Hai động lực hỗ trợ giá vàng từ nay đến cuối năm
Triển vọng thị trường vàng từ nay đến cuối năm được đánh giá khá sáng sủa, với 2 động lực chính hỗ trợ giá là nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng đều trong xu hướng tăng.
Nhu cầu vàng trang sức được dự báo tăng trong những tháng cuối năm nay. Ảnh: Đ.T
Triển vọng tăng trước áp lực lạm phát
Giá vàng khó bật tăng mạnh trong gần 2 tháng trở lại đây khi sức khỏe của USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Các nhà đầu tư cũng từng bước theo dõi tín hiệu chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giới phân tích tài chính dự đoán, vàng sẽ tiếp tục chịu áp lực trong môi trường thắt chặt của Fed, với nhiều khả năng Fed sẽ bắt đầu giảm các biện pháp kích thích.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi, Fed sẽ cân nhắc việc liệu nền kinh tế có đủ vững mạnh để bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích kinh tế hay không.
Trường hợp thu hẹp, theo các nhà phân tích tài chính, Fed sẽ chưa thu hẹp ngay lập tức chương trình mua trái phiếu quy mô lớn. Trong tháng này, Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell có thể đánh đi tín hiệu về khả năng cắt giảm chương trình nới lỏng tiền tệ sắp tới. Trước đó, ông Powell từng phát biểu rằng, Fed có thể bắt đầu thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay.
Nhưng nếu nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu đi, thì Fed có thể sẽ lùi thời điểm bắt đầu giảm dần chương trình hỗ trợ nền kinh tế đến cuối năm 2021 hoặc sang đầu năm 2022, đồng thời, chưa thể sớm tái tăng lãi suất USD. Vì vậy, vàng còn động lực tăng trong thời gian tới đây.
Đáng chú ý, theo đánh giá của giới phân tích tài chính, Fed sẽ không thể ngăn lạm phát gia tăng. Lạm phát gia tăng có thể dẫn đến lạm phát đình trệ khi tiêu dùng toàn cầu giảm. Hiện tại, các nhà đầu tư không hoàn toàn tin rằng, lạm phát đình trệ là kịch bản có thể xảy ra trong tương lai, nhưng điều này có thể nhanh chóng thay đổi. Lạm phát lõi, không gồm giá thực phẩm, năng lượng dễ biến động, là thước đo lạm phát ưa thích của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Báo cáo cũng cho thấy, chi tiêu cá nhân tăng 0,6%, trong khi thu nhập cá nhân giảm 1% trong tháng 9/2021. Tiêu dùng cá nhân thực tế của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng 9/2021, sau khi tăng 0,6% trong tháng trước đó.
Video đang HOT
Vàng luôn được cho là hàng rào chống lại lạm phát và theo ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty SJC Phú Thọ, một khi lạm phát tăng, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư trên thế giới sẽ tìm đến “hầm trú ẩn” vàng. Fed đặt mục tiêu lạm phát 2%/năm, Oxford Economics dự đoán giá năng lượng có thể khiến tỷ lệ lạm phát tăng lên 5,1%.
Mãi lực vàng tăng trở lại vào cuối năm
Triển vọng thị trường vàng trong thời gian còn lại của năm 2021 được đánh giá là khá sáng sủa. Có hai động lực chính hỗ trợ xu hướng gia tăng của giá vàng. Đó là nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng.
Bà Louise Street, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết, lượng bán ra tương đối khiêm tốn từ các quỹ ETF vàng đã có tác động không đồng đều đến các số liệu của năm nay, tác động tiêu cực hơn ở hầu hết các thị trường. “Lượng vàng bán ra này chính là một phần của bức tranh rộng lớn hơn. Cách đây 1 năm, các nhà đầu tư đổ xô mua vàng, tìm kiếm tài sản trú ẩn trước đại dịch. Các ETF vàng đặc biệt được hưởng lợi nhờ luồng dịch chuyển này khi gia tăng thêm hơn 1.000 tấn trong 3 quý đầu năm 2020. Trong khi các nhà đầu tư ETF tiếp tục bán trong năm nay, thì lượng vàng bán ra vẫn ở mức khiêm tốn”, bà Louise nói.
Cũng theo bà Louise, đã có những tín hiệu tích cực trong các lĩnh vực còn lại của thị trường vàng, nhất là nhu cầu đối với vàng được sử dụng trong ngành trang sức, công nghệ tăng mạnh. Đây là điều đáng mừng, bởi ít nhất nó là một phần kết quả của sự phục hồi kinh tế toàn cầu nói chung. Tương tự, các ngân hàng trung ương vẫn là người mua ròng và đầu tư vào vàng miếng có xu hướng gia tăng.
Theo dữ liệu từ WGC, nhu cầu vàng trong quý III/2021 giảm 7% so với quý III/2020. Tuy nhiên, dòng tiền chảy ra khỏi các quỹ ETF là yếu tố chính tác động đến giá vàng. Trong đó, nhu cầu vàng làm đồ trang sức tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đã mua 69 tấn vàng dự trữ so với 10 tấn trong cùng kỳ năm 2020.
“Về tương lai, chúng tôi cho rằng, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao và ngân hàng trung ương sẽ giảm thiểu thiệt hại từ các ETF. Nhu cầu vàng trang sức sẽ tiếp tục vượt các mức của năm ngoái, song nhu cầu đầu tư nói chung sẽ giảm hơn trong năm nay, mặc dù nhu cầu đối với vàng miếng”, bà Louise nói.
Trong khi đó, ông Huỳnh Trung Khánh cho rằng, mức giá đang giao dịch quanh ngưỡng 1.780 USD/ounce hiện nay cũng là cơ hội để các quỹ đầu tư và nhà đầu cơ trên thế giới mua vào chờ cơ hội tăng giá, bởi trong dài hạn, còn nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực lên mặt hàng kim loại quý này. Nhưng quan trọng nhất lúc này là vấn đề trần nợ công của Mỹ. Điều này sẽ tác động tích cực lên thị trường vàng và giá mặt hàng này còn được dự báo không khó để tái lập mức giá 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, theo ông Khánh, vì chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới còn ở mức trên 9 triệu đồng/lượng, nên dù mặt hàng vàng còn triển vọng, song rót vốn vào vàng vẫn khá rủi ro. Đó cũng là một lý do làm giao dịch vàng ở thị trường trong nước khá trầm lắng.
Giá vàng hôm nay 6/11: Lãi suất USD thấp, vàng tăng vọt
Giá vàng tiếp tục đi lên trong bối cảnh Cục Dụ trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì mức lãi suất thấp hiện tại.
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 31/10, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 58 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,65 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 58,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,7 triệu đồng/lượng (bán ra) tại TP.HCM.
Giá vàng tại SJC niêm yết ở mức 58,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,77 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 58,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,75 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng hôm nay
Giá vàng quốc tế
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay tại Mỹ tăng 22,5 USD lên 1.791,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex New tăng nhẹ hơn 1 lên 1.794,5 USD/ounce.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước khoảng hơn 8,9 triệu đồng/lượng.
Chính sách tiền tệ siêu lỏng của Mỹ đã giúp vàng tăng giá mạnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, khi lãi suất thấp làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ các tài sản không sinh lời.
Vàng vẫn thường được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát, song việc Fed thu hẹp gói kích thích và tăng lãi suất sẽ thúc đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và làm gia tăng chi phí nắm giữ vàng.
Trong một cuộc họp báo sau cuộc họp của Fed, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng ông dự báo lạm phát tiếp tục tăng do các vấn đề nguồn cung chưa được giải quyết, nhưng giá cả sẽ bắt đầu dịu đi vào khoảng giữa năm 2022.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, thâm hụt kim ngạch thương mại nước này tăng 11,2% trong tháng 9, lên mức kỷ lục 80,9 tỷ USD. Thâm hụt thương mại đã là lực cản đối với tăng trưởng GDP của Mỹ trong 5 quý liên tiếp.
Giá vàng còn nhận được lực đẩy từ nhu cầu vàng vật chất mạnh mẽ, khi lễ hội Ánh sáng Diwali tại Ấn Độ thường thúc đẩy doanh số.
Dự báo giá vàng
Giá vàng thế giới tăng mạnh trở lại nhờ lực cầu bắt đáy sau khi đã giảm khá mạnh trong phiên trước đó. Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ (Australia) dự báo giá vàng sẽ giảm vào năm 2022 khi đà phục hồi kinh tế mạnh lên.
Michael Langford, Giám đốc công ty tư vấn AirGuide dự báo vàng sẽ giao dịch trong khoảng từ 1.750-1.800 USD/ounce. Vàng thường được hỗ trợ khi lãi suất ở mức thấp bởi nó làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Giá vàng hôm nay 3/11: Siết chặt tiền tệ, vàng giảm giá Giá vàng hôm nay 3/11 trên thị trường quốc tế chịu áp lực giảm giá trong bối cảnh giới đầu tư chờ những tín hiệu chính sách tiền tệ từ Fed. Giá vàng trong nước Kết thúc phiên giao dịch 2/11, giá vàng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào...