Hải Dương: Chuối xanh làm mâm ngũ quả giá bất ngờ tăng gấp đôi, cả làng trồng chuối nhà nào cũng bộn tiền
Gần Tết, thương lái ở nhiều nơi như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định…về tận vườn thu mua chuối tiêu hồng của người dân Tứ Kỳ ( Hải Dương).
Ông Nguyễn Văn Tân, thương lái ở quận Lê Chân (TP Hải Phòng) đến thu mua chuối tiêu hồng huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) cho biết loại chuối này được trồng nhiều nơi nhưng riêng ở Tứ Kỳ lại có ưu điểm nổi trội hơn.
Vỏ chuối có màu vàng sáng nhưng cuống vẫn xanh, ăn có vị ngọt thanh và thơm. Vì thế, giống chuối trên được nhiều người ưa thích, nhất là vào dịp Tết. Hiện khâu tiêu thụ chuối thuận lợi, có đến đâu bán hết đến đó .
Gia đình ông Vũ Văn Lượng, thôn Đồng Tâm (xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) thu lãi 50- 60 triệu đồng từ chuối tiêu hồng dịp Tết.
Gia đình ông Vũ Văn Lượng ở thôn Đồng Tâm (xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) đã nhiều năm trồng chuối tiêu hồng.
Video đang HOT
Từ lúc chỉ có hơn 1 sào, đến nay gia đình ông đã mở rộng lên gần 2 mẫu đất trồng chuối. Năm nay, gia đình ông có gần 500 buồng chuối tiêu hồng cho thu hoạch vào đúng dịp Tết, đạt 90% số cây trổ buồng.
Từ cuối tháng 12.2021, thương lái ở Hải Phòng đã về gia đình ông ký hợp đồng mua toàn bộ chuối trong vườn với giá 220.000- 250.000 đồng/buồng, cao gấp đôi so với năm ngoái. Trừ chi phí, gia đình ông thu lãi từ 50- 60 triệu đồng.
“Năm nay chuối có mẫu mã đẹp, giá bán cao nên người trồng không lo đầu ra”, ông Lượng nói.
Thôn Đồng Tâm có diện tích trồng chuối tiêu hồng nhiều nhất xã Tiên Động với hơn 100 ha. Hộ trồng ít cũng vài sào, hộ trồng nhiều đến vài mẫu.
Cách đây 4 năm, người dân tận dụng diện tích đất bãi ven sông Luộc bỏ hoang, cải tạo để trồng chuối tiêu hồng.
Chuối được trồng vào tháng 2 âm lịch. Đến tháng 7, chuối bắt đầu trỗ hoa, đầu tháng 9 âm lịch khi quả bắt đầu lớn phải dùng nilon màu xanh bọc xung quanh buồng để tránh sương muối, ánh sáng trực tiếp.
Vựa chuối tiêu hồng lớn nhất huyện Tứ Kỳ ở thôn Tân Hợp (xã Phượng Kỳ) cũng tấp nập người ra vào. Năm nay chuối Tết ở đây được mùa, được giá.
Hầu hết các vườn chuối đều được thương lái đặt mua từ 250.000- 300.000 đồng/buồng, cao gấp đôi so với năm ngoái. Với giá bán này, trừ chi phí mỗi sào người dân thu lãi từ 50-100 triệu đồng.
Gia đình ông Vũ Quang Trung có gần 1 mẫu chuối tiêu hồng đang cho thu hoạch. Ông Trung phấn khởi nói: “Chuối Tết đã được thương lái đặt mua nên gia đình tôi không phải đi bán lẻ như mọi năm. Dự kiến năm nay gia đình tôi thu lãi 40 triệu đồng từ chuối tiêu hồng”.
3 tỉnh cùng hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Yên Tử là Di sản Thế giới
3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang vừa ký biên bản cam kết hoàn thành hồ sơ khoa học trong năm 2022 để trình UNESCO công nhận Yên Tử là Di sản Thế giới.
Ngày 24.1, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương này vừa phối hợp với 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang ký biên bản cam kết hoàn thành hồ sơ khoa học trong năm 2022 để trình UNESCO công nhận Yên Tử là Di sản Thế giới.
Khi chưa có dịch Covid-19, mỗi năm Yên Tử đón hàng chục vạn lượt khách hành hương. Ảnh N.H
Theo đó, 3 tỉnh trên sẽ phối hợp hoàn thiện hồ sơ lần thứ nhất đề cử trình Bộ VH-TT-DL trước ngày 30.7.2022; hoàn thiện hồ sơ lần 2 đề cử trình UNESCO thẩm định trước ngày 30.9.2022 và hoàn thiện hồ sơ đề cử chính thức trình lên UNESCO Paris trước ngày 31.12.2022.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là một hệ thống hơn 70 điểm di tích, được cấu thành từ 4 cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gồm: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (TX.Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) hình thành nên không gian tôn giáo, văn hóa đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm. Trong đó, ấn tượng nhất là núi Yên Tử cao 1.068 m so với mực nước biển, nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh, với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng, đã được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên.
Lễ hội Xuân Yên Tử luôn là sự kiện độc đáo, hấp dẫn du khách. Ảnh N.H
Trước đó, vào tháng 1.2021, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giao UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và các cơ quan liên quan thực hiện các bước xây dựng hồ sơ đề cử "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử" trình UNESCO xem xét, ghi vào Danh mục Di sản Thế giới theo quy định của Công ước Di sản Thế giới 1972 và pháp luật về di sản văn hóa.
Sau đó, Bộ VH-TT-DL đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam xây dựng Hồ sơ đề cử "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử" trình UNESCO xem xét, ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
Hải Dương: Cả làng ra đồng hì hục đào loại cây cảnh này, đem buộc kín cho thương lái chở vào miền Nam Năm nào cũng vậy, cứ trước Tết nguyên đán khoảng chục ngày là người dân xã Gia Xuyên, TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) lại nô nức đào gốc, buộc cây hoa đào tết để cho thương lái chuyển đào miền Nam bán dịp tết. Bí kíp để hoa đào nở đúng tết Ghi nhận của PV Báo điện tử Dân Việt, tại...