Hai hãng dược hoãn ra mắt vaccine Covid-19
Sanofi và GlaxoSmithKline cho biết sẽ phát triển vaccine Covid-19 mới từ tháng 2/2021 và dự kiến ra mắt vào cuối năm sau.
Hãng Sanofi của Pháp và GlaxoSmithKline (GSK) của Anh trong thông cáo ngày 11/12 thông báo vaccine Covid-19 của họ không tạo đủ phản ứng miễn dịch trong nhóm người cao tuổi và phải hoãn ra mắt.
Hai hãng dược nêu nhiều thách thức trong tiến trình phát triển vaccine Covid-19 “với tốc độ kỷ lục”, vốn cản trở nỗ lực đưa ra nhiều lựa chọn để chống lại đại dịch khiến gần 1,6 triệu người chết.
Thông tin này được đưa cùng ngày Australia tuyên bố đình chỉ dự án vaccine trong nước, động thái giáng đòn mạnh vào đơn hàng gồm hàng triệu liều từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Anh. Sanofi và GSK cho biết họ dự kiến bắt đầu nghiên cứu khác vào tháng 2/2021 và hy vọng sẽ đưa ra vaccine Covid-19 hiệu quả hơn vào cuối năm sau.
Video đang HOT
Thất bại của Sanofi và GSK ảnh hưởng đến công nghệ vaccine mới với mục đích đưa các protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch tạo ra khả năng phòng thủ trước loại bệnh cụ thể. Công nghệ này được kỳ vọng có thể chống lại nCoV cùng virus HPV, viêm gan B, ho gà và nhiều loại bệnh khác.
Chuyên gia làm việc tại phòng thí nghiệm trong một nhà máy của Safoni tại Marcy-l’Etoile, Pháp, ngày 16/6. Ảnh: Reuters .
Vị thế của công nghệ ARN thông tin, được Moderna và liên doanh Pfizer-BioNTech dùng để phát triển vaccine Covid-19, được củng cố sau thất bại của Sanofi và GSK. Công nghệ này “đánh lừa” cơ thể phát triển khả năng miễn dịch với loại bệnh nhất định. Hai loại vaccine của Moderna và Pfizer-BioNTech đều đạt hiệu quả khoảng 95% trong các cuộc thử nghiệm quy mô lớn.
Trì hoãn và thử nghiệm bổ sung vaccine không phải bất thường, song thông báo của Sanofi và GSK nhấn mạnh thách thức chưa từng có mà các hãng dược phẩm phải đối mặt với loạt nhiệm vụ yêu cầu tính khoa học, tốc độ và năng lực hậu cần, trong bối c ảnh đại dịch đã nghiền nát các nền kinh tế trên thế giới. Điều này cũng nhấn mạnh lý do chính phủ các nước đặt hàng vaccine từ nhiều đơn vị khác nhau.
Australia ngày 11/12 thông báo đình chỉ sản xuất vaccine Covid-19 do Đại học Queensland phát triển, với chất bổ trợ do một công ty công nghệ sinh học chế tạo, sau khi kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine có thể ảnh hưởng đến chẩn đoán HIV.
“Khoa học không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tích cực. Các kết quả tiêu cực là điều tất yếu xảy ra”, Diego Silva, chuyên gia tại Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Sidney, cho biết. “Kết quả tiêu cực quan trọng như thành công trong khoa học bởi chúng là một phần trong bằng chứng cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai”.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 218 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 71 triệu ca nhiễm, gần 1,6 triệu ca tử vong và gần 49,3 triệu người đã hồi phục.
WFP cảnh báo về một 'đại dịch đói' tồi tệ hơn đại dịch COVID-19
Phát biểu trong buổi lễ nhận giải Nobel Hòa bình năm 2020 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo về một "đại dịch đói" có thể tồi tệ hơn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trẻ em nhặt ngũ cốc rơi từ các bao lương thực viện trợ của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) tại Ayod, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu từ trụ sở của WFP tại Rome (Italy), Giám đốc điều hành WFP David Beasley cảnh báo nạn đói đang được sử dụng như một vũ khí chiến tranh và xung đột. Ông cho rằng việc không đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân sẽ gây ra nạn đói, thậm chí còn tồi tệ hơn cả tác động của đại dịch COVID-19. Người đứng đầu WFP nhấn mạnh khoảng 270 triệu người trên toàn thế giới - tương đương với dân số của cả Đức, Anh, Pháp và Italy - đang đứng trên bờ vực của nạn đói.
WFP là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới, năm vai trò quan trọng trong giải quyết nạn đói và thúc đẩy an ninh lương thực. Năm 2015, mục tiêu xóa đói đã được thông qua như một trong những Mục tiêu Phát triển bền vững của LHQ. Trong những năm gần đây, tình hình diễn biến xấu đi, theo đó chỉ riêng năm 2019 có 135 triệu người bị đói ở mức khẩn thiết, cao nhất trong nhiều năm, chủ yếu do chiến tranh và xung đột vũ trang. Cũng trong năm 2019, WFP đã hỗ trợ gần 100 triệu người là nạn nhân của nạn đói và mất an ninh lương thực tại 88 quốc gia.
Trong bối cảnh năm 2020 thế giới bị chi phối bởi xung đột, sự bất ổn và đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người, việc giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho WFP mang rất nhiều ý nghĩa. Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng số nạn nhân của nạn đói trên thế giới. Tại các quốc gia như Yemen, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria, Nam Sudan và Burkina Faso, xung đột bạo lực kết hợp với đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số người đứng bên bờ vực của nạn đói. Đối mặt với đại dịch, WFP đã chứng tỏ năng lực ấn tượng trong việc tăng cường và phát huy vai trò của mình, như tổ chức này từng chia sẻ: "Cho tới ngày chúng ta có được vaccine y tế, lương thực chính là loại vaccine tốt nhất chống lại sự hỗn loạn".
Do tác động của đại dịch COVID-19, lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay thay vì được tổ chức tại thành phố Oslo (Na Uy), các quan chức WFP đã ở Rome, nhận giải thưởng qua một buổi lễ trực tuyến. Các giải Nobel còn lại gồm y học, vật lý, hóa học, văn học và kinh tế - theo truyền thống được trao tại Stockholm (Thụy Điển), năm nay cũng diễn ra theo hình thức trực tuyến. Theo các nhà tổ chức, những người đoạt giải Nobel 2020 dự kiến sẽ được mời tới dự sự kiện trao giải trực tiếp vào năm 2021 trong trường hợp đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát.
"Cuộc chạy đua" giành những liều vaccine Covid-19 đầu tiên Khi cuộc đua phát triển vaccine ngừa Covid-19 đang dần tới hồi kết, thì một cuộc đua mới lại bắt đầu. Đó là cuộc đua để giành quyền tiếp cận những liều vaccine đầu tiên giữa các nước. Một loạt các nước phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Canada, Argentina... đã thông báo kế hoạch được nhận các lô vaccine đầu...