Hải Dương: Chuyện linh vật chó đá đặt ngồi trước cổng nhà dân cả trăm năm nay
Thờ chó đá là một phong tục tín ngưỡng đã tồn tại lâu đời, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung, người Hải Dương nói riêng.
Tiếc là qua thời gian, tục lệ này ngày càng bị mai một, bị các linh vật ngoại lai lấn lướt.
Phong tục lâu đời
Trong số 12 con giáp có tới 7 linh vật là những vật nuôi gần gũi với con người gồm: sửu (trâu), mão (mèo), ngọ (ngựa), mùi (dê), dậu (gà), tuất (chó), hợi (lợn). Nhưng chỉ có chó là linh vật được người Việt xưa tạc đá phổ biến để chôn (có ý kiến nói là bài trí) trước cổng nhà hoặc đặt trên bệ trước cửa đền phủ, miếu mạo, từ đường dòng họ…
Con chó đá trước cổng nhà bà Đặng Thị Huyền ở thôn Đồng Lại, xã Quyết Thắng ( huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) đã tồn tại từ bao đời nay
Chó đá ở nhà thường nhỏ, không to như ở các cơ sở thờ tự, song hầu hết đều được tạo tác trong tư thế phục mồi, trông coi nhà cửa.
Theo quan niệm của người Việt, chó là vật nuôi thông minh, tinh nhanh, canh giữ nhà rất tốt và đặc biệt luôn trung thành với chủ vô điều kiện. Những con chó bình thường chỉ coi giữ được trên dương thế, muốn canh giữ được phần âm thì phải “nuôi” chó đá.
Dân gian tin rằng việc thờ chó đá sẽ ngăn ngừa, xua đuổi được ma quỷ và có lẽ câu “chó cắn ma” mà người xưa vẫn thường nói cũng xuất phát từ đây.
Video đang HOT
Tục này có từ bao giờ thì đến nay chưa ai tìm ra. Chỉ biết rằng hình thức thờ chó đá đã tồn tại từ bao đời nay ở nhiều vùng, miền trên cả nước. Tại Hải Dương, tục thờ chó đá không còn phổ biến nhưng không ít gia đình và cơ sở thờ tự vẫn lưu giữ được tín ngưỡng này.
Trước cổng nhà bà Đặng Thị Huyền ở thôn Đồng Lại, xã Quyết Thắng ( Ninh Giang) có một con chó đá được tạc theo kiểu phục mồi, cao khoảng 25 – 30 cm. Bà Huyền không biết con chó được đặt ở đây từ bao giờ, chỉ nghe ông bà kể lại rằng nó đã có từ nhiều đời nay.
Trải qua thời gian, con chó đá trước cổng nhà bà Huyền cơ bản giữ nguyên được hiện trạng, dù một số chi tiết như mắt, mũi đã mờ và bị rêu phong bao phủ.
“Nghe ông bà bảo miếng đất nhà tôi nghịch. Các cụ trấn yểm và đặt con chó đá ở đây cho đất cát mát mẻ và để trông giữ cửa nhà cho gia đình. Thế nên dù đã nhiều lần tiến hành cải tạo nhà cửa, sân vườn, tường bao, đường đi lối lại thì gia đình tôi vẫn để nguyên con chó đá trước cổng, không dám dịch chuyển”, bà Huyền nói.
Một số cơ sở thờ tự còn thờ chó đá như đền thờ phúc thần Nguyễn Danh Nho ở thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng); đền thờ họ Trần ở thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn (Nam Sách); khu lăng thờ quan Tế tửu Quốc Tử giám Trần Xuân Yến ở thôn Tiền, xã An Châu (TP Hải Dương)… Tất cả đã chứng minh rằng tục thờ chó đá đã tồn tại trong tín ngưỡng văn hóa người Việt từ lâu đời.
Nghiên cứu để bảo tồn
Tác động của nhiều yếu tố đã làm cho những linh vật được tạo tác bằng đá đặt trong các cơ sở thờ tự hay các gia đình, nhất là chó đá không còn nhiều, ngày càng bị mai một.
Theo các cụ cao niên ở thôn Tiền, xã An Châu xưa có nhiều gia đình trong thôn chôn hoặc đặt một con chó đá ở trước cổng để canh nhà. Cách đây khoảng 2 thập kỷ, khi cổng ngõ, đường giao thông thôn xóm bắt đầu được xây dựng kiên cố, các gia đình đã mang chó ra gửi ngoài đình, đền.
Ngày trước, ở đền Mỹ Xá, xã Minh Tân (Nam Sách) có một đôi chó đá cao khoảng 1 m được đặt ngoài cổng, trong sân còn có 4 con chó đá nhỏ hơn. Nhân dân lập bát hương nơi những chó đá này ngự để thờ. Tiếc là những con chó đá này đã bị kẻ gian lấy cắp từ cách đây nhiều năm nên dân làng cũng bỏ hẳn tục thờ chó đá tại đền.
Theo ông Đặng Văn Lộc (TPHải Dương), một người am hiểu về lịch sử, hiện một số di tích đền, miếu vẫn còn chó đá cổ trước cổng hoặc bên trong khuôn viên nơi thờ tự, nhưng việc bảo tồn linh vật này chưa được quan tâm đúng mức.
Trong quá trình tôn tạo di tích hoặc đổ bê tông đường giao thông thôn, xóm, người dân vô tình để lớp bê tông dày lấp đi mất chân đế hoặc một phần dưới của chó đá, không giữ được hiện trạng ban đầu. Chó đá ở những cơ sở thờ tự như thế này thường cũng ít được bảo vệ, để rêu mốc vây bám hoen ố hoặc bị sứt mẻ một phần các chi tiết…
Trong khi việc bảo tồn chó đá chưa được quan tâm thì đáng buồn thay những linh vật ngoại lai đã ồ ạt vào nước ta. Đã từng có giai đoạn nhiều di tích đình, đền, chùa, công sở, thậm chí nhà dân rước sư tử đá về bày, thờ. Trong khi con vật này chủ yếu được người Trung Quốc dùng để canh lăng mộ. Thực trạng này đã làm méo mó, biến dạng hoặc mất đi nét đẹp tín ngưỡng văn hóa thuần Việt.
“Không phải ngẫu nhiên mà tục bài trí chó đá trước cửa nhà hoặc các cơ sở thờ tự được người Việt xưa coi trọng. Chó đá không đơn thuần chỉ có tác dụng trừ tà mà còn là một biểu tượng giáo dục lòng trung thành, sự tri kỷ, lối sống tình cảm, có trách nhiệm… Vậy nên cần sớm quan tâm bảo tồn tín ngưỡng này”, ông Đặng Văn Lộc nói.
Đồng quan điểm trên, tiến sĩ sử học Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc cho rằng chó là con vật biểu tượng cho sự gần gũi, dân dã, gắn bó mật thiết với người dân. Chó đá của người Việt mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác hẳn con tì hưu hay chó đá của người Trung Quốc vốn chỉ được bài trí trong cung đình, lăng mộ… Cần sớm có các công trình nghiên cứu để bảo vệ tập tục thờ chó đá nhằm giữ gìn nét đẹp tín ngưỡng văn hóa truyền thống của người Việt.
Vì sao hơn 200m đường ở TP. Hà Tĩnh thi công 17 tháng chưa xong!?
Đã 17 tháng trôi qua kể từ khi khởi công, dự án nâng cấp hơn 200m đường giao thông ngõ 19, đường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) vẫn còn dang dở...
Tuyến đường ngõ 19 mới đạt gần 80% tiến độ...
Công trình nâng cấp đường giao thông ngõ 19, đường Hà Huy Tập đi qua tổ dân phố 1 và 3 (phường Nam Hà) có chiều dài 205,19m, rộng 12m, trong đó lòng đường 6m với tổng mức đầu tư hơn 1,8 tỷ đồng.
Đây là dự án do UBND phường Nam Hà làm chủ đầu tư trên cơ sở nguồn cân đối ngân sách từ UBND thành phố Hà Tĩnh, Công ty CP Xây dựng Tân Hải Sơn (phường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh) thi công.
Dự án được khởi công cuối năm 2018 và có kế hoạch hoàn thành vào 30/6/2019. Tuy nhiên, đến nay đã 17 tháng trôi qua, vượt hơn gấp đôi thời hạn hợp đồng nhưng 205,19 m đường của dự án này vẫn chưa thi công xong, khiến việc đi lại gặp khó khăn cũng như mất mỹ quan phường trung tâm thành phố.
...mới hoàn thành các hạng mục về hệ thống mương cứng, san nền, đổ base
Điều đáng nói, công trình không phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, chỉ triển khai các hạng mục như làm mương cứng, san nền, rải thảm... nhưng tiến độ vẫn rất ì ạch.
Đến nay, công trình đã thi công khối lượng ước đạt gần 80% gồm các hạng mục như hệ thống mương cứng, san nền... Tuy nhiên, theo người dân ở đây phản ánh, từ đầu năm đến nay, công trình bị chững lại, không thấy nhà thầu thi công.
Ông Nguyễn Đình Hoàn - tổ trưởng tổ dân phố 3, phường Nam Hà cho biết: "Con ngõ này đi qua nhà văn hóa của khu phố, thi công đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến quá trình đi lại của người dân. Bà con trong tổ nhiều lần ý kiến và mong muốn tuyến đường được sớm hoàn thành".
Tuyến đường ngõ 19 dang dở, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân.
Trao đổi về nội dung này, Chủ tịch UBND phường Nam Hà Trần Xuân Sơn cho biết: "Công trình này được ghi vốn, thi công hoàn thành sẽ thanh toán đầy đủ cho đơn vị thi công. Trước thực trạng thi công chậm tiến độ của nhà thầu, chủ đầu tư đã nhiều lần đôn đốc, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Hiện nay, chủ đầu tư đang tiếp tục đề nghị nhà thầu hoàn thành công trình trong trung tuần tháng 6/2020 để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần xây dựng tổ dân phố kiểu mẫu, phường văn minh kiểu mẫu cũng như chào mừng đại hội Đảng bộ thành phố sắp tới."
Tháng 5, về Kim Liên nghe kể chuyện Bác Hồ Về Kim Liên trong những ngày tháng 5 lịch sử, cái nắng chói chang, khắp các ngả đường cờ hoa rợp một màu đỏ. Năm nay tròn 130 năm ngày sinh của Bác Hồ, tại đây chúng tôi được nghe những câu chuyện về Bác; nhưng câu chuyện cảm động, yêu thương về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân...