Hai cuộc sống đối lập tại Ukraine khi nguy cơ xung đột leo thang
Trong bối cảnh phương Tây cảnh báo về một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine, nhiều người Ukraine đã tham gia các cuộc diễn tập quân sự để chuẩn bị cho chiến tranh.
Trong khi đó, tại nhiều khu vực khác, cuộc sống vẫn diễn ra như bình thường.
Binh sĩ trầm ngâm hút thuốc tại khu vực biên giới Ukraine. Ảnh: AP
Mối quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây đã leo thang căng thẳng, khi Mỹ và NATO liên tục cho rằng có khả năng Nga sẽ triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không đe dọa bất cứ quốc gia nào.
Dù vậy, nhiều người dân Ukraine vẫn lo lắng về việc Nga tăng cường hiện diện quân sự ở gần biên giới nước này. Họ đã tham gia các cuộc huấn luyện quân sự để chuẩn bị cho chiến tranh, như cách dùng súng trường tự động hoặc tổ chức đội hình.
Người dân tập luyện cùngcác thành viên của Quân đoàn Gruzia, một đơn vị bán quân sự chủ yếu do các tình nguyện viên Gruzia thành lập để đối đầu với lực lượng Nga ở Ukraine năm 2014.
Một khóa huấn luyện sử dụng vũ khí dành cho dân thường tại Kiev, Ukraine.
Video đang HOT
Trong khi đó, tình hình dọc biên giới miền đông Ukraine đã trở nên xấu đi nhiều từ sáng 17/2. Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) và Donetsk (DPR) tự xưng đã báo cáo về một số cuộc pháo kích dữ dội nhất của lực lượng Kiev trong những tháng gần đây. Các cuộc pháo kích đã làm hư hại một số cơ sở dân sự. Về phần mình, phía chính phủ Ukraine cũng cáo buộc các lực lượng đòi độc lập vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Trong ảnh: quân nhân Ukraine bắn vũ khí chống tăng trong cuộc tập trận ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine.
Binh sĩ Ukraine đứng bên một ngôi nhà đã bị phá hủy gần ngôi làng tiền tuyến Krymske, vùng Luhansk, miền đông Ukraine.
Trong những giây phút nghỉ ngơi, các quân nhân Ukraine cùng Tiểu đoàn Phòng thủ 34 nhảy múa vui vẻ gần ngồi làng tiền tuyến Krymske, vùng Lugansk, miền đông Ukraine, hôm 19/2.
Các binh sĩ quân đội Ukraine chụp ảnh kỷ niệm Ngày đoàn kết tại Odessa, Ukraine, hôm 16/2.
Người dân chờ xe buýt tại một điểm dừng ở Odessa, Ukraine.
Bên trong một chiếc xe buýt sơ tán khỏi thành phố Donetsk hôm 18/2. Các đoàn xe chở người di tản ở miền đông Ukraine những ngày qua liên tục nối đuôi nhau lên đường sang Nga.
Người dân từ Donetsk, khu vực do lực lượng đòi độc lập kiểm soát ở miền đông Ukraine, điền hồ sơ sau khi sơ tán tới vùng Rostov, Nga, hôm 20/2.
Song trái ngược với khung cảnh hỗn loạn tại chiến tuyến miền đông, một số người dân Ukraine vẫn hoài nghi về cảnh báo của phương Tây. Họ không tin rằng cuộc sống của mình sẽ bị gián đoạn bởi hành động quân sự từ phía Nga, mà sẽ vẫn tiếp diễn như bình thường.
Một phụ nữ cao tuổi khất thực ngồi bên vệ đường nhìn các sĩ quan cảnh sát Ukraine diễu hành ở Odessa hôm 20/2. Hàng nghìn người ở Odessa cùng ngày kéo xuống đường phố diễu hành để thể hiện tinh thần đoàn kết.
Cặp đôi Alexandra Tabashnenko, 27 tuổi và Pavel Tabashnenko, 33 tuổi, cùng đi dạo sau khi kết hôn ở Odessa, Ukraine, hôm 18/2.
Tổng thống Nga: Tình hình tại miền Đông Ukraine đang xấu đi
Ngày 18/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đánh giá về tình hình tại miền Đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Moskva, Tổng thống Putin nêu rõ "(chúng tôi nhận thấy) tình hình đang xấu đi" ở miền Đông Ukraine. Theo ông, phương Tây và đồng minh "chưa sẵn sàng xem xét nghiêm túc các đề xuất an ninh then chốt".
Tổng thống Nga cho biết đã gợi ý giới chức Ukraine đàm phán với các lực lượng ở miền Đông nước này, đồng thời kêu gọi việc thực thi thỏa thuận Minsk. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các yêu cầu an ninh, song cả Mỹ và tổ chức này đều chưa sẵn sàng giải quyết các quan ngại chính của Moskva.
Về phần mình, Tổng thống Lukashenko cho rằng phương Tây đã "thổi phồng" nguy cơ quân sự - chính trị và nỗ lực này dường như đã "không thành công trong hiệp đấu đầu tiên". Theo ông, hiện các nước phương Tây đang bắt đầu "hiệp thứ 2", khiến cả thế giới lo ngại khi cho rằng Ukraine sẽ bị tấn công. Tổng thống Lukashenko khẳng định cả giới chức Nga và Belarus đều "không có những kế hoạch (này)" khi thảo luận với nhau.
Trước đó, Điện Kremlin đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về xung đột gia tăng tại khu vực miền Đông Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nêu rõ những gì đang diễn ra tại Donbass là những thông tin rất quan ngại và có thể là rất nguy hiểm.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi khu vực Donbass xảy ra xung đột ngày 17/2 được đánh giá nghiêm trọng nhất kể từ năm 2015 đến nay. Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết các nhà quan sát thuộc Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đã ghi nhận 80 vụ vi phạm lệnh ngừng bắn tại đường ranh giới giữa Nga và Ukraine đến sáng 18/2.
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đánh giá tình hình tại Ukraine vẫn rất đáng quan ngại và ông đã tiếp nhận thông tin về việc có thương vong
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã thảo luận các vấn đề an ninh quốc tế. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ tại cuộc điện đàm, hai bên đã thảo luận các vấn đề chính liên quan an ninh quốc tế cùng quan tâm, trong đó có tình hình Ukraine.
Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg bên lề Hội nghị An ninh Munich đang diễn ra tại Đức. Tại cuộc gặp, bà Harris nhấn mạnh cam kết của Mỹ với NATO.
Trong những tuần gần đây, Nga đã tiến hành các cuộc tập trận gần khu vực biên giới với Ukraine, song phía Moskva khẳng định các cuộc tập trận này đơn thuần chỉ mang tính phòng thủ và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào. Bất chấp những tuyên bố của Nga về việc đang di chuyển lực lượng ra khỏi biên giới Ukraine, Mỹ và NATO cho rằng Moskva vẫn tăng cường bố trí quân và có khả năng triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phương Tây cũng có những hoạt động điều chuyển binh sĩ và khí tài quân sự tại khu vực.
Phía Moskva luôn bác bỏ các cáo buộc trên, đồng thời khẳng định đây là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ. Nga cũng cho rằng việc NATO tìm cách mở rộng về phía Đông, trong đó có việc kết nạp Ukraine cũng như đưa vũ khí vào lãnh thổ nước này, đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Moskva. Bên cạnh đó, tuần này, Nga cũng đề nghị Mỹ rút toàn bộ quân khỏi khu vực Trung và Đông Âu.
WHO cảnh báo làn sóng lây nhiễm mới đe dọa Đông Âu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang dịch chuyển sang khu vực Đông Âu, đồng thời hối thúc các nước đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cùng các biện pháp khác. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Kommunarka, Nga. Ảnh:...