Hai đảng đối lập ở Nga hợp nhất chống ông Putin
Ngày 16/6, các nhà hoạt động đối lập ở Nga, những nhân vật đã lãnh đạo hàng chục nghìn người xuống đường trong những cuộc biểu tình chống chính phủ những tháng gần đây, đã sáp nhập hai chính đảng thành một nhằm tăng cường cuộc đấu tranh chống Tổng thống Vladimir Putin.
Ông Mikhail Kasyanov, cựu Thủ tướng giai đoạn 2000-2004 trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Putin nhưng nay trở thành một nhà chỉ trích gay gắt, và cựu Phó Thủ tướng Boris Nemtsov, đã hợp nhất Đảng Tự do Nhân dân của họ với Đảng Cộng hòa Nga (RPR) của cựu Nghị sĩ Vladimir Ryzhkov.
Phát biểu bên lề hội nghị – nơi các đại biểu thành lập đảng mới có tên RPR-PARNAS, ông Kasyanov nêu rõ: “Mục đích chính của chúng tôi là thay đổi đường lối chính trị của đất nước. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua các cuộc bầu cử tự do”.
RPR luôn là một lực lượng nhỏ nhưng các thành viên đảng này đã có 12 ghế quốc hội vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, họ đã bị mất dần ghế trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Putin.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo đối lập hy vọng có thể giành được vị trí chắc chắn trong các cuộc bầu cử khu vực và thành thị trong tương lai./.
Theo TTXVN
Hy Lạp tính đến một liên minh hậu tổng tuyển cử
Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ không thể xác định đảng nào giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở nước này vào ngày 17/6 tới
Ngày 13/6, 2 chính đảng lớn ở Hy Lạp là Đảng Xã hội PASOK và Đảng Dân chủ cánh tả đã tổ chức mít tinh lớn tại thủ đô Athens để yêu cầu thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc sau bầu cử.
Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ, cựu Bộ trưởng Tài chính, đồng thời là lãnh đạo Đảng Xã hội PASOK Evangelos Venizelos cảnh báo Đảng đối lập Syriza và Dân chủ mới rằng, nếu Hy Lạp không thành lập được chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử ngày 17/6 tới, nước này có thể sẽ lâm vào bế tắc chính trị mới.
Lãnh đạo Đảng Xã hội PASOK Evangelos Venizelos vẫy tay chào những người ủng hộ trước cuộc bầu cử tại vùng ngoại ô Korydallos gần Athens hôm 13/6 (Ảnh: Reuters)
Lời cảnh báo của ông Venizelos đưa ra sau khi lãnh đạo Đảng cánh tả Syriza Alexis Tsipras tuyên bố sẽ không thành lập một chính phủ liên minh với các đảng ủng hộ gói cứu trợ đi kèm các điều kiên khắc khổ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).Ông Venizelos cho rằng: "Nếu không có sự hợp tác sau cuộc bầu cử này, bất cứ đảng phái chính trị nào cũng có thể lẩn tránh trách nhiệm mà họ đã cam kết. Không đảng phái nào có thể né tránh trách nhiệm bằng cách núp dưới danh nghĩa đảng đối lập và "gắp lửa bỏ tay người", đổ toàn bộ những khó khăn và sai lầm cho đảng khác. Thực hiện gói cứu trợ bằng cách tăng cường đầu tư vào các dự án lớn là cách duy nhất để chúng ta giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay".
Trong lúc này, ông Venizelos vẫn bảo vệ những chính sách thắt lưng buộc bụng mà Hy Lạp áp dụng suốt thời gian dài qua bất chấp đây là nguyên nhân khiến Đảng xã hội PASOK đánh mất sự ủng hộ của người dân Hy Lạp trong cuộc bầu cử ngày 65 vừa qua. Ông Venizelos nhấn mạnh, việc ở lại khu vực đồng euro là con đường tốt nhất cho đất nước này.
Thực tế cho thấy, phần lớn người dân Hy Lạp mong muốn nước này tiếp tục ở lại khu vực đồng euro nhưng lại muốn "rũ bỏ" sự khó khăn mà chính sách thắt lưng buộc bụng đi kèm gói cứu trợ trị giá 130 tỉ euro mang lại. Nắm bắt tâm lý này của cử tri, Đảng cánh tả Syria tuyên bố sẽ chấm dứt mọi thỏa thuận khắc khổ với các bên cho vay quốc tế song cam kết vẫn sẽ giúp Hy Lạp ở lại khu vực đồng euro. Tuy nhiên, điều này gần như bất khả thi.
Các nhà phân tích chính trị Hy Lạp cho rằng, chương trình kinh tế của đảng Syriza là "quá lạc quan" và đòi hỏi một khoản tiền "khổng lồ" để đổ vào, trong khi ngân khố quốc gia gần như "trống rỗng". Giáo sư lịch sử chính trị của trường Đại học Athens Thanos Veremis cho biết: "Đảng Syriza có thể hứa hẹn mọi điều cho tất cả chúng ta, từ tạo công ăn việc làm đến cắt giảm thuế. Nhưng không ai nói số tiền để thực hiện những kế hoạch này ở đâu ra. Vì vậy không bao giờ nên đặt cược vào sự hứa hẹn đó".
Kết quả các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, Đảng Syriza và Đảng bảo thủ Dân chủ mới đang có cơ hội ngang nhau trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới. Như vậy, nhiều khả năng không có đảng nào giành đủ số phiếu cần thiết để có thể tự thành lập chính phủ. Trong khi đó, Đảng xã hội PASOK khó có thể thay đổi kết quả đáng thất vọng của cuộc tổng tuyển cử ngày 6/5 vừa qua khi đảng này chỉ giành được 41 ghế trong quốc hội, về thứ 3 sau Đảng đối lập Syriza và Dân chủ mới.
Một cử tri Hy Lạp bày tỏ suy nghĩ của mình: "Đảng PASOK phải khắc phục cuộc khủng hoảng này. Họ đã có cả thành công và thất bại trong nhiệm kỳ trước. Nhưng khi có hơn 1 triệu người thất nghiệp, mọi người đều bị cắt lương và đất nước này không biết đang ở đâu thì điều tất nhiên số lượng ủng hộ của họ sẽ giảm".
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đề cập những khả năng xấu nhất khi Hy Lạp không thể dàn xếp cuộc khủng hoảng chính trị để quay lại giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài gần 3 năm qua. Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) ngỏ ý, nếu chính phủ mới ở Hy Lạp chấp nhận các điều khoản chính trong chương trình cứu trợ quốc tế thì Liên minh châu Âu sẽ xem xét cho nước này thêm thời gian đáp ứng các mục tiêu ngân sách, nới lỏng tiến độ thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Đây được xem là nỗ lực cuối cùng để có thể "níu giữ" Hy Lạp ở lại khu vực đồng euro nhằm tránh một kịch bản xấu cho toàn bộ khu vực./.
Theo VOV
Sáu quan chức Thổ Nhĩ Kỳ dính bê bối tình dục Sáu chính trị gia hàng đầu của đảng đối lập tại Thổ Nhĩ Kỳ là đảng Hành động Quốc gia (MHP) đã buộc phải từ chức do dính líu đến một vụ bê bối tình dục, ngay trước thềm cuộc bầu cử ở nước này. Ông Deniz Bolukbasi (giữa) phải từ chức vì bê bối tình dục (Nguồn: AP) Truyền thông Thổ Nhì...