Hai điểm nóng: Biển Đông và tấn công mạng
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chương trình nghị sự của cuộc đối thoại song phương lần này sẽ tập trung trao đổi quan điểm giữa hai nước về các vấn đề an ninh có tầm quan trọng chiến lược, như an ninh mạng hay tranh chấp chủ quyền trên biển.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải), và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại một cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng trước. (Ảnh: Xinhua)
Ngày 22/6, Mỹ và Trung Quốc đã khai mạc vòng đối thoại hàng năm cấp nội các tại thủ đô Washington với sự tham dự của các quan chức cấp cao hai nước.
Theo thông báo, vòng đối thoại thường niên Mỹ – Trung đã mở đầu bằng cuộc Đối thoại an ninh chiến lược lần thứ 5. Tại cuộc thảo luận kín giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Trương Nghiệp Toại, hai bên đã đối thoại thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề nhạy cảm nhất trong mối quan hệ song phương hiện nay.
Video đang HOT
Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken đã nêu quan ngại của Mỹ về các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua.
Ông cho biết Mỹ cũng quan ngại về các vụ tấn công mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhằm vào các hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ Mỹ.
Trong khi đó, Tân Hoa xã đưa tin, tại cuộc Đối thoại an ninh chiến lược nêu trên, hai bên đã nhất trí tiếp tục tăng cường đối thoại và liên lạc về các vấn đề an ninh liên quan, cùng nhau hợp tác để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy quá trình xây dựng ổn định mối quan hệ an ninh chiến lược Mỹ – Trung.
Theo kế hoạch, vòng đối thoại Mỹ – Trung năm nay sẽ gồm 3 phần. Sau cuộc Đối thoại an ninh chiến lược, hai bên sẽ tổ chức cuộc Tham vấn về giao lưu nhân dân-nhân dân lần thứ 6 và Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 7.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew cùng với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương sẽ đồng chủ trì Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung, trong khi Ngoại trưởng John Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông sẽ đồng chủ trì cuộc Tham vấn về giao lưu nhân dân lần thứ 6.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Hơn 10.000 tay súng IS bị tiêu diệt trong chiến dịch không kích
Mỹ hôm qua cho biết hơn 10.000 chiến binh Nhà nước Hồi giáo bị tiêu diệt từ khi liên minh quốc tế khởi động chiến dịch không kích nhóm khủng bố này.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. Ảnh: EPA
"Chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều tổn thất bên trong Daesh kể từ khi chiến dịch không kích bắt đầu", Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken hôm qua, sử dụng tên theo tiếng Arab của Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông cũng thêm rằng số lượng tay súng cực đoan bị tiêu diệt lên đến hơn 10.000 tên.
Theo Blinken, cuộc chiến chống IS thực sự đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, IS vẫn duy trì hiện diện và giành thế chủ động tại nhiều địa điểm ở Iraq và Syria.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi hội nghị với sự tham gia của hơn 20 nước, tập trung bàn thảo về cách ngăn chặn sự bành trướng của IS, kết thúc mà không thể thống nhất bất kỳ chiến lược mới nào. Sự kiện diễn ra ở Paris, Pháp.
Trong một tuyên bố chung, các quốc gia dự hội nghị cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự thông qua cung cấp các trang thiết bị, huấn luyện quân đội đồng minh và triển khai không kích IS. Đại diện các nước đồng thời đề cao tầm quan trọng của việc cải cách chính phủ và hòa giải dân tộc ở Iraq nhằm chấm dứt tình trạng phân chia bè phái. Ngoài ra, việc tìm kiếm một giải pháp chính trị hữu hiệu cho Syria cũng rất cần thiết.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Biển Đông: Hoa Kỳ ủng hộ quyết tranh chấp bằng hòa bình Biển Đông: Hoa Kỳ ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình, thông qua các kênh ngoại giao, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Antony Blinken và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh Thứ trưởng Thứ nhất Bộ...