Hải Dương: Phạt tù đối tượng trộm cắp điện
Ngày 28/8, tại Hải Dương, huyện Bình Giang đã mở phiên tòa xét xử công khai vụ án Nguyễn Văn Bạo và đồng phạm về tội trộm cắp điện năng bằng cách can thiệp vào công tơ điện.
Cáo trạng nêu rõ, bị cáo Nguyễn Văn Bạo trong khoảng thời gian từ tháng 4- tháng 11/2011 đã mua bộ số đo đếm điện năng tiêu thụ có hằng số 1.750 vòng/kWh và 450 vòng/kWh của những người bán phế liệu để thay 13 bộ số đo đếm điện năng tiêu thụ trong các công tơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) đang sử dụng để đo đếm điện năng tiêu thụ cho các gia đình sinh sống trên địa bàn các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc (Hải Dương).
Theo thỏa thuận với đồng phạm trong vụ án, Bạo đã thực hiện các hành vi phạm pháp nhằm làm giảm chỉ số tiêu thụ điện năng cho các hộ (thực chất là ăn cắp điện).
Video đang HOT
Qua đấu tranh, Công an tỉnh Hải Dương đã làm rõ hành vi cầm đầu trộm cắp tài sản của Nguyễn Văn Bạo. Theo đó, Bạo chiếm đoạt 15.171 kWh điện với tổng giá trị là hơn 22,433 triệu đồng.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Văn Bạo 24 tháng tù giam và phải bồi thường 27,2 triệu đồng tiền thu lợi bất chính.
6 bị cáo khác (gồm Phạm Đăng Tiến, Vũ Văn Toàn, Lê Hữu Thủy, Vũ Văn Ngọc, Lưu Như Tuấn, Nguyễn Đình Sắc) nhận mức án từ 9 – 15 tháng tù treo, thử thách từ 18 – 30 tháng tại địa phương.
Theo VNE
Trộm cắp điện ngày càng tinh vi
Đảo sơ đồ đấu dây, "phẫu thuật" bên trong công tơ để làm chậm vòng quay đồng hồ, phá niêm phong kẹp chì rồi chế niêm phong giả... nhiều thủ đoạn đã và đang bị các đối tượng trộm cắp điện thực hiện để "qua mặt" đơn vị quản lý.
Mọi hành vi tác động vào công tơ điện đều có thể gây nguy hiểm
Điều chỉnh công tơ
"Trong nhiều năm qua, đây là lần đầu tiên chúng tôi bắt quả tang trường hợp trộm cắp điện với hình thức táo tợn, tinh vi như vậy. Người ta đã tháo, mang cả công tơ vào nhà để tìm cách tác động, thay đổi chỉ số hoạt động", ông Nguyễn Văn Đài, Đội trưởng Đội Kiểm tra - Công ty Điện lực Long Biên cho biết. Sự việc diễn ra lúc 21h15 ngày 15-8; thời điểm trên, tổ công tác đội quản lý điện phường Bồ Đề, quận Long Biên trong khi làm nhiệm vụ tại ngõ 22 phố Phú Viên, phát hiện nghi vấn tại số nhà 3A. Khi nhân viên ngành Điện đi kiểm tra phát hiện một nam thanh niên đang tháo lắp công tơ điện. Tìm cách khống chế, giữ nguyên hiện trạng, tổ điện phường Bồ Đề thông tin đến công an phường sở tại. Thanh niên đang tìm cách tác động vào công tơ điện là Nguyễn Ngọc Tú, 31 tuổi, quê Hưng Yên, tạm trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai. Công tơ điện mà Tú tìm cách tác động là của hộ gia đình ông Phạm Hồng Nhật.
Tại CAP Bồ Đề, Nguyễn Ngọc Tú khai nhận làm thợ điện, nước tự do. Tối 15- 8, nhà ông Nhật bị sự cố điện nên nhờ Tú sang sửa giúp. Quá trình sửa chữa điện, Tú khoe với ông Nhật có thể làm cho công tơ điện chạy chậm lại. Nghe vậy, ông Nhật đã nhờ Tú giúp. Tú đã tháo công tơ điện trên cột mang vào nhà ông Nhật để chỉnh sửa. Quá trình trèo lên cột điện để "trả lại nguyên trạng", Tú bị lực lượng chức năng phát hiện.
Lợi bất cập hại
Việc tìm cách tác động vào công tơ điện không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp với đối tượng tác động, mà quá trình sử dụng sau này, hộ gia đình có thể chịu hậu quả chập cháy, do dòng điện thay đổi. Đó là khẳng định của đại diện Công ty Điện lực Long Biên. Theo quy luật, có hai thời điểm mà hiện tượng gian lận sử dụng điện diễn ra nhiều nhất, là trước khi tăng giá điện và mùa hè. Năm 2010, Công ty Điện lực Long Biên phát hiện, xử lý trên 100 trường hợp gian lận điện. Đơn vị này phải "căng" toàn bộ nhân viên kiểm tra, giám sát xuống 14 phường trên địa bàn, cùng cán bộ cơ sở nắm bắt chặt mọi thông số sử dụng điện của các hộ dân. Kết quả tích cực là hai năm 2011 và đến thời điểm này của năm 2012, chỉ có khoảng chục trường hợp gian lận điện bị phát hiện, xử lý.
"Nếu như trước kia, thủ đoạn chủ yếu là đảo sơ đồ đấu dây hoặc đấu tắt cuộn dòng, tức là chỉ tác động bên ngoài công tơ, thì thời gian gần đây, đối tượng trộm cắp điện đã tìm cách thay đổi cả những tính năng hoạt động của công tơ", ông Nguyễn Văn Đài cho biết. Đồng hồ công tơ của ngành Điện cấp phát đến hộ dân là 450 vòng quay sẽ ra 1 số điện. Nhưng bằng cách "phẫu thuật" bên trong công tơ, đối tượng trộm cắp có thể điều chỉnh lên đến 900 - 1.200 vòng mới thành 1 số điện. Để làm được điều này, đối tượng tác động công tơ điện thường có tay nghề, hiểu biết về lĩnh vực điện.
Theo ANTD
Bùng phát nạn cắt trộm cáp điện Từ năm 2009-2011 tại TP.HCM đã xảy ra gần 4.500 vụ mất cắp dây điện chiếu sáng, gây thiệt hại ngân sách 80 tỉ đồng. Cơ quan công an dựng lại hiện trường một vụ cắt trộm thiết bị chiếu sáng công cộng - Ảnh: do Công ty CSCC cung cấp Số vụ mất trộm tăng chóng mặt Theo ông Lê Thanh Hải,...