Hải đăng Kê Gà – Công trình kiến trúc độc đáo giữa biển khơi
Hải đăng Kê Gà nằm tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 30km về hướng Nam.
Điểm du lịch này đang thu hút nhiều du khách vừa thích khám phá một công trình kiến trúc độc đáo, vừa muốn nghỉ ngơi thư giãn giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.
Nằm trên đảo Khe Gà, hòn đảo được đánh giá là nơi có cảnh trí đẹp nhất vùng biển Hàm Thuận Nam, ngọn Hải đăng Kê Gà với dáng đứng mạnh mẽ, cao vút trên nền trời xanh ngắt như khẳng định vị thế giữa một vùng biển trời tuyệt đẹp, màu xanh ngọc của nước biển hoà cùng màu xanh lơ của mây trời, màu trắng của những bãi cát dài, màu xanh của những rặng thuỳ dương và những ghềnh đá hoa cương trắng hồng đã tạo cho nơi đây một vẻ quyến rũ khó tả, nguyên sơ và yên bình.
Được xây dựng vào tháng 2/1897 do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, tháp đèn xây bằng đá cao 35 m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65 m, kích thước cạnh của tháp rộng 3 m, đỉnh rộng 2,5 m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6 m là 1,6 m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5 m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1 m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2.000W, có bán kính quét sáng là 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.
Du khách dạo một vòng quanh đảo sẽ thấy toàn cảnh hòn đảo từ nhiều góc độ khác nhau, để thấy được vẻ đẹp của từng bông sứ, từng hàng dương, từng dãy đá hoa cương rực rỡ dưới ánh nắng và đặc biệt nhất là ngọn hải đăng sừng sững như điểm nét uy nghi cho dáng biển.
Ngoài ngọn hải đăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên. Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước, cho đến nay vẫn còn nguyên, toả bóng mát quanh năm góp phần tạo nên một nét đặc biệt cho vùng đất này.
Sau khi tìm hiểu về lịch sử của ngọn hải đăng, du khách có thể vượt qua 184 bậc thang xoắn ốc bằng thép dẫn lên đỉnh tháp để tận hưởng cảm giác lâng lâng khó tả khi phóng tầm mắt ra bốn phía mây trời, thoả sức ngắm nhìn thiên nhiên, cuộc sống. Trước cửa vào Hải Đăng có một tấm đá hoa cương lớn khắc năm 1899.
Quan sát kỹ, du khách sẽ thấy đây không phải là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả các khối đá hoa cương dùng để xây ngọn hải đăng đều được chạm khắc thành từng ô, từng hình cạnh khớp với nhau.
Một chuyến du lịch cuối tuần cùng gia đình và người thân tại biển Hàm Thuận Nam sẽ không những giúp du khách thư giãn, phục hồi sức khỏe bên những bãi biển êm đềm cát trắng mà còn là dịp để khám phá vẻ đẹp trường tồn hơn 100 năm qua của ngọn hải đăng Kê Gà.
Video đang HOT
Hải đăng nằm trên một hòn đảo nhỏ cách bờ khỏang 500m. Để qua đảo Kê Gà, hiện nay có ca-nô phục vụ du khách từ bãi biển Tân Thành (Kê Gà) để qua đảo tham quan hải đăng, Khi du khách ghé vào các quán ăn tại bãi biển này, những người bán quán, nhà nghỉ tại đó sẽ hỏi bạn có ý định ra thăm Hải đăng không. Ở trên đảo có thể ngắm bình minh hay hoàng hôn đều được.
Điều tạo nên ấn tượng đặc biệt cho du khách khi đặt chân đến Mũi Kê Gà là những bãi đá nằm như sắp sẵn bên bờ biển. Những hòn đá đủ kích thước lớn, nhỏ và hình dạng tròn vuông, ngắn dài phơi mình bên bãi biển như đang “bày binh bố trận”. Người dân ở đây ví như là vườn đá. Một số mỏm đá nhô ra biển được tận dụng làm chỗ buông câu lý tưởng. Ngoài những bãi đá, biển ở đây cũng có bãi cát đẹp, trắng sạch thích hợp cho du khách tắm biển, phơi nắng và tham gia các hoạt động đốt lửa trại, tiệc ngoài trời.
Đảo Trần Nhạn - Cánh cung xanh kỳ vĩ trên biển Đông
Hòn Bồ Cát hay đảo Trần Nhạn là một đảo tiền tiêu nằm trong Vịnh Bắc Bộ. Nhìn từ trên cao, hòn đảo tựa như một chiếc lá xanh giữa biển khơi.
Người ta hay gọi là Trần Nhạn, vì đảo nằm gần với đảo Trần và nơi đây là nhà của rất nhiều chim nhạn.
Đảo Trần Nhạn tạo thành một vòng cung của đất đá và cỏ cây ngay giữa đại dương.
Mới đây, tôi may mắn được lãnh đạo huyện Cô Tô cho phép ghé đảo Trần Nhạn để ghi lại vẻ đẹp hoang sơ của hòn đảo này. Từ TP.HCM, tôi bay ra Cát Bi rồi đi xe về cảng Ao Tiên ngủ lại một đêm. Sáng hôm sau, tôi đón chuyến tàu lúc 7g30 để ra đảo chính cách bờ khoảng 45km. Buổi chiều, tôi lại tiếp tục đổi xuồng của lực lượng quân sự để thẳng tiến ra hòn Bồ Cát. Khi đến nơi, trời cũng đã hoàng hôn, sau một đêm lênh đênh trên tàu thì sáng hôm sau tôi chính thức được đặt chân lên Trần Nhạn.
Đây là đảo tiền tiêu nằm gần biên giới, có vai trò quan trọng về mặt an ninh quân sự và chủ quyền trên biển, nên du khách không được đến đây du lịch như các đảo du lịch khác.
Mặt phía bắc của đảo là vách núi cao hùng vĩ, cắm thẳng xuống vùng nước sâu.
Những vách đá trăm triệu năm tuổi cao đến 100 mét, được hình thành từ những vụ phun trào núi lửa liên tiếp nhau trong quá khứ.
Từ nơi cao nhất của đảo, các vách đá giảm dần độ cao theo hai hướng để tạo thành hình cánh cung độc đáo.
Tôi đi rất nhiều đảo của Việt Nam nhưng Trần Nhạn là một đảo có hình dạng cực kỳ đặc biệt. Mặt phía nam của đảo như một thảo nguyên xanh mướt, không nằm ngang mà cong theo hình cánh cung từ trên cao kéo xuống, ngay bên dưới là bãi cát trắng tuyệt đẹp. Mặt phía bắc lại là một vách đá thẳng đứng kỳ vĩ, độ cao từ 100m rồi giảm dần theo 2 theo hướng đông bắc, tây bắc tạo nên bức tường thành vững chắc.
Đảo Trần Nhạn được hình thành từ khoảng 430 triệu năm trước từ một vụ phun trào núi lửa trên biển. Qua thời gian, các vụ phun trào cứ nối tiếp nhau và bồi nên hòn đảo như hiện tại. Do là một hòn đảo núi lửa, đất đá nơi đây chủ yếu là đá trầm tích hay đá phiến sét, góp phần tạo nên sự đa dạng cho thực vật nơi đây.
Chạy dọc theo vùng thấp nhất của đảo là những thảm cỏ xanh mướt chạy dài.
Đá núi lửa giúp thảm thực vật phát triển tươi tối, tạo nên màu xanh đặc trưng của hòn đảo.
Cây phong ba mọc thấp và đứng gần nhau, tạo thành một thảm cây phong ba xanh mướt rất đẹp mắt.
Thảm thực vật trên đảo Trần Nhạn rất đa dạng chủng loại. Tại đây, tôi bắt gặp những cây phong ba độc đáo, thay vì mọc thành những cây cao thì tại đây phong ba mọc thấp và tạo thành những thảm lớn. Một số loại cây khi gặp gió sẽ lăn tròn trên mặt đất do có gió thổi mạnh trên đảo.
Đảo có tên Trần Nhạn vì vậy chắc chắn nơi đây không thể thiếu chim nhạn. Loài chim này tập trung rất đông ở phía bắc của đảo, chúng làm tổ, tìm kiếm thức ăn, sinh sống thành những đàn rất đông.
Những vân đá ma mị là bằng chứng rõ ràng nhất về một thời gian rất dài núi lửa từng hoạt động sôi nổi tại đây.
Vì là hòn đảo được hình thành từ quá trình phun trào núi lửa, đá tại Trần Nhạn chủ yếu là đá trầm tích, góp phần tạo nên sự đa dạng cho thực vật nơi đây.
Sóng vỗ mạnh vào chân những bức vách đá cao sừng sững.
Trên đảo luôn có lực lượng biên phòng tuần tra bảo vệ, chống xâm nhập suốt ngày đêm. Hiện tại, đảo đã cấm tuyệt đối các hoạt động tham quan du lịch, lưu trú qua đêm.
Hoàng hôn trên vùng biển gần đảo Trần Nhạn.
Thuyền cá của ngư dân gần đảo Trần Nhạn.
Những ngọn hải đăng đẹp tại Việt Nam Thông thường, tuổi đời của những ngọn hải đăng rất lâu, mang đến nét hùng vĩ giữa đại dương bao la. Dưới đây là top 6 ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam: Hải đăng Kê Gà Với tuổi đời hơn 100 năm, ngọn hải đăng Kê Gà nằm ở xã Tân Thành, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, vẫn ngày đêm hoàn thành...