Hai diễn viên tuổi Thân: Yêu nghề, yêu vợ thương con
Cùng tuổi Thân (1968), đều là những nghệ sĩ nổi tiếng, nhưng trong khi cuộc sống của Đức Khuê khá bình lặng thì cuộc đời Quang Thắng lại gặp nhiều sóng gió.
Diễn viên Đức Khuê
Đức Khuê đến với sân khấu kịch khá tình cờ. Năm 1990, anh tốt nghiệp Đại học Thương mại nhưng lại không làm việc theo “chuyên ngành đã được đào tạo” mà Đức Khuê lại xin vào làm việc tại Nhà hát Tuổi Trẻ với công việc ban đầu là bảo vệ, soát vé.
Hằng ngày, tiếp xúc với các nghệ sĩ của Nhà hát, làm việc trong không gian thấm đẫm những cảnh đời, những kiếp người, những phút thăng hoa, những niềm vui, lòng yêu nghề của mọi người qua các vai diễn… Đức Khuê dần “cảm” môn nghệ thuật này tự lúc nào.
Anh may mắn đỗ khóa đào tạo diễn viên của Nhà hát (1990-1994) và sau khi tốt nghiệp, Đức Khuê công tác tại đây cho đến nay.
Trên sân khấu, trong phim hay ngoài đời đều vậy, Đức Khuê lúc nào cũng xuất hiện với dáng vẻ lù khù nhưng cực kỳ chỉn chu, đôi mắt tinh nghịch giấu sau cặp kính cận dày, cánh mũi nở to và nụ cười hề hề quen thuộc. Có lẽ cũng bởi điệu bộ ấy mà lúc nào anh cũng được mời đóng những vai lơ ngơ khù khờ, ra đường không bị người khác bắt nạt thì kiểu gì về nhà cũng sợ vợ.
Đức Khuê bảo ngay từ ngày mới mon men đến với nghề diễn, anh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ chuyên vào các vai hài, nhưng không hiểu sao lại toàn được mời đóng các vai như thế, đành chỉ biết tặc lưỡi ậm ừ: “Chắc tại… ngoại hình mình nó hợp”.
Đức Khuê thường vào những vai lù khù trong các phim hài.
Vừa tếu, vừa chia sẻ khá nghiêm túc, Đức Khuê cho rằng vợ chồng anh đã may mắn khi gia cảnh hai bên có những điểm khá tương đồng nhau. Sự tương đồng trong văn hóa gia đình, trong thói quen, trong quan niệm sống… khiến anh có thể thích nghi, hòa nhập nhanh hơn, dễ dàng hơn và thoải mái hơn với gia đình nhà vợ mà không gặp những trở ngại, rào cản nào đáng kể.
Bố đẻ anh đã qua đời mấy năm nay, chỉ còn mẹ anh thì bà lại chuyển về quê gần chùa Thầy sống cho yên tĩnh và thanh cảnh. Vì thế, ngoài những dịp cuối tuần, vợ chồng anh cho hai cháu về thăm bà nội thì gia đình anh cũng có cơ hội gần nhà vợ hơn vì bố mẹ vợ của anh ở ngay trong phố.
Đức Khuê nổi tiếng là người yêu vợ con.
Video đang HOT
Trở về với cuộc sống, anh cũng có cái uy của người chồng, người cha, lúc cần nghiêm cũng nghiêm, cần cáu cũng cáu, nhưng chả lâu bao giờ, mà vợ con anh hình như cũng chả… sợ. Được cái, người bạn đời của anh cũng là người hay cười, có khi cười nhiều hơn cả anh nên không khí gia đình lúc nào cũng vui như Tết.
Diễn viên Quang Thắng
Quang Thắng có tên đầy đủ là Đặng Quang Thắng, anh sinh ra và lớn lên tại thành phố Hoa phượng đỏ (Hải Phòng). Tuổi Thân, mũi to, biệt danh “Thắng vẹo”, Quang Thắng có một ngoại hình hơi… dị tướng. Không biết có phải vì thế hay không mà cuộc đời anh cũng không hề phẳng lặng. Cười trên sân khấu nhưng ngoài đời anh thường xuyên rơi vào tình cảnh không thể khóc được và cười không nổi.
Trước khi trở thành người nổi tiếng, con đường sự nghiệp của anh “Táo Kinh tế” cũng gian nan, vất vả. Tới tận bây giờ anh không quên được những ngày hàn vi từng phải lăn lộn bon chen để kiếm tiền ăn học và theo nghề. 18 tuổi, Thắng thi đỗ vào khoa nghệ thuật Hải Phòng. Ra trường, anh về Đoàn kịch Hải Phòng công tác được một thời gian thì thi đỗ trường Đại học Sân khấu điện ảnh. Những năm 90, mà kịch bắt đầu bị “thất sủng” thì Thắng vẫn là một chàng trai nghèo “rớt mùng tơi”.
Ngày lên Hà Nội nhập học anh chỉ có vài đồng bạc dắt theo người, tiền học phí, tiền ăn tiêu đều phải xin gia đình. “Thế nhưng thân thằng con trai sức dài vai rộng không thể cứ bám mãi vào cha mẹ già nên tôi phải nghĩ kế sinh nhai”. Thế là việc gì Thắng cũng nhận làm, nào là lơ xe chạy tuyến Hà Nội – Hải Phòng, nào là buôn quần áo từ cửa khẩu về, không việc gì mà anh chàng mũi to nề hà.
Quang Thắng nổi tiếng với vai Táo Kinh tế trong chương trình Táo Quân.
Sau khi đã quen với nhịp sống ở đất Hà Nội, nhờ bạn bè giới thiệu, Quang Thắng được cầm chân chạy đèn trong đoàn phim, rồi làm diễn viên quần chúng lướt qua màn hình vài giây. Những việc ấy anh chỉ được nhân thù lao bèo bọt, thậm chí chẳng đủ tiền tàu xe, nước nôi nhưng nó giúp anh làm quen với nghệ thuật, phim ảnh và được gặp gỡ những diễn viên, đạo diễn nổi tiếng. Trong số những “quý nhân phù trợ” của Quang Thắng, phải kể tới nghệ sĩ Quốc Khánh, đạo diễn Khải Hưng là những người đầu tiên cho Quang Thắng được cơ hội lên màn ảnh và giúp anh từ một nghệ sĩ “quèn” trở thành anh Thắng “mũi to” nổi tiếng trên “Gặp nhau cuối tuần”.
Thời gian ấy, Quang Thắng cùng với Vân Dung, Quốc Khánh, Công Lý, Xuân Bắc… đã làm nên thời kỳ huy hoàng của chương trình “Gặp nhau cuối tuần”. Sau này, khi chương trình không còn nữa thì cái tên Thắng “mũi to” vẫn gây được hiệu ứng lớn trong lòng công chúng. Thắng liên tục xuất hiện trên các kênh, các chương trình truyền hình, các đĩa hài rồi cho tới việc chạy sô tới các tỉnh miền Trung tới miền Bắc. Nhất là mấy năm gần đây, Thắng “mũi to” còn có thêm biệt danh mới là “Táo kinh tế” khi trở thành gương mặt quen thuộc trên chương trình “Gặp nhau cuối năm”.
Mặc dù nổi tiếng ở lĩnh vực hài nhưng ở Đoàn kịch Hải Phòng, Thắng vẫn thường xuyên được phân vai chính kịch. Chẳng thế mà anh hớn hở khoe mình cũng đã đạt huy chương vàng, huy chương bạc khi tham gia các hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc.
34 tuổi, Quang Thắng mới lập gia đình, bà xã kém anh tới 11 tuổi, được anh “tăm” khi cô bé còn học lớp 10 cho tới khi đi học đại học ở Hà Nội rồi ra trường về Hải Phòng làm việc. Lý do Quang Thắng luôn khen vợ hết lời vì trong mắt anh, vợ luôn là “của hiếm”, là cô gái ngoan ngoãn, không tóc xanh tóc đỏ, không chửi thề nói tục, lại yêu và chung thủy với anh chàng nghệ sĩ vừa nghèo lại xấu trai.
Bây giờ khi đã có một vị trí nhất định trong làng hài Bắc, cuộc sống của “Táo kinh tế” cũng có phần rủng rỉnh hơn, gia đình cũng hạnh phúc như vậy. Sân khấu và điện ảnh cho Quang Thắng sự nổi tiếng, tiền bạc, hạnh phúc nhưng lạ một điều là anh không muốn con cái theo nghề của mình bởi “cái nghề này nó vất vả và cũng bạc bẽo lắm. Không phải ai là nghệ sĩ cũng có tài thực sự và nhất là có may mắn để có cơ hội nổi tiếng. Nghề này chông chênh về kinh tế và cũng như hạnh phúc riêng tư nên tôi vẫn hướng cho các con theo nghề khác”, Quang Thắng tâm sự.
Gia đình hạnh phúc của Quang Thắng.
Có thể nói “Táo kinh tế” Quang Thắng là người đàn ông kiếm tiền giỏi và biết chiều vợ con. Vì tính chất công việc nên anh phải đi diễn suốt, lúc nào cũng trong tình trạng “nhớ vợ thương con”. Dù anh vắng nhà “liên miên bất tuyệt” như vậy nhưng vợ anh vẫn đảm đang thu vén mọi chuyện mà chẳng than vãn gì để chồng được yên tâm dồn sức cho công danh sự nghiệp. Thế nên mỗi khi có dịp về nhà, anh lại cố gắng bù đắp cho gia đình: “Gì chứ việc thay bỉm,giặt tã lót, quần áo cho con tôi là “number one”. Có thằng bảo thằng Thắng nó “râu quặp” lắm, tôi thì chẳng quan tâm, mình đi diễn suốt nên về nhà giúp vợ được gì là tôi giúp chẳng ngại chuyện xách làn đi chợ, lau nhà, nấu cơm, tắm giặt cho con… “.
Chạy sô được bao nhiêu tiền, “Táo kinh tế” đưa hết cho vợ giữ. Thậm chí anh còn lấy làm vui vì không phải lập “quỹ đen” như một số người đàn ông khác. Anh nhún vai cười: “Vợ cho bao nhiêu là được bấy nhiêu thôi”.
Theo Lily/Gia đình& Xã hội
'Em là bà nội của anh': Thành công ít cần sự sáng tạo
Phiên bản Việt của "Miss Granny" không khác quá nhiều so với nguyên tác Hàn Quốc. Bởi thế, câu chuyện thần tiên của một bà già ngoài 70 tuổi rất dễ lấy cảm xúc từ người xem.
Tác phẩm hài tình cảm - gia đình của điện ảnh Việt Nam được thực hiện dựa trên kịch bản bộ phim Miss Granny nổi tiếng của điện ảnh Hàn Quốc. Nguyên tác từng thu hút hơn 8,65 triệu lượt khán giả nội địa và sau đó được phía nhà sản xuất "xuất khẩu" ra nhiều thị trường quốc tế. Trước phiên bản Việt, Miss Granny từng có bản Hoa ngữ, và sắp tới đây là Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ...
Tại thời điểm đầu mùa đông thiếu vắng bom tấn, một phim hài tình cảm - gia đình có nội dung ấm áp, dễ thương, sở hữu dàn diễn viên đẹp và chiến dịch PR bài bản như Em là bà nội của anh thu hút sự chú ý của công chúng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, dấu ấn của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh trong phim lại chưa thực sự rõ ràng.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên được phía Hàn Quốc lựa chọn để gửi gắm kịch bản Miss Granny, chỉ sau Trung Quốc. Khi đến mỗi quốc gia, phim được điều chỉnh nhiều chi tiết để phù hợp với bản sắc địa phương, nhưng vẫn phải đảm bảo được cốt truyện lẫn tinh thần chung của kịch bản gốc. Với Em là bà nội của anh, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh hợp tác với hai người bạn thân để Việt hóa kịch bản, chọn ra những chi tiết có thể cải biên và giữ lại tinh túy của nguyên tác.
Chuyện phim xoay quanh bà Đại (NSƯT Minh Đức), bà già kiểu cách, khó tính, đặc biệt yêu thương cậu con trai độc nhất đang là giáo sư đại học. Nhưng tuổi xế chiều của bà không được yên ổn khi mâu thuẫn với con dâu, với bạn bè, với quá khứ đầy sóng gió xưa kia cứ thế ập đến.
Bà Đại bất ngờ biến thành cô gái trẻ ngoài đôi mươi, lấy tên là Thanh Nga và gây ra vô số rắc rối cho những người xung quanh khi muốn theo đuổi ước mơ ca hát thời trẻ.
Trong lúc quẫn bách nhất, phép màu đột ngột xảy đến, biến bà Đại trở thành cô gái trẻ trung tuổi đôi mươi. Không lãng phí cơ hội trời cho, bà quyết định tận dụng từng khoảnh khắc của "giấc mơ đẹp" để hoàn thành nhiều tâm nguyện còn dang dở. Cô gái Thanh Nga (Miu Lê) xinh đẹp xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống của cậu ca sĩ nhạc rock nổi loạn Ngô Trí Tùng (Ngô Kiến Huy) - vốn chính là cháu bà Đại, nhà sản xuất âm nhạc đẹp trai Minh Đức (Hứa Vĩ Văn) và cả ông bạn già tên Bé lỡ yêu sâu đậm bà Đại từ thuở trẻ (NSƯT Thanh Nam).
Có thể thấy Em là bà nội của anh giữ được khá nguyên vẹn cái hài hước gần gũi lẫn tính nhân văn của nguyên tác. Đặc biệt, nếu so sánh về nhan sắc, Miu Lê thậm chí có phần trội hơn cả Shim Eun Kyung hay Dương Tử San (bản Hoa ngữ). Tuy nhiên, diễn xuất của nữ ca sĩ hơi thiếu tiết chế ở một số trường đoạn, khác với nét hồn nhiên, thoải mái mà Shim Eun Kyung từng truyền tải.
Miu Lê hơi thiếu tiết chế trong một số pha hài hước. Nhưng cô lại thành công lấy cảm xúc khán giả ở những trường đoạn cần thiết.
Cũng có thể trong nỗ lực học hỏi nguyên tác, Miu Lê vô tình bị ảnh hưởng bởi lối diễn của người Hàn mà một số động tác như trợn mắt, chỉ tay hay hét lên chưa phù hợp lắm với tác phong bình thường của người Việt. Chưa kể, việc phải nhái giọng Bắc cho giống nghệ sĩ Minh Đức khiến thoại của Miu Lê đôi lúc bị cứng. Tuy nhiên, may mắn là Miu Lê sở hữu giọng ca truyền cảm và vẫn có thể chạm đến cảm xúc người xem ở những trường đoạn nút thắt quan trọng.
Trong khi đó, dàn diễn viên phụ của Em là bà nội của anh thể hiện khá tốt vai trò của bản thân, hoặc đơn giản đây là những vai diễn đã được "đo ni đóng giày" cho họ. Xuất sắc hơn cả là "hoa hậu hài" Thu Trang, người không có nhiều đất diễn nhưng luôn khiến người xem phải cười lớn mỗi khi cất giọng và cái sự "vô duyên" mà rất duyên của cô. Đáng tiếc hơn cả là Hari Won, bởi sau khi cố gắng lột xác ở Trùm cỏ, cô lập tức trở thành "bình hoa di động" trongEm là bà nội của anh.
Hai cha con ông Bé trong phim đem đến nhiều tiếng cười sảng khoái cho người xem.
Việc đem từng khung hình của Hàn Quốc chuyển sang bối cảnh Việt Nam hẳn khiến ê-kíp làm phim tốn kém nhiều công sức và thời gian hơn cả. Song, đây có lẽ lại là hành trình kém sáng tạo nhất của phiên bản Việt, khi góc quay, ánh sáng, cách phục dựng không khác mấy so với nguyên tác. Phục trang của Thanh Nga chưa có được sự tương đồng hợp lý so với bà Đại thời trẻ. Dường như khi trở lại tuổi thanh xuân, gu thẩm mỹ của "bà nội" cũng được cập nhật nhanh hơn cả người bình thường.
Phần âm nhạc là một điểm cộng dành cho Em là bà nội của anh. Lựa chọn những ca khúc cổ điển của Trịnh Công Sơn hay thậm chí là cải lương, pha trộn với nhạc pop, rock hiện đại mang đến cho khán giả bữa tiệc âm nhạc thực sự. Còn tuổi nào cho em và Mình yêu nhau từ bao giờ dưới sự thể hiện của Miu Lê là hai khoảnh khắc đầy xúc động của tác phẩm.
Trailer bộ phim 'Em là bà nội của anh'
Em là bà nội của anh là bộ phim điện ảnh Việt hiếm hoi mà cả gia đình ở đủ mọi lứa tuổi đều có thể thưởng thức, cùng khóc, cười và đồng cảm với nhân vật. Lối hài hước dễ thương, dàn diễn viên trẻ đẹp, âm nhạc hay, nội dung ý nghĩa là những điểm cộng của tác phẩm. Đây vốn là những điều mà điện ảnh trong nước còn đang rất thiếu.
Tuy nhiên, nếu như đạo diễn Phan Gia Nhật Linh - người từng có rất nhiều bài phê bình phim sắc sảo trên mạng Internet dưới biệt danh Phanxine, sở hữu nhiều quyền sáng tạo hơn, anh hẳn còn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa qua tác phẩm điện ảnh đầu tay.
Em là bà nội của anh được khởi chiếu trên toàn quốc từ 11/12.
Zing.vn đánh giá: 3,5/5
Theo Zing
Đức Khuê vào vai nhà báo ham mê tửu sắc Vẫn được biết đến với những vai "hâm hâm dở dở", nhưng trong phim "Đối thủ kỳ phùng", Đức Khuê lột xác với vai nhà báo kỳ cựu, sành sỏi, không may vướng vào cạm bẫy. Theo đạo diễn Nguyễn Quang, Đối thủ kỳ phùng nên được gọi là phim chính luận chứ không phải thể loại hình sự bởi phim khai thác...