Hải Dương giám sát chất lượng vùng rau an toàn, mở rộng thị trường xuất khẩu
Theo Kế hoạch xây dựng và mở rộng vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và quảng bá, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm rau, trái cây năm 2021, tỉnh Hải Dương triển khai 580 ha rau xuất khẩu gồm các loại: cà rốt, cải bắp, súp lơ, su hào, mùi tàu, ngưu bàng, dưa, rau ăn lá các loại…
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương kiểm tra vùng trồng rau xuất khẩu tại thị xã Kinh Môn.
Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đã lựa chọn 26 tổ sản xuất, tổ hợp tác, trang trại tham gia triển khai kế hoạch, tập trung chủ yếu tại huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng và Nam Sách.
Bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp đã họp với các doanh nghiệp để xác định nhu cầu của doanh nghiệp, xác định thị trường mục tiêu, từ đó lựa chọn vùng sản xuất. Việc kết nối với các doanh nghiệp cũng sẽ được triển khai thường xuyên, tích cực.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, đến nay cơ quan chuyên môn đã tổ chức được 1 cuộc hội nghị kết nối với doanh nghiệp xuất khẩu rau; 15 cuộc tập huấn cho khoảng 500 lượt cán bộ cơ sở, nông dân, đại lý cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Thời gian qua, các hợp tác xã thuộc diện được hỗ trợ tham gia chương trình rất quyết tâm. Thời điểm cuối tháng 10 này, cánh đồng bắp cải tại xã Thăng Long của Hợp tác xã Hoàng Nam Phát đang tươi tốt, ước chừng khoảng 1 tháng rưỡi nữa sẽ cho thu hoạch. Năm nay, hợp tác xã này có 10 ha trong tổng số 50 ha sản xuất để xuất khẩu theo chương trình của tỉnh triển khai.
Video đang HOT
Ông Hồ Việt Hoàng, Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Nam Phát cho biết, tham gia kế hoạch sản xuất rau theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu, hợp tác xã được hỗ trợ chứng nhận VietGAP, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Hợp tác xã sẽ thực hiện theo đúng hướng dẫn về quy trình VietGAP để sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Tương tự, tại xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, năm nay hợp tác xã cũng đăng ký 27 ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu với hơn 100 hộ nông dân tham gia. Theo ông Nguyễn Văn Hoạt, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Lê Lợi, đến nay, hợp tác xã đã phối hợp với Hội Nông dân xã hướng dẫn nông dân từ khâu làm đất, chọn cây giống và xử lý cây giống, chọn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ghi nhật ký sản xuất để đảm bảo cây rau phát triển tốt, đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
Ông Hoạt hy vọng khi tham gia chương trình này, năng suất và chất lượng rau của hợp tác xã nâng lên tầm cao mới và có đầu ra ổn định hơn, từ đó nông dân yên tâm theo chương trình VietGAP.
Để giám sát tốt chất lượng rau xuất khẩu, bên cạnh hướng dẫn quy trình sản xuất cho nông dân, ngành nông nghiệp Hải Dương cũng tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Bà Lương Thị Kiểm cho biết, đơn vị sẽ giám sát hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh vật tư đầu vào để đảm bảo đội ngũ này sẽ tư vấn đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân. Tránh trường hợp họ tư vấn sai, ảnh hưởng đến tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu.
Trong quá trình sản xuất, Sở cũng sẽ lấy mẫu để đánh giá, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm của các mẫu rau ở vùng xuất khẩu để đảm bảo 800 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật đều dưới ngưỡng cho phép, đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu. Hiện đơn vị tư vấn đánh giá, chứng nhận VietGAP, GlobalGAP đã hoàn thành tư vấn theo kế hoạch lần 1 và đang tiếp tục thực hiện tư vấn đợt 2.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương kiểm tra vùng trồng rau xuất khẩu tại huyện Gia Lộc.
Thị trường xuất khẩu của rau Hải Dương khá phong phú. Riêng các loại cải bắp, cà rốt, súp lơ đã được xuất đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông, Trung Quốc…. Năm 2021, Hải Dương hướng tới mở rộng thị trường khó tính, làm tiền đề mở rộng diện tích rau xuất khẩu cho những năm tiếp theo.
Hải Dương hoàn thành 4 trong tổng số 6 buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản
Mới đây, vào ngày 9/5, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có buổi nghiệm thu, kiểm tra buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ ở xã Việt Hồng (huyện Thanh Hà, Hải Dương).
Ảnh minh hoạ
Hải Dương hiện có 4 trong tổng số 6 buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản của 3 công ty: TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ, CP Nông sản Hưng Việt, CP Ameii Việt Nam, nhiều nhất cả nước.
Theo đánh giá, buồng hun trùng vải xuất khẩu của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xử lý, bảo quản vải trong quá trình vận chuyển sang Nhật Bản. Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát chặt chẽ việc hun trùng, bảo đảm chất lượng các lô hàng.
Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu quả vải tươi sang Nhật Bản, tỉnh Hải Dương được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt nắp đặt 4 hệ thống xông hơi khử trùng. Trong đó, Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Rồng Đỏ nắp đặt 2 hệ thống, Công ty CP Ameii Việt Nam nắp đặt 1 hệ thống và Công ty xuất khẩu nông sản Hưng Việt 1 hệ thống. Mỗi hệ thống có chi phí nắp đặt 420 triệu đồng, xông hơi khử trùng xử lý quả vải bằng Methyl Bromide, công suất mỗi mẻ khử trùng được 2 tấn trong thời gian 3 giờ. Hệ thống xử lý này làm sạch và loại bỏ 100% dịch bệnh trên quả vải.
Buổi nghiệm thu, kiểm tra buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản của cơ quan chức năng.
Kiểm tra quy trình nắp đặt, chạy thử, đánh giá thông số kỹ thuật và kiểm tra chất lượng quả vải tươi sau khi khử trùng, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật đánh giá 4 hệ thống khử trùng của Hải Dương đảm bảo quy trình và chất lượng để đưa vào hoạt động. Như vậy, việc chuẩn bị xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường Nhật của tỉnh Hải Dương đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến vụ vải năm nay toàn tỉnh sẽ xuất khẩu gần 1.000 tấn quả vải tươi sang Nhật Bản.
Được biết, đến ngày 5/5, thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, đã có 10 doanh nghiệp đặt hàng thu mua vải trong vùng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản, EU... Mỗi doanh nghiệp dự kiến thu mua từ 300-500 tấn vải. Ngoài ra, một số doanh nghiệp chế biến nông sản cũng có kế hoạch mua từ 500-1.000 tấn vải VietGAP để làm vải cấp đông, thạch vải, giấm vải, siro vải... Các đơn vị cung ứng nông sản lớn trong nước cũng cam kết đưa vải Hải Dương vào các cửa hàng tiện ích, hệ thống siêu thị với số lượng nhiều nhất có thể.
Năm nay, toàn tỉnh Hải Dương có 450 ha vải sản xuất theo quy trình quốc tế GlobalGAP với sản lượng dự kiến khoảng 3.000 tấn. Vải sớm cho thu hoạch từ ngày 15/5, vải thiều từ ngày 5/6.
Tiêu thụ ảnh hưởng Covid-19, rươi Hải Dương mở rộng xuất khẩu đi Trung Quốc Thị trường tiêu thụ rươi trong nước bị thu hẹp do dịch bệnh Covid-19, nhiều thương lái đã tìm hướng xuất khẩu loại đặc sản "trời cho" này sang thị trường Trung Quốc, mang lại giá trị cao. Theo ghi nhận của phóng viên, trong những ngày cuối tháng 10, các ruộng rươi của người nông dân Tứ Kỳ (Hải Dương) bắt đầu...