng mất thời gian và tiền than củi. Vì vậy một số người làm ăn chộp giật đã cho măng ngâm hóa chất lưu huỳnh, bột măng theo (Viện Công nghệ hóa học TP.HCM) thì sodium sulphite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3) hai chất tẩy rửa cực mạnh có gốc sulphite, dùng trong công nghiệp như để rửa phim ảnh và tẩy trắng vải, len, chất hóa lưu để xử lý mủ cao su, thuộc da...
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - chuyên gia về Công nghệ thực phẩm (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm), măng bị tẩy trắng, làm đẹp bằng hóa chất tạo màu công nghiệp ăn lâu dài sẽ gây tổn hại dạ dày, thủng ruột, tổn hại thận, phá nát gan... Nguy hiểm hơn là chúng tồn dư và kích hoạt hàng loạt bệnh trong cơ thể như ngộ độc thận, da lở loét, suy hô hấp, nhiễm độc đường ruột, ngộ độc cấp, tiêu chảy nặng... và nếu không cấp cứu kịp thời sẽ để lại những di chứng nặng về sức khỏe và có thể tử vong.
Phân biệt măng tẩm hóa chất
Chỉ cần một thìa Vàng ô hòa loãng ngâm cả tấn măng tươi đã luộc chín thì sau 5 giờ măng luộc màu trắng đục sẽ chuyển màu vàng tươi rất đẹp mắt. Những lát măng tươi màu càng vàng đẹp thì người ăn càng rước họa vào thân. Để nhận diện măng tẩm hóa chất độc hại, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh hướng dẫn cách đơn giản phân biệt như sau:
*Măng tươi không hóa chất:
- Măng tươi có màu vàng nhạt, có thể hơi thâm đen do ngâm muối.
- Măng tự nhiên được ngâm muối sẽ dai, không dễ gãy khi bẻ.
- Cọng măng tươi to nhỏ không đều, nhìn không thấy bóng bẩy, đẹp mắt.
- Mùi măng tươi không hóa chất có mùi chua thơm tự nhiên, không có mùi lạ, không bị mốc.
*Măng có hóa chất:
- Măng ngâm hóa chất thường bóng đẹp, bắt mắt, vỏ ngoài láng mịn, củ măng đều, sờ vào có cảm giác dính tay.
- Màu măng hóa chất vàng đậm, hoặc trắng phau (do ngâm hóa chất). Màu măng hóa chất bóng đẹp, không bị ẩm mốc.
- Dùng tay sờ, bẻ măng ngâm hóa chất giòn, dễ bẻ gãy vụn.
- Dùng mũi ngửi măng thấy mùi hóa chất (mùi lưu huỳnh sẽ khét đặc trưng của diêm sinh SO2).
Cũng theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao nếu ăn vào sẽ gặp các enzym của đường tiêu hóa tác động sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN) - chất cực độc với cơ thể, trẻ em, người già, người đau yếu dễ nhạy cảm với độc tính đó. Chỉ cần 50 - 60mg HCN (có trong 200g măng tươi chưa luộc) cũng có thể gây tử vong, với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở... Do đó, bạn nên học cách chế biến măng an toàn bằng cách:
- Bóc hết vỏ măng, cắt lát mỏng, hoặc xé nhỏ thành sợi rồi ngâm nước ấm, nước gạo, nước vôi trong,... giúp giảm độc tố. Khi ngâm măng nên cho thêm một ít muối. Trước khi chế biến cần rửa thật sạch.
- Với măng khô cần đổ ngập nước ấm, hoặc dùng nước gạo ngâm nhiều ngày. Luộc măng bỏ nước vài lần, mỗi lần 10-20 phút và luộc ít nhất 2 lần, luộc nhiều càng sạch độc tố, ăn măng mềm ngon hơn. Việc luộc măng giúp bay hơi độc tố, sạch cả hóa chất bảo quản măng khô (có thể cho ớt bỏ hạt, hoặc rau ngót để luộc măng giúp khử độc nhanh hơn). Khi măng không còn vị đắng, nước trong hãy chế biến món ăn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều măng, nhất là măng luộc, kể cả khi luộc kỹ cũng vẫn có thể gây ngộ độc và suy nhược cơ thể. Hạn chế mua măng chua trái mùa.
Quá trình luộc măng cần mở vung/nắp nồi để chất độc nhanh bay hơi, loại bỏ được độc tố nhanh hơn. Nếu măng có màu trắng/vàng bất thường, hoặc có mùi lạ (dấu hiệu măng bị ngâm hóa chất) nên bỏ không dùng. Măng luộc không kỹ có thể gây ngộ độc cấp. Nhưng ngay cả khi đã luộc kỹ, nếu bạn ăn món măng nhiều và thường xuyên cũng có thể gây ngộ độc mạn tính, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu. Vì vậy, sau khi ăn măng thấy các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt buồn nôn... cần tới bệnh viện sớm, bởi trường hợp nặng rất có thể bị tử vong.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh
Theo_VietNamNet
Cảnh tẩm hóa chất rợn người của thực phẩm Việt Nhiều cơ sở chế biến sản xuất thực phẩm tẩm hóa chất bị cơ quan chức năng sờ gáy khiến dư luận vô cùng hoang mang. Không ít vụ thực phẩm tẩm hóa chất bị phanh phui khiến người tiêu dùng luôn hoang mang cho chất lượng thực phẩm của mỗi bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Tin mới. Báo Phụ nữ đưa tin,...