Hai dầm cầu 60 tấn rơi trong lúc đang thi công
Trong lúc đang thi công cầu Gò Nổi thì dầm của cây cầu bị lệch gối, đổ xuống sông. Sự cố khiến công việc thi công bị ách tắc và thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.
Theo thông tin từ ông Vũ Quốc Thoại – chỉ huy công trình cho biết, khoảng gần 14h chiều 11/11, trong lúc các công nhân đang thực hiện lao dầm thứ hai từ trụ số 2 ra trụ số 3 cầu Gò Nổi bắc qua sông nối quốc lộ 1A với 3 xã vùng Gò Nổi (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) thì một bên đầu gối của dầm bị lệch gối, đẩy dầm 1 làm cả hai dầm rớt xuống bãi cát phía dưới.
Cầu Gò Nổi cũ bị sập trong mùa mưa bão 2010
Rất may sự cố không thiệt hại về người nhưng dầm thứ hai bị gãy nhiều đoạn. Hai dầm bị rơi xuống sông nặng khoảng 60 tấn/dầm và dài 33m. Theo ông Thoại, tổng thiệt hại của sự cố này khoảng 800 triệu đồng.
Chiều ngày 11/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Đinh Văn Thu – cho biết đã chỉ đạo Sở GTVT tiến hành kiểm tra sự cố gãy dầm cầu trong lúc thi công cầu Gò Nổi để có hướng xử lý nhanh chóng. Đây là cây cầu nối từ QL1A (huyện Duy Xuyên) đến 3 xã vùng Gò Nổi của huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đang được thi công.
Dự án cầu Gò Nổi mới có chiều dài 360m, rộng 8m, tải trọng 30 tấn gồm 2 làn đường thiết kế trụ cầu theo kiểu khoan cọc nhồi bê tông vĩnh cửu. Tổng số vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng.
Video đang HOT
Dự án cầu mới đang được xây dựng
Cầu Gò Nổi mới được khởi công xây dựng đầu năm 2011 sau khi cầu cũ bị sập trong mùa mưa lũ năm 2010 khiến hơn 30 ngàn dân vùng Gò Nổi (huyện Điện Bàn) bị cô lập một thời gian.
Theo đơn vị thi công là Công ty CP Sông Hồng miền Trung, hiện tiến độ xây dựng đạt 65%, dự kiến đến tháng 4/2013 cầu sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Theo Dantri
Cầu "hoành tráng" bị bỏ hoang vì... không có đường dẫn
Một cây cầu bắc qua sông khá khang trang, chắc chắn, được xây dựng từ hơn 1 năm nay nhưng không thể đưa vào sử dụng vì... chưa có đường dẫn lên cầu. Cây cầu này nằm trên địa bàn xã Trường Long (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ).
Theo quan sát của PV Dân trí, cây cầu xi măng vững chắc hoành tráng này bắc qua sông Vàm Bi, có 3 nhịp, dài khoảng 25m, rộng chừng 4m, nối ấp Trường Phú A và Trường Phú 1 của xã Trường Long. Các nhịp chính bắc qua sông cơ bản đã hoàn tất nhưng cây cầu "bị cụt" vì hai bên đều chưa có đường dẫn lên cầu.
Nhìn từ xa, cây cầu trông rất hoàng tráng. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Người dân ở địa phương cho hay, cây cầu này được xây dựng xong cách đây khoảng hơn 1 năm rồi bỏ đó, không thấy làm nữa, không rõ vì lý do gì. Người dân bức xúc cho rằng, cây cầu trông rất "oai" mà dân lại không đi được, rất lãng phí, trong khi nhiều cây cầu nhỏ khác bắc qua sông đã bị xuống cấp.
Bên bờ Trường Phú A "bị cụt"...
... phía đường dẫn vẫn chỉ là ao hồ, cỏ cây mọc um tùm. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Qua ghi nhận của PV Dân trí, tuyến đường nằm bên bờ ấp Trường Phú 1 dẫn lên cầu mới chỉ được lấp cát, xe máy có thể chạy đươc nhưng cũng rất khó khăn. Trong khi đó, phía bên bờ sông ấp Trường Phú A thì chưa hình thành tuyến đường dẫn mà hiện chỉ là một khoảng đất trống, ao hồ, cỏ cây mọc um tùm.
Bờ Trường Phú 1 cũng "bị cụt" tương tự...
...không đường dẫn, chỉ có đường mòn được mở ra kế bên để đi lại. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trao đổi với PV Dân trí, ông PhanVăn Dư - Bí thư ấp Trường Phú A - cho biết, cây cầu này nằm trong tuyến lộ trình nối từ xã Trường Long qua tuyến lộ Bốn Tổng, đi về Hậu Giang và một số địa phương khác. Theo ông Dư, dự án đã được triển khai khá lâu, phía bên ấp Trường Phú 1, mặt bằng dành cho toàn tuyến cơ bản đã xong, chỉ chờ xây dựng. Tuy nhiên, mặt bằng bên ấp Trường Phú A vẫn còn vướng do một số hộ dân chưa chịu bàn giao. Do đó, dự án bị "kẹt" cho đến nay.
Một cây cầu khác bên bờ Trường Phú 1 cũng đang chờ... đường đi. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Cũng theo ghi nhận của PV Dân trí, trên toàn tuyến đường bên bờ ấp Trường Phú 1 có một cây cầu xi măng khác cũng đã hoàn thành nhịp cầu chính nhưng chưa có đường dẫn. Người dân phải dùng đất, cát lấp lên để xe có thể lưu thông được, việc đi lại vì thế gặp nhiều khó khăn.
Người dân đang từng ngày chờ khai thông cầu từ ngành chức năng, nhưng biết đến bao giờ ? (Ảnh: Huỳnh Hải)
Theo Dantri
Trẻ nhỏ lại đu dây tìm con chữ Ngỡ chỉ tỉnh Kon Tum mới có "làng đu dây", ai ngờ ngược về huyện vùng cao Sơn Hà - Quảng Ngãi, hàng ngàn người dân, học sinh cũng phải đánh cược tính mạng của mình bằng cách đi bè vượt sông Re làm ăn, đến trường học tập mỗi ngày. Cơn bão số 7 đã qua gần một tuần nhưng về xã...