Hải Dương đề xuất làm đường vành đai gần 24.000 tỷ đồng
Đường vành đai 5 – Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương dài 52,7 km, dự kiến kinh phí đầu tư gần 24.000 tỷ đồng.
Để sớm triển khai tuyến đường này trong giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Hải Dương đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương giao UBND tỉnh Hải Dương thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 5 đoạn qua địa bàn tỉnh; hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho tỉnh để thực hiện phần xây lắp, tỉnh sẽ bố trí ngân sách để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Ảnh minh họa.
Theo địa phương này, việc triển khai đầu tư đường vành đai 5 qua địa bàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói riêng và vùng Bắc Bộ nói chung. Tuyến đường hoàn thành sẽ góp phần giải quyết tình trạng quá tải và mất an toàn giao thông cho các tuyến quốc lộ 37, 38, 17B, 5 và 18; góp phần mở rộng không gian phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hải Dương và các tỉnh trong Vùng Thủ đô Hà Nội.
Video đang HOT
Đường vành đai 5 đi qua 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2014.
Dự án có tổng chiều dài hơn 330 km nhằm hình thành vành đai giao thông liên kết các đô thị quan trọng của các tỉnh liền kề Thủ đô Hà Nội.
Hơn 90% học sinh TP.HCM trở lại trường trong ngày đầu học trực tiếp
Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, tỷ lệ học sinh khối 9 và 12 đi học trực tiếp trong hôm nay ở các trường đều đạt trên 90%, có trường đạt 98%.
Chiều 13/12, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Tại họp báo, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, trong ngày 13/12, thành phố có 80.927/89.239 học sinh lớp 9 đi học lại, đạt tỷ lệ 90,69%.
Đối với lớp 12, trong ngày đầu tiên đi học trực tiếp, số học sinh trở lại trường là 60.566/64.695 học sinh, đạt tỷ lệ 93,62%.
Số học sinh chưa tham gia học trực tiếp ở cả hai khối đa phần là học sinh thuộc diện F0, học sinh còn ở tỉnh, học sinh trong khu cách ly.
Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM.
Trong ngày 13/12, thống kê ở nhiều trường, tỷ lệ học sinh đi học lại rất cao. Tại Trường THCS Minh Đức (quận 1) có tới 98% học sinh khối 9 đi học trong ngày đầu tiên, tỷ lệ này ở Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) là 97%...
"Trong ngày hôm nay, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế cử 5 đoàn kiểm tra các trường ở quận 1, quận 5, quận 10... các trường đều đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đến thời điểm chiều nay (13/12) chưa phát hiện học sinh nào có vấn đề về sức khỏe hay nghi nhiễm", ông Dũng nói.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, toàn thành phố có 176/205 trường THPT có chuẩn bị đón học sinh học trực tiếp (gần 88%); 224/286 trường THCS toàn thành phố tổ chức học trực tiếp (tỷ lệ 74%).
Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, trong 2 tuần từ 13 - 25/12, thành phố sẽ tổ chức thí điểm dạy và học trực tiếp với học sinh khối 9, 12 trên địa bàn TP.HCM. Sau 2 tuần thí điểm, thành phố sẽ đánh giá, xem xét và quyết định việc tiếp tục, mở rộng dần đối tượng hoặc tổ chức dạy học trực tiếp toàn thành phố từ ngày 3/1/2022.
Tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp trong buổi học đầu tiên khá cao, có trường đạt 98%. Điều này cho thấy nhu cầu đi học trực tiếp của học sinh khối 9, 12 là rất lớn. Đồng thời cho thấy, phụ huynh học sinh đã tin tưởng vào phương án an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của các trường khi đón học sinh đi học lại.
TP.HCM: Huyện Củ Chi lùi thời gian đến trường của HS khối 9, 12 Do phụ huynh chưa yên tâm cho con đi học trở lại nên UBND huyện Củ Chi, TP.HCM quyết định lùi thời gian học trực tiếp trên địa bàn 1 tuần. Như vậy, học sinh khối 9, khối 12 sẽ trở lại trường từ 20-12.Trao đổi với PLO vào trưa 13-12, ông Trần Văn Toản, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Củ Chi, cho biết...