Hải Dương ghi nhận thêm 2 ca nhiễm SARS-CoV-2 liên quan ổ dịch Gốc Mít
TP Hải Dương đang điều tra, truy vết các F1, F2 của 2 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 vừa ghi nhận liên quan ổ dịch Gốc Mít.
Tối 20/5, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương cho biết, tại TP Hải Dương ghi nhận thêm 2 trường hợp F1 dương tính với virus SARS-CoV-2 liên quan tới ổ dịch Gốc Mít (phường Trần Phú, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương).
Hai trường hợp này là chị P.T.L.P (SN 1984, ở 11/1/2A2 Chương Dương, xóm Gốc Mít, phường Trần Phú) và bà Đ.T.H (SN 1957 ở số 1 Chương Dương, xóm Gốc Mít).
Điều tra, truy vết, cơ quan chức năng xác định, chị P.T.L.P là kế toán làm việc tại một công ty ô tô ở thị trấn Lai Cách (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương).
Trong các ngày nghỉ lễ từ 30/4-2/5, chị P. ở nhà cùng gia đình, không đi đâu.
Từ 3/5-18/5, chị P. đi làm việc bình thường tại công ty. Thời gian còn lại, chị P. ở nhà hoặc sang nhà mẹ chồng là bệnh nhân P.T.T.Th (ở số 1A Đội Cấn, phường Trần Phú).
Sáng 16/5, chị đi đón mẹ chồng từ số 1A Đội Cấn về nhà tại số 11/1/2A2 Chương Dương, xóm Gốc Mít. Chiều cùng ngày, có y sỹ về hưu N.V.H tới nhà chị P. tiếp nước cho mẹ chồng của chị. Tối 17/5, chị P. đi ăn cháo đêm tại đường Hoàng Văn Thụ, rồi về nhà mẹ chồng để nghỉ.
Tối 18/5, chị P. được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cùng người dân xóm Gốc Mít. Tối 19/5, chị đi cách ly tập trung tại KTX Đại học Hải Dương.
TP Hải Dương ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 liên quan ổ dịch Gốc Mít. (Ảnh: GĐ&XH)
Trường hợp thứ 2 là bà Đ.T.H, mẹ đẻ của BN4706 (nhân viên Công ty may Tinh Lợi). Khoảng 8h30 ngày 25/4, bà H. thuê lái xe ở cùng xóm đến sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sau đó đi chuyến bay lúc 11h30 để bay vào sân bay Tân Sân Nhất, được con gái là chị Ng. đón về nhà tại ở phường 2 (quận 5, TP.HCM).
Ngày 29/4, bà H. cùng nhiều người khác đi du lịch Nha Trang, Đà Lạt đến 2/5 thì quay về nhà chị Ng. ở TP.HCM. Ngày 3/5, bà H. đi máy bay từ TP.HCM đến sân bay Cát Bi rồi đi ô tô về TP Hải Dương lúc 20h cùng ngày.
Video đang HOT
Ngày 4/5, bà H. ra Trạm y tế phường Trần Phú để khai báo y tế việc mình cùng gia đình đi du lịch. Sau đó trở về nhà.
Trong các ngày từ 4-18/5, bà H. thường xuyên ở nhà trông cháu, thỉnh thoảng có đi chợ tạm Phú Yên để mua thịt, rau.
Ngày 12/5, bà H. có gặp bệnh nhân M.T.T để thu tiền thuê sân. Trưa 16/5, bà H. cùng con gái và cháu đến ăn cơm tại một gia đình trong xóm Gốc Mít.
Khoảng 8h30-9h30 ngày 17/5, bệnh nhân M.T.T đến nhà bà H. Sau đó, y sỹ về hưu N.V.H đến để tiêm cho bà H. và tiếp nước cho bệnh nhân M.T.T.
Cũng trong sáng 17/5, bệnh nhân B.T.T có vào nhà bà H. và đưa cháu đi mua đồ chơi. 4h ngày 20/5, bà H. được đưa đi cách ly tập trung tại KTX Đại học Hải Dương.
Hiện lực lượng chức năng thành phố đang khẩn trương truy vết các trường hợp F1, F2. Những ai liên quan đến các ca bệnh liên hệ ngay tới các cơ sở y tế để được hướng dẫn các biện pháp phòng dịch.
Liên quan ổ dịch Gốc Mít, tỉnh Hải Dương ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 và 2 ca dương tính SARS-CoV-2.
Các đơn vị đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho 2.712 người (276 F1, 1.776 F2 và 770 người trong vùng phong tỏa Gốc Mít). Kết quả xét nghiệm có 226 F1, 1.256 F2 và 590 người trong khu phong tỏa xóm Gốc Mít âm tính. Số còn lại đang chờ kết quả.
Sai lầm khiến biến chủng SARS-CoV-2 mới lây lan nhanh
Biến chủng SARS-CoV-2 mới được cảnh báo là có khả năng lan nhanh hơn, vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng bệnh trong kỳ nghỉ Tết.
Từ 27/1 đến nay, Việt Nam đối mặt đợt bùng phát COVID-19 mạnh. Đợt dịch này khởi đầu từ việc nữ bệnh nhân ở Hải Dương phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 chủng mới khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Ngay sau đó, Việt Nam ghi nhận hai ca nhiễm trong cộng đồng, chấm dứt gần 60 ngày kiểm soát tốt dịch COVID-19 tại nước ta.
Sau hai ca nhiễm ở Chí Linh (Hải Dương) và Vân Đồn (Quảng Ninh), đến nay, COVID-19 đã lan ra hơn 12 tỉnh, thành. Trong đó, diễn biến dịch tại TP.HCM ngày càng trở nên phức tạp do không thể tìm thấy nguồn gốc của ca bệnh.
Nếu không tuân thủ các quy định phòng dịch, nhiều khả năng chúng ta sẽ phải đối mặt tình hình dịch nghiêm trọng hơn nữa, nhất là trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Vì sao biến chủng mới lây lan nhanh?
Sáng 2/2, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết các nhà khoa học đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải trình tự gene SARS-CoV-2 trên 16 mẫu bệnh phẩm của người mắc COVID-19. Trong đó, 11 mẫu có giải trình tự gene tương tự chủng virus B117 lần đầu được phát hiện tại Anh vào tháng 12/2020.
Trên thế giới, biến chủng mới này đã được cảnh báo có khả năng lây nhiễm cao gấp 50-70% so với chủng cũ. Tại Anh, cuộc điều tra của Public Health England cho thấy ca nhiễm B117 đầu tiên được phát hiện vào ngày 20/9/2020. Đây cũng được xem là nơi đầu tiên ghi nhận biến chủng virus mới. Đến giữa tháng 11, nó lây truyền cho hơn 20-30% ca bệnh ở London và một số khu vực ở phía đông thành phố.
Ba tuần sau đó, khoảng 60% bệnh nhân mắc mới là nhiễm virus biến chủng B117. Ngày 23/12, giới khoa học Anh công bố với thế giới về biến chủng SARS-CoV-2 hoàn toàn mới. Thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới xác định biến chủng này được xếp vào loại "biến chủng cần quan tâm".
Lấy mẫu xét nghiêm axit nucleic cho người dân ở Hạ Long, Quảng Ninh.
Chính vì thế, khi chủng virus mới này xâm nhập vào Việt Nam, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh cũng là điều có thể giải thích được. Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh có khả năng lây truyền mạnh hơn rất nhiều lần so với chủng virus trước đây.
"Virus SARS-CoV-2 có biến chủng này là do chúng có sự thay đổi gene và tạo nhiều gai bên ngoài hơn. Những gai này làm tăng khả năng bám dính vật chủ, từ đó khiến mức độ nhiễm bệnh cũng như lây truyền sớm hơn dù người bệnh có tải lượng virus thấp.
Với SARS-CoV-2 chủng cũ, qua 1-2 ngày truy vết các trường hợp tiếp xúc gần đã an toàn. Chủng mới có tốc độ lây lan nhanh nên có thể trong lúc tìm F1 thì F1 đã lây cho F2". Tiến sĩ Hùng nhận định chủng virus mới chỉ mất 3 ngày là hết vòng lây, thay vì 5-6 ngày như trước đây.
Ngoài ra, trước đây, khoảng 7 ngày, người nhiễm sẽ khởi phát triệu chứng sốt, ho, mất vị giác. Trong khi hiện tại, rất ít trường hợp có triệu chứng lâm sàng. Theo ông Hùng, phân tích trong khoảng hơn 200 ca mắc COVID-19 được ghi nhận, nhiều người không có dấu hiệu bệnh.
Người dân mặc đồ bảo hộ khi tới sân bay Tân Sơn Nhất.
Sai lầm khiến chủng virus mới lây lan nhanh
Tụ tập đông người: Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm người dân dành thời gian chúc mừng, gặp gỡ, tụ họp. Nhưng đây cũng là thói quen khiến nguy cơ lây nhiễm virus cao hơn bao giờ hết.
Trong cuộc họp với UBND TP Hà Nội vào đầu tháng 2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định dịch COVID-19 đang bùng phát phức tạp hơn và khác Đà Nẵng bởi tốc độ lây nhiễm của virus rất cao. Theo nghiên cứu ban đầu, biến chủng lây qua đường không khí, đặc biệt, trong môi trường kín, hệ số lây nhiễm của virus ở mức rất cao.
Chính vì vậy, càng tập trung đông người, chúng ta đang tạo cơ hội cho virus xâm nhập và lây nhiễm cho nhiều trường hợp, tình hình dịch COVID-19 thêm phức tạp.
Không có triệu chứng ho, sốt đồng nghĩa virus chưa tấn công chúng ta?: Trước đây, chúng ta căn cứ, sàng lọc người nhiễm virus qua những triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi. Nhưng ở virus chủng mới, đa số người bệnh đều không có triệu chứng cụ thể.
Do đó, người dân không nên có tâm lý chủ quan mà cần nghiêm chỉnh chấp hành khuyến cáo phòng dịch của Bộ Y tế, đeo khẩu trang thường xuyên. Đặc biệt, những người có lịch sử dịch tễ đi về từ vùng dịch hoặc liên quan ca mắc COVID-19 cần liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế, cơ quan y tế địa phương để kịp thời cách ly, xét nghiệm.
Trốn cách ly, khai báo thiếu trung thực : Thời gian gần đây, không ít trường hợp bị xử phạt vì trốn cách ly, khai báo thiếu trung thực. Đặc biệt là trường hợp bệnh nhân 2009 (N.T.K.A., 28 tuổi, ở chung cư The Garden Hill, Mỹ Đình, Hà Nội). Bệnh nhân này cùng con gái và người giúp việc được phát hiện mắc COVID-19 chiều 8/2.
N.T.K.A. đã bị phạt 15 triệu đồng về hành vi Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Tính từ 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 484 người mắc COVID-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, qua kết quả giải trình tự gene, nhiều bệnh nhân ở Quảng Ninh và Hải Dương SARS-CoV-2 chủng mới B117 từ Anh.
Đặc biệt, ngày 31/1, nhóm chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội), đã phát hiện người đầu tiên tại Việt Nam nhiễm biến chủng virus mới từ Nam Phi. Đó là chuyên gia từ Nam Phi nhập cảnh vào Việt Nam.
Các biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Do đó, chúng ta cần tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế, nhất là trong thời điểm dịp Tết Nguyên đán này.
Anh nông dân Việt với nhiều sáng chế khiến thế giới ngả mũ thán phục Không có bất cứ bằng cấp gì về kỹ thuật, chỉ học hết lớp 7, anh nông dân Phạm Văn Hát (SN 1972, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) đã mày mò sáng chế ra những máy móc phục vụ nông nghiệp khiến những ông chủ ở Israel, Mỹ, Hàn Quốc ngả mũ thán phục, mời sang làm chuyên gia với...