Hải Dương: Giả danh nhà tu hành “bắt vong” để sàm sỡ nữ chủ quán spa
Ngày 19/8, Công an huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương vừa phát cảnh báo đối tượng giả danh nhà tu hành, lợi dụng trò “ bắt vong” để sàm sỡ phụ nữ, gây mất an ninh trật tự.
Thông tin từ Công an huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương cho biết, thời gian qua, trên địa bàn huyện xuất hiện nhóm người mặc quần áo giả danh người tu hành đi bán hương, thực hiện một số hành vi gây dư luận xấu, gây mất an ninh trật tự tại địa phương, theo Thanh niên.
Làm việc với Công an huyện Bình Giang, chị P.T.P.T. (chủ quán spa ở địa bàn xã Tân Hồng, H.Bình Giang) cho biết, ngày 13/8 khi chị đang làm việc tại quán spa, một người đàn ông mặc quần áo tu hành tự nhận là sư thầy đi bán hương nhằm quyên góp cho chùa.
Đối tượng mạo danh nhà tu hành gây mất trật tự ở Hải Dương. Ảnh: Công an huyện Bình Giang
Người này đề nghị chị P.T.P.T. cùng em gái mua hương với chi phí 2 triệu đồng. Khi 2 chị không đồng ý mua hương, đối tượng trên nói với chị T. có vong theo, cần phải bắt vong.
Đối tượng đã đề nghị em gái của chị T. ra khỏi phòng, rồi lợi dụng việc bắt vong để có hành vi sàm sỡ chị T. Khi bị người dân phát hiện, người này đã rời khỏi địa bàn.
Video đang HOT
Qua rà soát, xác minh ngày 15/8, Công an huyện Bình Giang đã mời về làm việc đối với trường hợp Đỗ Văn Hậu (SN 1981, quê quán Bến Tre) khi đang bán hương tại khu vực thôn Phủ, xã Thái Học, huyện Bình Giang.
Đối tượng Tấn tại quán spa của chị T.
Tại cơ quan Công an, Hậu khai nhận, ngày 4/8, Hậu đi xe máy cá nhân đến Tp.Hồ Chí Minh, tại đây, Hậu gặp Tấn và Vũ cùng mặc đồ của người tu hành, vì vậy, cả 3 bàn bạc bắt xe ra Hải Dương để bán hương. Ngày 8/8, khi đến Hải Dương, Hậu, Tấn, Vũ cùng thuê nhà trọ tại gần khu vực BigC Tp.Hải Dương.
Hàng ngày, cả ba sử dụng xe máy cá nhân di chuyển đến các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để bán hương. Tiến hành nhận diện, Hậu thừa nhận đối tượng trong ảnh mà người dân cung cấp vào bán hương và có hành vi sàm sỡ đối với chị Hoa là Tấn, đi cùng nhóm với Hậu, tuy nhiên không biết Tấn hiện đang ở đâu. Đỗ Văn Hậu cung cấp, Hậu không phải là người tu hành, việc mặc quần áo tu hành, cắt đầu trọc là để việc bán hương gặp thuận lợi. Hậu đã thực hiện việc bán hương như vậy được 3-4 năm tại nhiều tỉnh thành khác nhau.
Công an huyện Bình Giang yêu cầu Đỗ Văn Hậu tạm dừng việc mặc quần áo tu hành, lợi dụng lòng tin của người dân để bán hương giá cao kiếm lời. Bên cạnh đó, Công an huyện yêu cầu Đỗ Văn Hậu viết bản cam kết không để xảy ra vụ việc mất tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
Công an huyện Bình Giang cũng thông báo để nhân dân trên địa bàn huyện nắm được, kịp thời thông báo cho cơ quan Công an gần nhất đối với các trường hợp tương tự, theo Kinh tế đô thị.
Hiệu trưởng và kế toán Trường Mầm non xã Nhân Quyền lập mưu 'rút ruột' ngân sách
Cần tiền trả nợ và chi ngoài quy định, hiệu trường cùng kế toán Trường Mầm non xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang (Hải Dương) đã lập khống các loại hồ sơ, chứng từ để rút tiền từ ngân sách.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Giang phối hợp đọc quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi làm việc đối với các đối tượng Nga, Lộc (ảnh cơ quan công an cung cấp)
Lập khống hồ sơ chuyên môn
Theo kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Giang, năm 2018, Vũ Thị Nga (sinh năm 1968, ở thôn Kinh Trang, xã Thái Dương, Bình Giang) là Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Nhân Quyền tự ý thuê thợ về sửa chữa, lắp đặt nhiều trang thiết bị cho nhà trường. Việc này dẫn đến nợ nần kéo dài, không chi trả được. Để giải quyết các khoản nợ và có kinh phí chi cho các hoạt động chung của nhà trường mà ngân sách không hỗ trợ, từ năm 2018 - 2021, Nga đã câu kết, chỉ đạo và cho phép Lê Thị Lộc (sinh năm 1986, trú tại thôn Quàn, xã Bình Xuyên, Bình Giang) lập khống các loại hồ sơ, chứng từ để lấy tiền từ ngân sách.
Trước khi vào năm học mới, lãnh đạo Trường Mầm non xã Nhân Quyền đã họp riêng và lựa chọn 12 cán bộ, giáo viên làm công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm học 2019-2020. Sau đó, Nga họp toàn trường triển khai nội dung này đến các giáo viên để thực hiện. Tại nghị quyết họp lãnh đạo và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Mầm non xã Nhân Quyền năm 2019 xác định có 12 giáo viên được phân công làm công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong 2 ngày (7 và 8/8/2019). Mỗi giáo viên làm công tác điều tra phổ cập sẽ được hỗ trợ 150.000 đồng/ngày từ ngân sách.
Đối tượng Nga tại cơ quan công an (ảnh cơ quan công an cung cấp)
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành công việc, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Nhân Quyền không thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với những người có trong danh sách thực hiện công tác phổ cập theo quy định. Cùng với đó, để rút được tiền từ ngân sách nhà nước, Lộc đã lập khống hồ sơ, chứng từ đối với 19 người không tham gia công tác điều tra phổ cập giáo dục nhưng có danh sách nhận tiền làm việc này.
Sau khi lập khống danh sách giáo viên hưởng chế độ hỗ trợ tham gia điều tra phổ cập giáo dục, Lộc chuyển cho Nga ký duyệt. Nga đồng ý ký để cho Lộc lên Kho bạc Nhà nước huyện Bình Giang nộp hồ sơ làm thủ tục rút tiền. Bằng thủ đoạn trên, năm 2019, Lộc đã lập khống hồ sơ để rút tổng số 16,8 triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Số tiền này, Lộc không chi cho các giáo viên mà giữ lại, quản lý để chi cho các hoạt động chung của trường.
Ăn chặn tiền thuê bảo vệ
Từ khi về nhận công tác tại Trường Mầm non xã Nhân Quyền đến tháng 1/2019, Nga với vai trò là Hiệu trưởng đã ký hợp đồng thuê ông N.T.H. (sinh năm 1952) là người địa phương làm bảo vệ cho trường với tiền công thực tế 2,3 triệu đồng/tháng (thời điểm này, ngân sách nhà nước cấp cho các trường để chi trả tiền thuê bảo vệ là 2,3 triệu đồng/người/tháng). Từ tháng 1/2019, ngân sách nhà nước cấp cho các trường để chi trả tiền thuê bảo vệ là 3 triệu đồng/người/tháng. Để trục lợi tiền chênh lệch hằng tháng, Nga ký 2 hợp đồng thuê ông H. làm bảo vệ, 1 hợp đồng trả tiền công 2,3 triệu đồng/tháng, 1 hợp đồng trả 3 triệu đồng/tháng. Với hợp đồng trả tiền công 3 triệu đồng/tháng, Nga chuyển cho Lộc lập chứng từ rút tiền từ ngân sách nhà nước, trong khi đó chỉ trả ông H. 2,3 triệu đồng/tháng.
Từ đó, Lộc đã lập khống hồ sơ, chứng từ để rút tiền từ ngân sách nhà nước chi trả tiền công bảo vệ từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2021 với mức chi 3 triệu đồng/tháng, lớn hơn số tiền chi thực tế 700.000 đồng/tháng. Bằng thủ đoạn trên, Nga và Lộc đã trục lợi tổng số tiền 24,5 triệu đồng.
Đối tượng Lộc tại cơ quan công an (ảnh cơ quan công an cung cấp)
Từ các thủ đoạn lập khống hồ sơ, chứng từ, Nga và Lộc đã gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước và các cá nhân là 37,7 triệu đồng.
Theo đánh giá của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Giang, hành vi của các đối tượng Nga, Lộc đã trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước và lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Ngày 30/1/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Giang đã quyết định khởi tố bị can đối với Vũ Thị Nga và Lê Thị Lộc về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 2, điều 356, Bộ luật Hình sự.
Đây là bài học đắt giá cho những người lợi dụng công việc, chức vụ, quyền hạn để phạm pháp, trục lợi từ ngân sách.
"Ma men" rủ nhau đi đập phá, gây thương tích cán bộ địa chính xã Liên quan đến vụ việc một cán bộ địa chính xã Tân Hồng, huyện Bình Giang bị một đối tượng ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, hiện cư trú tại thôn My Cầu, xã Tân Hồng đến tận nhà gây sự vào tối 12/11, Công an huyện Bình Giang cho biết, ngay sau khi nắm được vụ việc, đơn vị đã cử...