Hai du khách hồn nhiên khắc chữ ‘A + T’ lên đền thiêng 1.300 tuổi
Hai du khách bị bắt gặp khắc tên viết tắt của mình lên tường của ngôi đền Maya 1.300 tuổi ở Guatemala.
Hai vị du khách bị bắt gặp khi đang khắc chữ “A T” lên tường của đền Tikal Temple II ở thành cổ Tikal, một trong những di tích khảo cổ lớn nhất của người Maya ở Mesoamerica.
Nằm gần thành phố Flores ngày nay thuộc vùng Peten phía Bắc Guatemala, Tikal được thành lập vào năm 732 sau Công nguyên.
Đền Tikal Temple II là một phần của Vườn quốc gia Tikal của Guatemala. Vào năm 1979, ngôi đền đã được tuyên bố là Di sản Thế giới Unesco.
Du khách khắc chữ “A T” lên tường của đền Tikal Temple II. Ảnh: Facebook.
Người nhìn thấy hai du khách khắc tên là một cư dân địa phương có tên Vinicio Alba Ruiz – vốn làm việc tại khu đền. Anh cho biết hai du khách tỏ ra không vui khi anh nhắc nhở về hành động thiếu ý thức của họ. Tên tuổi và gốc gác của những khách du lịch này vẫn chưa được công bố.
“Tôi thấy họ đang khắc lên tường của Temple II. Khi tôi hỏi họ đang làm gì, họ bực bội và có vẻ cảm thấy bị xúc phạm. Nếu bạn tới di tích này, bạn phải tôn trọng các luật lệ. Những luật lệ đó không cần giải thích thêm, nó là lẽ thường”, Alba Ruiz viết trên Facebook.
Anh cho biết thêm: “Chúng tôi cần tuyển thêm nhân viên để trông coi di sản này”.
Ảnh: Getty.
Đền Tikal Temple II là một phần của Vườn quốc gia Tikal của Guatemala. Vào năm 1979, ngôi đền đã được tuyên bố là Di sản Thế giới Unesco.
Bộ Du lịch Guatemala đã phát một tuyên bố về vụ việc và yêu cầu Bộ Văn hóa và Thể thao – vốn quản lý công trình di sản này, truy cứu trách nhiệm của các du khách nói trên.
Theo Luật Bảo vệ Di sản Văn hóa của Guatemala, đối tượng phá hoại các di tích cổ sẽ bị phạt từ 13.000 – 130.000 USD cũng như án tù từ 6 – 9 năm.
Theo news.zing.vn
Cung điện cổ vờn mây trên đỉnh cột đá khổng lồ
Nằm trên đỉnh tảng đá khổng lồ cao hơn 300 m, Sigiriya là một trong những di tích lịch sử có giá trị nhất của Sri Lanka.
Sigiriya là một trong những di tích lịch sử có giá trị nhất của Sri Lanka. Được người dân địa phương gọi là kỳ quan thứ tám của thế giới, khu phức hợp pháo đài cổ này có tầm quan trọng đối với khảo cổ học và thu hút hàng nghìn khách du lịch ghé thăm mỗi năm.
Cung điện nằm ở trung tâm hòn đảo, trên một cao nguyên đá khổng lồ, giữa thị trấn Dambulla và Habarane. Cao nguyên đá Sigiriya được hình thành từ magma của ngọn núi lửa đã tắt, cao hơn 200 m so với địa hình của những cánh rừng xung quanh và 370 m so với mực nước biển.
Khu phức hợp pháo đài gồm một cung điện đổ nát với những công trình lớn, khu vườn, ao hồ, lối đi và đài phun nước bao quanh. Vùng đất này đã tách biệt với thế giới bên ngoài hàng nghìn năm.
Vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, cao nguyên đá Sigiriya được xây dựng thành tu viện. Đến thế kỷ 5 sau Công nguyên, đức vua Kasyapa quyết định biến nơi đây thành dinh thự hoàng gia. Sau khi nhà vua qua đời, nơi đây tiếp tục đóng vai trò là một tu viện cho tới khi bị bỏ hoang vào thế kỷ 14.
Lối vào chính của lâu đài nằm ở phía bắc của cao nguyên đá, được thiết kế tựa hình dáng sư tử đá khổng lồ. Phần chân của sư tử đá còn tồn tại cho đến ngày nay. Phần cơ thể phía trước đã bị phá hủy. Tên gọi Sigiriya có nguồn gốc từ tượng sư tử này (Sihagri trong tiếng địa phương có nghĩa sư tử đá).
Tường phía tây Sigiriya gần như được bao phủ bởi những bức bích họa dưới triều đại vua Kasyapa. 18 bức bích họa còn tồn tại cho đến ngày nay. Các bức bích họa mô tả những người phụ nữ khỏa thân. Dân gian cho rằng đây là hình tượng vợ của nhà vua Kasyapa hoặc cũng có thể là những nữ tư tế (người kết nối người trần với đấng tối cao) đang tiến hành nghi thức tôn giáo.
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của Sigiriya chính là bức tường gương. Ngày xưa, bức tường được đánh bóng kỹ lưỡng tới mức nhà vua có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình. Bức tường được sơn vẽ câu đối, bài thơ... của những vị khách ghé thăm Sigiriya. Dòng chữ cổ nhất có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Ngày nay, hành vi này đã bị nghiêm cấm nhằm gìn giữ và bảo tồn những giá trị cổ.
Việc xây dựng những pháo đài trên cao nguyên đá đòi hỏi kỹ thuật cao và tân tiến. Những khu vườn phía tây cao nguyên đá có niên đại cổ xưa nhất trên thế giới được xây dựng hệ thống thủy lợi phức tạp, gồm kênh đào, hồ, đập, cầu và hệ thống nước ngầm. Khu phức hợp cung điện và pháo đài được công nhận là một trong những ví dụ điển hình nhất về đô thị cổ đại. UNESCO đã tuyên bố Sigiriya là Di sản Thế giới năm 1982
Vân Anh
Theo news.zing.vn
Đài phun nước hứng hơn 4.000 USD mỗi ngày từ du khách Du khách đến đài phun nước Trevi thường ném đồng xu để cầu may. Số tiền được ném vào mỗi ngày có thể lên tới 4.000 USD. Ảnh: Hddmvn. "Chuyến đi tới Rome sẽ chẳng trọn vẹn nếu bạn chưa ghé thăm Fontana di Trevi hay nói ngắn gọn là đài phun nước Trevi", một tài khoản nhận xét trên diễn đàn du...