Hải Dương xét nghiệm COVID-19 diện rộng
Tỉnh Hải Dương vừa có quyết định tổ chức xét nghiệm bằng Realtime-PCR diện rộng, cho toàn bộ người tiếp xúc gần với người bệnh (F1), người có tiếp xúc với F1 (F2), người đang cách ly tập trung.. để phát hiện COVID-19.
Nhóm nghiên cứu giới thiệu phim X-quang lần đầu của bệnh nhân Hải Dương. Phim này được bác sĩ kết luận là xơ phổi, nhưng thực tế các tổn thương ở phổi và hệ thống dữ liệu đã đánh giá là COVID-19 trước khi có xét nghiệm – Ảnh: L.ANH
Tỉnh Hải Dương hiện đang là địa phương có số ca mắc mới tăng cao, với chùm 11 bệnh nhân cho đến nay.
Ngoài thực hiện giãn cách xã hội tại TP Hải Dương – nơi phát sinh chùm ca bệnh, tỉnh Hải Dương vừa có quyết định tổ chức xét nghiệm COVID-19 diện rộng.
Theo đó, tất cả các trường hợp F1, F2, người đang cách ly y tế, người có hội chứng cúm, viêm phổi nặng do virus, người có bệnh mãn tính diễn biến nặng, giai đoạn cuối (ung thư, tim mạch, suy thận…) đang điều trị tại các cơ sở y tế, người có dấu hiệu ho, sốt, khó thở… trong cộng đồng, người nhập cảnh trái phép vào địa bàn tỉnh, toàn bộ người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 21-7 đến nay phải làm xét nghiệm Realtime-PCR sàng lọc COVID-19.
Video đang HOT
Tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu thực hiện xét nghiệm ELISA (xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể) đối với những người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1 đến 20-7, những trường hợp về trong thời gian này nhưng có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hoặc trong vòng 2 tuần gần đây có triệu chứng trên sẽ làm thêm xét nghiệm Realtime-PCR để sàng lọc.
Tỉnh Hải Dương cho biết sẽ thành lập các tổ, đội giám sát cách ly, theo dõi sức khỏe người dân tại cộng đồng, tìm kiếm tất cả các trường hợp trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1 đến 28-7 và các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh, mục tiêu không để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Hiện tại Hải Dương đang là vùng dịch có nguy cơ do có chùm ca bệnh (mất dấu F0) tại cộng đồng và lây lan khá nhanh.
Có thể chẩn đoán COVID-19 thông qua phim X-quang
Ngày 18-8, Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế đã tổ chức báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), để sử dụng hình ảnh X-quang phổi trong hỗ trợ chẩn đoán COVID-19. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp bộ dữ liệu gồm 925 ảnh X-quang của 287 người bệnh COVID-19 điều trị tại 3 bệnh viện của Việt Nam và một số người bệnh quốc tế, mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng.
Sau khi người bệnh vào viện sẽ được chụp X-quang và sau 5 giây có dữ liệu, hệ thống sẽ cảnh báo trường hợp này là dương tính, âm tính, nếu ca bệnh được cảnh báo dương tính sẽ cho đi làm xét nghiệm PCR theo luồng riêng.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết qua kiểm tra lại phim chụp X-quang của bệnh nhân 63 tuổi liên quan tới chùm bệnh nhân ở Hải Dương, bệnh nhân đã đi 2 bệnh viện và 2 lần xét nghiệm PCR mới phát hiện dương tính với COVID-19, nhưng trên phim X-quang đầu tiên, hệ thống dữ liệu đã cảnh báo bệnh nhân bị COVID-19.
Bệnh nhân người Trung Quốc vào Bệnh viện Chợ Rẫy từ đầu mùa dịch, khi hồi cứu lại phim X-quang, hệ thống cũng cảnh báo 60-70% là COVID-19 chỉ qua xem phim X-quang.
Hiện nghiên cứu này còn đang được tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung, nhưng cũng mở ra cơ hội có thêm phương tiện chẩn đoán COVID-19 thông qua lợi thế của công nghệ thông tin và giá thành rẻ (chỉ bằng 1/20 so với xét nghiệm PCR).
89 y bác sĩ tiếp xúc 'bệnh nhân 237' âm tính nCoV
89 y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Việt Pháp tối 4/4 xét nghiệm âm tính.
Họ gồm 18 người tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, 45 người thuộc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, 4 người Bệnh viện E và 22 người ở Bệnh viện Việt Pháp. 89 nhân viên y tế này đã tiếp xúc, điều trị "bệnh nhân 237" khi ông này tới khám bệnh trước khi phát hiện dương tính nCoV.
"Bệnh nhân 237", 64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển, bị ung thư máu dạng tủy mạn tính 4 năm nay. Ngày 26/3, ông được cấp cứu 115 chuyển tới Bệnh viện Việt Pháp vì gặp tai nạn, bị ngã trên đường. Theo đại diện Bệnh viện Việt Pháp, khi đó ông chưa có biểu hiện, triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ liên quan tới Covid-19 nên được đưa vào phòng khám cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân ra về, không tiếp nhận điều trị vì không đủ khả năng tài chính.
Đại diện bệnh viện cũng cho biết bệnh nhân di chuyển bằng xe lăn, không tự đi lại được nên khả năng lây nhiễm ít. Ngày 30/3, ông quay lại bệnh viện để lấy hộ chiếu, chỉ ở lại bệnh viện khoảng 10-15 phút. Các nhân viên y tế của bệnh viện luôn mang khẩu trang y tế, găng tay, kính bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân và xử lý theo quy trình phòng, chống nhiễm khuẩn.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận bệnh nhân ngày 1/4 do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chuyển tới. Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng, cho biết bệnh nhân được đưa vào cách ly tại một phòng bệnh khép kín thuộc khoa Ghép Tế bào gốc và lấy mẫu xét nghiệm ngay sau khi nhập viện.
Khi đó bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong vì tắc mạch máu não, các bác sĩ gấp rút điều trị và mời 4 bác sĩ của Bệnh viện E tới hội chẩn cấp cứu, đồng thời kết nối với Đại sứ quán Thụy Điển hỗ trợ việc chữa bệnh.
Sau khi bệnh nhân có kết quả dương tính, bệnh viện phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội đưa sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị. Những nơi bệnh nhân nằm điều trị và đi qua gồm khoa Khám bệnh, khoa Chẩn đoán hình ảnh, thang máy... được phun khử khuẩn.
Chi Lê
Có 20 người ở TP.HCM từng đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai Đó là thông tin vừa được Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết sáng 4-4 liên quan đến các trường hợp được xác định có liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Theo HCDC, qua công tác điều tra, đơn vị xác định có 20 trường hợp từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 13-3...