Hải Dương: Rủ nhau đi cướp giật lấy tiền tiêu tết
Cơ quan CSĐT Công an huyện Tứ Kỳ – Hải Dương đang hoàn tất hồ sơ khởi tố đối tượng Lã Văn Cảnh (SN 1991) và Lê Mạnh Hùng (SN 1993) về tội cướp tài sản.
Theo thông tin từ cơ quan công an, khoảng 10 giờ 45 ngày 18-1, anh Nguyễn Tiến Phương (SN 1966, ở thôn Nhân Lý, xã Tây Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương) đang đi trên đường 191, đoạn đến xã Ngọc Sơn bất ngờ bị 2 thanh niên đi trên xe Exciter giật mất túi, trong đó có một máy tính sách tay hiệu Toshiba, cùng một số giấy tờ khác.
2 đối tượng Cảnh và Hùng cùng tang vật tại cơ quan công an.
Nhận được tin báo của nạn nhân, Đội Cảnh sát giao thông – Công an huyện Tứ Kỳ đã phối hợp cùng quần chúng truy đuổi. Đến phố Quý Cao, xã Nguyên Giáp. Tứ Kỳ, 2 đối tượng đã bị khống chế, tóm gọn.
Video đang HOT
Tại cơ quan công an, 2 đối tượng khai nhận là Lã Văn Cảnh (SN 1991) và Lê Mạnh Hùng (SN 1993) đều trú tại Lê Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Do đã cận tết mà không có tiền tiêu, 2 đối tượng đã rủ nhau sang Hải Dương cướp giật.
Hiện sự việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Dân Trí
Thứ trưởng Bộ GTVT "xui" trẻ em khóc đòi đội mũ bảo hiểm
"Nếu khi đi xe gắn máy mà các cháu học sinh không được cha mẹ đội mũ bảo hiểm (MBH) cho thì kiên quyết không đi hoặc hãy khóc to để đòi đội MBH" - Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng "xui" các em học sinh.
Có thể thấy, thời gian gần đây, tai nạn giao thông (TNGT) luôn là vấn đề xã hội bức xúc và được Đảng, Chính phủ, nhân dân đặc biệt quan tâm. TNGT gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, an sinh xã hội để lại hậu quả lâu dài cho nhiều gia đình, xã hội.
Gần 2.000 trẻ em tử vong vì TNGT/năm
Tại Hội thảo Tổng kết 2011 và phát động tuyên truyền 2012 về việc đội MBH cho trẻ em ngày 12/12, Thứ trưởng Hùng cho biết: một trong những nguyên nhân TNGT xảy ra với trẻ em là do không được người lớn cho đội MBH khi chở trên mô tô, xe gắn máy. Chính vì các em không được đội MBH nên khi va chạm giao thông xảy ra dễ bị chấn thương hoặc tử vong.
Theo Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng, hiện tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại các thành phố lớn vẫn còn khá thấp. Trong đó, Hà Nội chỉ có 16,2%; TPHCM 44,8% và Đà Nẵng là 47,5%. Thứ trưởng Hùng cho rằng hành vi không đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy vẫn chưa được phát hiện và xử lý nghiêm khắc và chưa thực sự bị dư luận lên án.
"Không nên giới hạn độ tuổi trẻ em đội MBH"
Một trong những vấn đề bức xúc chưa được quan tâm đúng mức là người lớn thiếu trách nhiệm không đội MBH cho trẻ. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy định bắt buộc đội MBH cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và chế tài xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra, các Bộ ngành liên quan đã ban hành quy định về tiêu chuẩn chất lượng MBH cho trẻ...
Bà Lotta Sylwander, Trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam, cho rằng trẻ em là nhóm tham gia giao thông dễ bị tổn thương nhất vì không có sức khỏe, kiến thức về an toàn. Tại các thành phố lớn, trình độ dân trí cao thì càng cần chấp hành quy định về an toàn giao thông.
"Thật đáng tiếc chúng ta thấy trẻ em đội MBH khi đi cùng cha mẹ trên xe gắn máy ngày càng ít đi. Điều này làm các chuyên gia về an toàn giao thông đường bộ thực sự lo lắng vì xe gắn náy là phương tiện giao thông chính ở Việt Nam và tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong tai nạn thương tích", bà Lotta Sylwander nói.
Theo Dân Trí