Hải Dương bác tin giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bị đình chỉ công tác
Hải Dương khẳng định thông tin giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương bị đình chỉ công tác vì làm thất lạc, nhầm lẫn nhiều mẫu dương tính COVID-19 là thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận.
Lãnh đạo huyện Cẩm Giàng kiểm tra công tác kiểm soát người ra vào địa bàn – Ảnh: HOÀNG KẾ
Tối 17-2, ông Nguyễn Quang Phúc – trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương – khẳng định thông tin cho rằng giám đốc CDC tỉnh Hải Dương bị đình chỉ chức vụ do để xảy ra tình trạng thất lạc, nhầm lẫn rất nhiều mẫu dương tính COVID-19 là thông tin bịa đặt.
Trước đó, xuất hiện thông tin ông Phạm Duy Tuyến – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương – bị đình chỉ chức vụ và điều động một người khác từ Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương lên thay.
Nguyên nhân đã để xảy ra tình trạng thất lạc, nhầm lẫn rất nhiều mẫu dương tính COVID-19 trên địa bàn dẫn đến người bệnh “lông nhông” ngoài đường, không liên hệ được.
Ông Phúc nhấn mạnh đây hoàn toàn là thông tin bịa đặt, không có cơ sở, thiếu chính xác, gây nhiễu loạn, hoang mang dư luận.
Theo ông Phúc, căn cứ vào tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang có diễn biến phức tạp, do yêu cầu công tác bộ phận xét nghiệm dịch tễ nên cần phải tăng cường nhân sự vì số người cần phải lấy mẫu bệnh phẩm và số mẫu bệnh phẩm còn khá nhiều nên Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh ban hành quyết định huy động thêm TS Trần Quang Cảnh – chủ tịch hội đồng Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương – đến CDC Hải Dương để cùng tham gia điều hành hoạt động phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất trưng dụng TS Trần Quang Cảnh đến CDC Hải Dương để hỗ trợ công tác, tăng tiến độ xét nghiệm các mẫu COVID-19 kể từ ngày 9-2 cho đến khi khống chế được dịch bệnh.
Video đang HOT
“Hiện anh Tuyến vẫn đang là giám đốc CDC Hải Dương và đang điều hành mọi hoạt động của CDC Hải Dương” – ông Phúc nhấn mạnh.
Trong ngày 17-2, ông Phạm Xuân Thăng – bí thư Tỉnh ủy Hải Dương – cũng làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Cẩm Giàng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại đây.
Tại buổi làm việc, ông Thăng ghi nhận những cố gắng của huyện Cẩm Giàng trong công tác phòng chống dịch COVID-19 song cũng thẳng thắn phê bình Ban thường vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của huyện vẫn còn thiếu quyết liệt, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách địa bàn chưa rõ nên để xảy ra tình trạng người dân ở nhiều khu cách ly tập trung, địa bàn bị phong tỏa, cách ly y tế đi lại tự do, tập trung đông người, một số trường hợp bị lây nhiễm tại đây.
Ông Thăng nhấn mạnh việc thực hiện cách ly toàn tỉnh chỉ còn 14 ngày, đây là quãng thời gian vô cùng quan trọng đối với huyện Cẩm Giàng nên cần quyết liệt vào cuộc để chạy đua từng ngày, từng giờ kiểm soát, khống chế đẩy lùi dịch bệnh.
“Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, nhân lực để huyện phòng chống dịch. Cả hệ thống chính trị của huyện cần làm thật tốt, hiệu quả công tác tuyên truyền cả mặt tích cực và tiêu cực để người dân nhận thức rõ mối nguy hiểm của dịch bệnh” – ông Thăng nhấn mạnh.
Quân khu 3 hỗ trợ Hải Dương quản lý cách ly, tránh lây nhiễm chéo Covid-19
Bộ Tư lệnh Quân khu 3 sẽ cử cán bộ xuống làm việc trực tiếp với tỉnh để hỗ trợ nơi cách ly và việc quản lý cách ly tránh lây nhiễm chéo Covid-19.
Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến của thường trực Chính phủ với các tỉnh, thành về công tác chống Covid-19 chiều 15/2 (mùng 4 Tết), Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái cho biết, ổ dịch lớn nhất tại TP Chí Linh đã được kiểm soát, các ca nhiễm mới đều ở trong khu cách ly.
Giãn cách khắt khe hơn với huyện Cẩm Giàng
Một số địa bàn như Nam Sách, Kinh Môn xuất hiện các ca nhiễm mới nhưng cũng nằm trong khu vực bị phong tỏa. Tuy nhiên, tại huyện Cẩm Giàng mặc dù đã thực hiện phong tỏa nhưng có những diễn biến phức tạp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái
Hiện tình hình dịch tại Hải Dương đã lây lan ra 11/12 huyện. Vì vậy, tỉnh đã quyết định giãn cách toàn tỉnh trong 15 ngày từ 0h ngày 16/2 theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
"Riêng đối với huyện Cẩm Giàng, chúng tôi gọi là giãn cách theo Chỉ thị 16 , tức là làm căng thẳng hơn, khắt khe hơn, khóa chặt một số nơi dịch lây lan như các khu công nghiệp", Chủ tịch tỉnh Hải Dương nhấn mạnh.
Chiều nay, Hải Dương cho giải tỏa khu cách ly ở trường Trung cấp nghề Việt Nam - Canada, trường tiểu học Chu Văn An. Đây là nơi cách ly hơn 2.300 công nhân của Công ty Poyun. Các trường hợp cách ly tại đây sẽ được đưa đến điểm khác để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Chủ tịch tỉnh Hải Dương đề nghị Quân Khu 3 hỗ trợ giải tỏa 700 - 800 công nhân Công ty Poyun còn lại ở các khu cách ly dân sự, cũng như hỗ trợ địa điểm cách ly, việc vận hành các khu cách ly có quy mô lớn từ 100 người trở lên trong thời gian tới.
Nghe vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liền yêu cầu: "Riêng vấn đề cách ly tập trung, Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 phải đảm nhận vấn đề này. Việc này phải do quân đội điều hành, không để cách ly dân sự nữa".
Đại diện Bộ Quốc phòng ngay sau đó cho biết, ngay ngày hôm qua (14/2), Bộ đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 3 cử cán bộ xuống làm việc trực tiếp với tỉnh Hải Dương để hỗ trợ quản lý khu cách ly và sẵn sàng phương án cách ly theo đề nghị của tỉnh.
Hiện Bộ Quốc phòng phối hợp với các địa phương đang thực hiện cách ly 61 điểm với hơn 4.000 người. Bộ đội Biên phòng cũng đang làm tốt công tác phòng chống dịch các tuyến biên giới.
TP.HCM sẵn sàng khu cách ly 10 nghìn giường
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết , trong 4 ngày từ 11- 14/2, đã có 6.551 người được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả có 6.504 người âm tính, còn 47 người đang chờ kết quả.
TP.HCM cũng đã triển khai sẵn sàng khu cách ly tập trung tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, ký túc xá Đại học ngoại ngữ và tin học TP.HCM và Học viện Chính trị khu vực II, Bệnh viện Ung bướu. Tổng công suất khoảng 10 nghìn giường.
TP.HCM cũng tạm dừng toàn bộ các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí, các cơ sở kinh doanh dịch vụ như phẫu thuật thẩm mỹ, massage, xông hơi, sân khấu, rạp chiếu phim... Các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống tăng cường hình thức giao đồ tại nhà, không phục vụ cùng lúc quá 30 người trở lên. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, phật tử.
Cuộc họp chiều 15/2
Thành phố cũng yêu cầu toàn bộ người dân hạn chế tối đa việc thăm hỏi, chúc tết, họp mặt. Khi ra khỏi nhà phải mang khẩu trang; vận động cán bộ công chức không về quê ăn tết để kịp thời ứng phó với các tình huống dịch bệnh phát sinh, cũng như bảo đảm an toàn cho gia đình và cộng đồng. Học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2, học trực tuyến để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học.
Về một số giải pháp thời gian tới, ông Phong cho biết, TP kiên trì nguyên tắc chống dịch ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoan vùng, dập dịch; khẩn trương điều tra, truy vết người tiếp xúc nếu phát hiện thêm ca nhiễm trong cộng đồng; khoanh vùng, dập dịch triệt để.
Cùng với đó, yêu cầu người dân thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế, trong đó thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, xử phạt nghiêm việc không chấp hành đeo khẩu trang.
Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền để tất cả người dân thành phố cài đặt phần mềm bluezone góp phần truy vết ca nhiễm khi ngành y tế có yêu cầu (hiện nay mới đạt 7,2 triệu/12 triệu thuê bao điện thoại di động) cài phần mềm.
Toàn quốc: Xét nghiệm, giám sát sức khoẻ người về từ Cẩm Giàng, Hải Dương Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xét nghiệm, giám sát sức khoẻ những người từng đi, đến, về từ huyện Cẩm Giàng. Chiều 15/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tích cực...