Hai đại học Trung Quốc bị cấm dùng phần mềm Mỹ
Hai đại học có tiếng tại Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với quân đội nước này đã bị Mỹ cấm sử dụng phần mềm Matlab.
Theo SCMP, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân vào danh sách thực thể vào cuối tuần trước. Cả hai sẽ không được truy cập vào Matlab – phần mềm sử dụng trong phân tích kỹ thuật, khoa học và kinh tế.
Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân.
Phát ngôn viên của Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân cho biết, trường đã biết về lệnh cấm vào cuối tuần trước và đang điều tra tác động của nó. Tuy vậy, đại học này chưa thống kê số lượng sinh viên và giảng viên bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying, hôm 12/6 nói rằng bà chưa nắm rõ về lệnh cấm. Tuy nhiên, bà lên án Mỹ đã có nhiều hành động “vô căn cứ” đối với các vấn đề bình thường giữa hai nước. “Tôi nghĩ rằng sự áp bức này sẽ không ngăn cản được sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc phát triển công nghệ. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chỉ đang gây tổn hại đến lợi ích của chính họ”, bà Chunying nói.
Mỹ hiện đã thêm 24 công ty và các tổ chức Trung Quốc vào Danh sách thực thể từ đầu 2020 đến nay, hầu hết với lý do “có sự liên kết với quân đội Trung Quốc”. Đối với những cái tên nằm trong danh sách, công nghệ Mỹ được đánh giá là đóng vài trò hết sức quan trọng.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân đã tìm cách sử dụng công nghệ của Mỹ cho các chương trình tên lửa. Trong khi đó, Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân đã mua và cố gắng mua các công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ các chương trình cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Hiện, sinh viên hai đại học trên thừa nhận không thể đăng nhập vào Matlab. MathWorks, công ty đứng sau phần mềm, nói rằng việc cấm nhằm tuân thủ các quy định của chính phủ Mỹ. Hãng cũng gửi thư tới hai đại học với nội dung tương tự.
Một sinh viên cơ khí của Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân thừa nhận, việc không thể truy cập Matlab khiến việc học tập của anh khó khăn. “Trong lĩnh vực nghiên cứu của riêng tôi, phần mềm này không thể thay thế”, sinh viên này cho biết.
Tuy nhiên, một số người khác cho rằng Trung Quốc nên nghiên cứu các công cụ mã nguồn mở để thay thế, tránh phụ thuộc phần mềm của Mỹ. “Một phần nào đó, lệnh cấm có thể thúc đẩy các sản phẩm tương tự Matlab trong nước”, một chuyên gia bình luận.
Matlab là viết tắt từ “Matrix Laboratory” ra đời cuối thập niên 1970, là ngôn ngữ bậc cao, tích hợp môi trường tính toán số và lập trình. Ban đầu, nó được dùng trong nội bộ tại đại học Stanford, sau đó được phổ biến toàn thế giới. Matlab dùng cho tính toán, hình ảnh hóa, lập trình trong một môi trường dễ sử dụng. Nó thường được ứng dụng vào Toán và điện toán; Phát triển thuật toán; Dựng mô hình, giả lập, tạo nguyên mẫu; Phân tích, khám phám hình ảnh hóa dữ liệu; Đồ họa khoa học và kỹ thuật.
Trường đại học, cao đẳng tham gia sản xuất thiết bị chống Covid-19
Các đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công Thương đã nỗ lực, sản xuất nhiều thiết bị thiết yếu trong công tác phòng chống Covid-19 như máy trợ thở, buồng khử khuẩn...
Sản phẩm máy trợ thở của Đại học Điện lực được sản xuất dựa theo thiết kế mẫu của các cơ sở nghiên cứu và nhà khoa học trên thế giới, với mục đích vì cộng đồng, phi lợi nhuận. Máy đáp ứng những tính năng cơ bản để hỗ trợ thở cho bệnh nhân mắc Covid-19 và các bệnh nhân cần hỗ trợ khác.
Trong khi đó, Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng trao tặng 50 máy phun dung dịch sát khuẩn tự động tự sản xuất cho UBND TP Uông Bí và UB MTTQ tỉnh Quảng Ninh. Loại máy này đang được triển khai hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và giải pháp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ninh.
Đồng thời, nhà trường cũng đã sản xuất được buồng đo thân nhiệt không chạm và buồng khử khuẩn toàn thân không gây ướt quần áo.
Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng trao tặng máy phun dung dịch sát khuẩn tự động cho UB MTTQ tỉnh Quảng Ninh.
Đóng góp trong công tác phòng chống dịch Covid-19, các đại học, cao đẳng khác thuộc Bộ Công Thương cũng tích cực chuyển giao giảng đường, ký túc xá làm trung tâm cách ly, như Đại học Công nghiệp Hà Nội (cơ sở Hà Nội), Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (cơ sở TP.HCM và Trà Vinh), Cao đẳng Công Thương Thái Nguyên (cơ sở Hà Tĩnh), Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp (cơ sở 2), Cao đẳng Công nghiệp Nam Định và Cao đẳng Cơ khí luyện kim (Thái Nguyên).
Trong khi đó, Cao đẳng Công nghiệp Huế phát 7 tấn gạo miễn phí cho người nghèo tại địa phương, còn Cao đẳng Công Thương miền Trung thiết kế và lắp đặt miễn phí 2 máy ATM gạo cho người nghèo theo đặt hàng của UBND tỉnh Phú Yên.
Trước đó, chiều 19/3, các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương đã ủng hộ 562 triệu đồng vào quỹ phòng chống dịch Covid-19 tại UBTƯ MTTQ Việt Nam.
Lan Anh
Đại học Quy Nhơn chế tạo máy rửa tay sát khuẩn và máy đo thân nhiệt Máy đo thân nhiệt không tiếp xúc được thực hiện từ ý tưởng ban đầu của GS,TSKH Bùi Văn Ga và được cải tiến theo ý tưởng độc lập của các giảng viên trong khoa tham gia thiết kế. Chiều 12-4, trao đổi với phóng viên Nhân Dân điện tử, PGS,TS Huỳnh Đức Hoàn, Trưởng khoa Kỹ thuật và Công nghệ Trường đại...