Hãi hùng cảnh người dân tháo chạy khỏi đám tro bụi khổng lồ
Trang DailyMail vừa công bố những bức ảnh hãi hùng về cảnh người dân Indonesia tháo chạy khỏi đám tro bụi từ ngọn núi lửa khổng lồ Sunabung.
Người phụ nữ Indonesia hoảng loạn tìm cách thoát thân khỏi đám tro bụi khổng lồ, thời điểm ngọn núi lửa Sunabung phun trào ngày 19/6/2015.
Khoảnh khắc đám khói bụi trùm lên ngôi nhà thờ bị bỏ hoang trên đảo Sumatra ngày 19/6.
Những khuôn mặt bị phủ đầy tro bụi đang tìm cách thoát thân.
Thực tế giới chức Indonesia đã sơ tán hơn 6.000 người sống trên đảo Sumatra khỏi vùng ảnh hưởng của núi lửa Sinabung, nhưng nhiều người vẫn không chịu đi.
Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia đã thông kê thiệt hại từ vụ núi lửaSinabung phun trào lên tới hơn 100 triệu USD.
Các nhà chức trách cho biết ngọn núi lửa phun trào, tạo ra những cột tro bụi khổng lồ và lượng nham thạch vượt qua cả dự đoán của các nhà nghiên cứu.
Video đang HOT
Sinabung là 1 trong 129 ngọn núi lửa đang hoạt động ở khu vực Bắc Sumatra, Indonesia.
Sau 400 năm ngủ yên, núi lửa Sinabung đột ngột hoạt động lại vào tháng 8/2010.
Đến năm 2013-2013, núi lửa nhiều lần phun nham thạch, đá và tro, buộc hơn 25.000 người sống gần đó phải sơ tán.
Riêng tháng 2/2014, một đợt phun trào dữ dội của núi lửa đã cướp đi mạng sống của 16 người và buộc hàng chục ngàn người khác rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Nhiếp ảnh gia Indonesia Sutanta Aditya đã gửi cho Daily Mail những tấm ảnh ông chụp thảm họa ngày 19/6/2015 và kể rằng ông vẫn cảm thấy kinh hoàng khi chứng kiến thảm họa cách đây hơn nửa năm.
Ông ám ảnh với bức hình một người phụ nữ đứng cạnh thi thể của những người thiệt mạng vì không chạy thoát được đám tro bụi khổng lồ, những thi thể được bọc bằng nilon.
Nông sản bị “nướng chín” trong đám tro bụi với sức nóng kinh hoàng.
Theo vov.vn
Tài liệu Panama lật tẩy sự mờ ám của các đại gia ngân hàng
Vụ rò rỉ dữ liệu từ hãng luật ở Panama hé lộ hàng trăm ngân hàng trên thế giới thành lập hàng chục nghìn công ty bình phong ở nước ngoài nhằm giúp khách hàng giấu tài sản.
Vụ rò rỉ tài liệu từ công ty luật Mossack Fonseca đang gây chấn động dư luận. Ảnh minh họa: DW
Tài liệu khổng lồ bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama cho thấy hơn 500 ngân hàng cùng công ty con và chi nhánh đã đăng ký 15.600 công ty vỏ bọc nhằm giúp những khách hàng giàu có che đậy tài sản ở các "thiên đường né thuế".
Theo Kyodo News, danh sách này gồm cả ngân hàng khổng lồ như UBS của Thụy Sĩ và HSBC của Anh. Dù các công ty bình phong che đậy danh tính của chủ sở hữu là hợp pháp, chúng cũng có thể là công cụ che giấu tài sản, rửa tiền và trốn thuế.
Vụ rò rỉ được gọi là Tài liệu Panama (Panama Papers) cho thấy phần lớn công ty vỏ bọc liên kết với hãng Mossack Fonseca được hình thành từ những năm 1990. Theo hồ sơ, ngân hàng UBS và một nhà băng lớn khác của Thụy Sĩ là Credit Suisse đều lập khoảng 1.100 công ty bình phong ở hải ngoại.
Phản ứng trước thông tin này, UBS và Credit Suisse đều khẳng định hoạt động kinh doanh của họ tuân thủ đầy đủ luật pháp và quy định hiện hành. "Chúng tôi không quan tâm tới các khoản tiền không bị đánh thuế hoặc có được từ những hoạt động bất hợp pháp", đại diện UBS nói.
Ngoài UBS, Credit Suisse, ngân hàng Societe Generale của Pháp đứng tên cho khoảng 1.000 công ty bình phong, trong khi số công ty ở hải ngoại mà ngân hàng khổng lồ HSBC của Anh lập ra là khoảng 2.300.
HSBC phủ nhận và cho biết, ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nhằm chống tội phạm tài chính và thực thi các biện pháp trừng phạt.
Mối liên hệ giữa các bên với công ty luật Mossack Fonseca ở Panama trong các hoạt động tài chính phi pháp vừa bị rò rỉ. Đồ họa: Irishtimes
Tài liệu Panama cũng cho thấy các ngân hàng bắt đầu giảm tận dụng công ty bình phong sau khi chính phủ Mỹ đẩy mạnh hoạt động điều tra danh tính của các tài khoản đăng ký ở nước ngoài.
Trước nguy cơ bị truy tố hình sự tại Mỹ về tội trốn thuế và rửa tiền, UBS đã thay đổi chính sách trong năm 2010 và tuyên bố đã thành lập công ty vỏ bọc ở hải ngoại.
Ngày 3/4, báo Đức Sddeutsche Zeitung tiết lộ về khối tài liệu gồm 11,5 triệu tài liệu liên quan đến các hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015. Dữ liệu khổng lồ gồm thông tin của hơn 500 ngân hàng ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ sau đó được tờ báo Đức chia sẻ với Hiệp hội Phóng viên điều tra Quốc tế (ICIJ).
Hãng luật Mossack Fonseca với trụ sở ở Panama và chi nhánh ở Hong Kong, Miami, Zurich và hơn 35 địa điểm khác trên toàn cầu, cho rằng họ hoạt động hợp pháp trong 40 năm qua và không "khuyến khích hay thúc đẩy hành vi bất hợp pháp".
Mossack Fonseca cũng nói việc thành lập các công ty để che giấu danh tính của những người chủ thực sự hoàn toàn "không được ủng hộ và là hành động sai trái".
Tuy nhiên, dữ liệu bị rò rỉ cho thấy, công ty Mossack Fonseca đã lập mạng lưới khổng lồ để hỗ trợ hàng loạt chính trị gia và doanh nhân các nước che giấu tài sản và rửa hàng tỷ USD tiền mặt.
Tài liệu khổng lồ bị lộ từ Công ty luật Mossack Fonseca cho thấy quy mô của các hoạt động trốn thuế cũng như rửa tiền mà những công ty ma trên khắp thế giới thực hiện. Những công ty ma này núp dưới hình dạng của một doanh nghiệp hợp pháp nhưng không có hoạt động gì ngoài quản lý tiền nhưng che đậy thân phận của người sở hữu. Tuy nhiên, trụ sở của những công ty ma thường đặt ở những nơi nhà chức trách khó tìm ra chủ sở hữu trong trường hợp họ muốn.
Các khách hàng cũng cần một trung tâm tài chính nước ngoài, cái thường được gọi là Thiên đường trốn thuế. Nó thường là các quốc đảo nhỏ, với rất nhiều ngân hàng bí mật cùng mức thuế thấp hoặc không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Những cái tên điển hình là quần đảo Bristish Virgin, Bahamas, Panama.... Nó giúp rửa các khoản tiền phi pháp từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy....
Các hoạt động rửa tiền thực chất là hợp thức hóa những khoản tiền phi pháp. Nó giúp việc sử dụng chúng không bị giám sát, khiến bại lộ các hành vi phi pháp. Khi tham nhũng, một chính trị gia cần rửa số tiền bẩn để không bị lộ. Nó sẽ được chuyển tới một công ty con của trung tâm tài chính nước ngoài. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản không ghi tên thuộc sở hữu của công ty ma mà không ai có thể truy tìm nguồn gốc. Từ tài khoản này, số tiền có thể được dùng hợp pháp trên khắp thế giới.
"Tài liệu Panama" là khối dữ liệu 11,5 triệu trang của công ty Mossack Fonseca, bị rò rỉ ra bên ngoài cho thấy hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức nhiều quốc gia từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015. Tài liệu cho thấy công ty Mossack Fonseca đã lập mạng lưới khổng lồ để hỗ trợ hàng loạt chính trị gia và doanh nhân các nước che giấu tài sản và có thể đã rửa hàng tỷ USD tiền mặt. Những cái tên nổi bật trong danh sách bị cáo buộc có liên quan đến gia đình và cộng sự của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad... Công ty luật Mossack Fonseca đặt trụ sở ở Panama nhưng hoạt động trên toàn thế giới. Website của Mossack Fonseca cho biết công ty có hệ thống 600 nhân viên làm việc tại 42 quốc gia, bao gồm nhiều "thiên đường trốn thuế" như Thụy Sĩ, Cyprus, quần đảo British Virgin...
Hải Anh
Theo Zing News
Choáng với cá sấu khổng lồ dài 4 m Một công ty săn cá sấu ở bang Florida - Mỹ vừa tìm thấy một con cá sấu khủng với kích thước khiến nhiều người choáng váng: dài 4 mét, nặng hơn 350 kg. Được biết, con cá sấu bị bắn ở khu trang trại Outwest, thuộc một công ty chuyên săn cá sấu tại TP Okeechobee. Những người chủ trang trại phát...