Hải giám Tam Sa xâm phạm Hoàng Sa
Sự hai mặt trong chính sách của Trung Quốc tại biển Đông lại bộc lộ rõ qua những tuyên bố và hành động mới nhất.
Báo chí Trung Quốc, bao gồm cả chuyên trang Tam Sa của Tân Hoa xã, ngày 31.7 dẫn thông báo của Cục Hải dương quốc gia nước này ngang nhiên công bố sẽ tung đội tàu hải giám từng hòn đảo không người ở tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo đó, chi đội hải giám của cái gọi là TP.Tam Sa có nhiệm vụ “giám sát, quản lý những hành vi khai thác, nuôi trồng và du lịch trái quy định” trong vòng 2 tuần. Ngoài ra, “chính quyền Tam Sa” cũng đã hoàn tất kiểm tra các điểm cơ sở trên nhiều đảo ở Hoàng Sa, xác định hiện trạng của một số đảo san hô.
Bỏ phiếu phi pháp bầu bộ máy chính quyền Tam Sa – Ảnh: Washington Post
Bắc Kinh đã vượt quá giới hạn Tờ The Wall Stree Journal ngày 31.7 đăng bài xã luận với tựa đề: Bắc Kinh đã vượt quá giới hạn của chuyên gia Michael Auslin thuộc Viện Nghiên cứu AEI (Mỹ). Trong đó, ông Auslin cho rằng bằng việc đơn phương lập “TP.Tam Sa” và triển khai đồn trú quân sự, Trung Quốc đã đổ dầu thêm vào ngọn lửa căng thẳng tại biển Đông, và đe dọa khả năng có thể dàn xếp xung đột thông qua thương thuyết quốc tế. Chuyên gia này cũng kêu gọi Mỹ cần có hành động và tham gia tích cực hơn để góp phần bảo đảm an ninh, ổn định trong khu vực. H.G
Cùng ngày, Tân Hoa xã ngày 31.7 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này “phản đối can thiệp quân sự vào tranh chấp” trên biển Đông và “sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực”. Nhưng ông Cảnh lại “tự vả mồm” khi ngang ngược tuyên bố Trung Quốc có quyền và đã triển khai hệ thống tuần tra trực chiến trên biển Đông để “bảo vệ chủ quyền”. Phát ngôn viên này còn nói “đồn quân sự Tam Sa”, đặt trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, có nhiều nhiệm vụ khác nhau liên quan tới “quốc phòng, an ninh cho Tam Sa cũng như cứu trợ thiên tai”.
Thực chất, cái gọi là TP.Tam Sa được thành lập phi pháp với ý đồ quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc liên quan tới Tam Sa đã bị nhiều bên, bao gồm cả những phía không liên quan đến tranh chấp, chỉ trích dữ dội. Những tuyên bố và động thái nói trên một lần nữa vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Philippines ngày 31.7 chính thức nhận đăng ký đấu thầu 3 lô khí đốt tại biển Đông, trong đó có 2 lô gần bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa, theo Bloomberg. Bãi Cỏ Rong là nơi thường xảy ra va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines trong thời gian qua. Manila hy vọng sẽ thu hút được sự chú ý của các tập đoàn nước ngoài trong đợt mở thầu vào ngày 31.7. Trong đó, có những cái tên đáng chú ý như Nido Petroleum (Úc), Repsol (Tây Ban Nha), GDF Suez (Pháp) và Eni (Ý). Tuy nhiên, chưa rõ những tập đoàn trên có ý định tham gia đấu thầu những lô dầu đang trong vùng tranh chấp hay không.
Độc giả Singapore phản đối Trung Quốc
Độc giả báo Straits Times, Singapore, lên tiếng phản đối sự lấn át của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi ASEAN ủng hộ Việt Nam và Philippines trong vấn đề biển Đông. Tờ báo lớn nhất đảo quốc sư tử ngày 31.7 đăng ý kiến của 2 độc giả Alan Chan Hong Joo và K.Sabehshan về vấn đề tranh chấp biển Đông. Ông Chan người gốc Hoa và ông Sabehshan người gốc Ấn đều có cùng nhận định là Trung Quốc đang dùng sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh kinh tế, gây áp lực lên ASEAN để đoạt lợi trên biển Đông. Vì thế mà ASEAN cần đoàn kết, quyết liệt tìm phải pháp và ủng hộ Việt Nam và Philippines về chính trị cũng như ngoại giao.
Ông Chan, người từng viết bài báo Địa chính trị Trung Quốc đăng năm 2011, viết: “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa là không vững chắc”. Và vì thế, “một liên minh vững chắc của các nước láng giềng là điều mà Trung Quốc rất sợ”. Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương gây quan ngại, ông Chan đề nghị: “ASEAN phải tìm giải pháp trước khi thái độ các bên trở nên cứng rắn”.
Trong khi đó, ông Sabehshan quả quyết “Trung Quốc không đưa ra được những lý lẽ hợp pháp cho các tuyên bố chủ quyền của mình”. Vì vậy, “ASEAN được mong đợi phải có những hỗ trợ về mặt chính trị và ngoại giao đối với Việt Nam và Philippines” trong vấn đề biển Đông. Ông Sabehshan khuyến cáo: “Trung Quốc có thể đang trở thành đối tác kinh tế không thể thay thế đối với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng điều đó không thể dẫn đến việc ASEAN chấp nhận hy sinh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các thành viên”.
Thục Minh (VP Singapore)
Theo Thanh Niên
Tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây
Các quốc gia trong khu vực Biển Đông đã có những tranh cãi về chủ quyền biển đảo từ rất lâu nhưng chưa bao giờ căng thẳng dâng cao như hiện nay.
Hãng tin BBC của Anh mới đây có bài viết phân tích về căng thẳng chủ quyền ở Biển Đông, trong đó nêu ra nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ xưa. Theo Công ước quốc tế về luật biển (ULCOS 1982), Việt Nam vẫn có đầy đủ căn cứ không thể chối cãi về chủ quyền với hai quần đảo này.
Hàng loạt động thái khác nhau của các quốc gia trong và ngoài khu vực gần đây đã dấy lên lo ngại về bùng phát căng thẳng khiến nơi đây trở thành một điểm nóng với hậu quả ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Những gì đang là mục tiêu tranh chấp?
Đó là lãnh thổ và chủ quyền của một số vùng biển và các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là 2 quần đảo được tuyên bố chủ quyền của một số quốc gia về toàn bộ hay một vài đảo riêng lẻ.
Ngoài các hòn đảo lớn thì hàng chục bãi đá, đảo san hô, bãi cát không có người ở như Scarborough Shoal cũng là mục tiêu tranh chấp trong khu vực.
Các bên đã tuyên bố những gì?
Trung Quốc khăng khăng cho rằng phần lớn lãnh thổ trên Biển Đông, khu vực trải dài hàng trăm km về phía Nam đảo Hải Nam là của họ. Bắc Kinh nói họ có chủ quyền ở vùng biển này từ 2.000 năm trước và đây là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc.
Năm 1947, Trung Quốc bắt đầu ban hành một bản đồ chi tiết, trong đó chỉ rõ các khu vực mà họ cho là của mình ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Việt Nam đã phản đối kịch liệt tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định rằng Trung Quốc chưa từng tuyên bố chủ quyền vùng biển này cho đến những năm 1940. Việt Nam cho biết cả 2 quần đảo này hoàn toàn thuộc phạm vi lãnh thổ của mình.
Không dừng lại ở lời nói, Việt Nam còn đưa ra được những tài liệu chứng minh chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ 17.
Bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do người Hà Lan vẽ năm 1754
Ngoài ra, Philippines cũng tham gia vào tranh chấp Biển Đông với tuyên bố chủ quyền một số hòn đảo, bãi đá gần với Trường Sa.
Gần đây, bãi đá Scarborough - Hoàng Nham đang là nơi mà cả Philipines lẫn Trung Quốc đều tuyên bố là của mình. Trong đó khoảng cách từ Scarborough đến đảo chính của Philippines chỉ có 160km nhưng đến địa phận gần nhất của Trung Quốc thì những 800km.
Còn 2 quốc gia khác là Malaysia và Brunei cũng đã từng có ý kiến về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy nhiên, sau khi Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển ra đời năm 1982, Brunei đã không có tuyên bố nào thêm về các hòn đảo trên Biển Đông nhưng Malaysia vẫn yêu cầu chủ quyền về một số hòn đảo nhỏ quanh quần đảo Trường Sa.
Tại sao đây là điều được nhiều nước quan tâm?
Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo rất giàu tài nguyên thiên nhiên trong khu vực lân cận của chúng. Hiện đã có một số các cuộc thăm dò chi tiết cho thấy trữ lượng khoáng sản khổng lồ của khu vực biển này.
Các quan chức Trung Quốc rất lạc quan về trữ lượng tài nguyên ở khu vực này. Theo Cục quản lí thông tin năng lượng Mỹ - Energy Information Administration (EIA), Trung Quốc ước tính vùng biển này có thể khai thác được 213 tỉ thùng dầu, gấp 10 lần so với tính toán của các nhà khoa học Mỹ là 28 tỉ thùng.
Một chuyến câu cá đêm ở đảo Đá Tây, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam
Cũng theo EIA, tài nguyên đáng giá nhất của vùng biển này chính là khí đốt tự nhiên chứ không phải dầu thô. Ước tính của EIA cho biết, ở đây có trữ lượng khí đốt vào khoảng 25.000 tỉ mét khối khí, tương đương với trữ lượng đã được kiểm chứng của Qatar.
Ngoài các tài nguyên thiên nhiên quý giá đó, khu vực này cũng nằm trên tuyến đường biển quan trong của Châu Á và là ngư trường đánh bắt cá là kế sinh nhai của hàng ngàn ngư dân.
Tranh chấp đã gây ra những rắc rối gì?
Vấn đề nghiêm trọng nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bùng lên trọng hơn vài thập niên gần đây. Từ năm 1974, Trung Quốc đã chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và sát hại hơn 70 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1988, hai bên lại tiếp tục xảy ra đụng độ tại Trường Sa và Trung Quốc đã nhẫn tâm giết khoảng 60 thủy thủ Việt Nam.
Ngoài ra, một quốc gia khác là Philippines cũng đã tham gia vào một số cuộc giao tranh nhỏ với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia.
Cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 bị tàu Trung Quốc phá hoại
Các căng thẳng gần đây nhất bổ ra sau khu Trung Quốc ngang nhiên thể hiện thái độ của mình. Các quan chức Bắc Kinh đã đưa ra một số báo cáo với ngôn từ mạnh mẽ trong đó có cả việc cấm các nước khác thăm dò khoáng sản trong khu vực tranh chấp.
Theo VTC
Bộ Quốc phòng TQ phản ứng về tin phát động chiến tranh biển Đông Phóng viên tờ Sky News đặt câu hỏi, có phải quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị phát động chiến tranh trên biển Đông hay không. 10h sáng nay 31/7 Cục Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức buổi họp báo đặc biệt với sự tham dự của 5 viên sỹ quan cao cấp đến từ các cơ quan đầu mối...